Khoảng cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng dựa trên tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho Cách mạng đã đề ra chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị khẳng định “cả năm 1975 là thời cơ” và xác định rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì ngay lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam”.
Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng kết thúc với thắng lợi thuộc về quân ta, Bộ Chính trị đã xác định đây chính là thời cơ chiến lược để quân ta hoàn toàn có thể hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Do đó, Bộ Chính trị đã ra quyết định phải tập trung lực lượng nhanh nhất cùng binh khí kỹ thuật, vật chất trước mùa mưa, đặt tên cho chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 26/4 vào lúc 17 quân ta bắt đầu chiến dịch. Năm cánh quân của ta vượt qua tuyến phòng thủ của địch và tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. Vào 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng bộ binh tiến vào Dinh Độc Lập, bắt giữ toàn bộ Nội các của Sài Gòn, khiến Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã chứng minh trí tuệ, tài thao lược của Đảng ta trong việc lãnh đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh được tinh thần quật khởi, tự lực, tự cường của người dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi 30.4 là ngày gì cũng như ý nghĩa lịch sử của ngày này. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.