1. Đền Bà Chúa Kho ở đâu? Bà Chúa Kho là ai?
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ với những đường nét chạm khắc công phu. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình – Chùa – Đền đã được nhà nước công nhận. Không chỉ là di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi dịp lễ hội hàng năm.
Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ quê làng Quả Cảm, nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.
Sau này Bà trở thành Hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của Bà, nhà vua đã phong Bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập Đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.
Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước công nhận là di tich văn hoá cấp Quốc gia, từ đó cho đến nay, tín ngưỡng cầu tài cầu lộc tại đền Bà Chúa Kho phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nơi đây ngày một tăng lên, lượng khách đến hành hương tại đền Bà Chúa Kho cũng nhộn nhịp không kém. Họ đến đây trong sự ngưỡng vọng với một vị thần Mẫu đã có công lớn trong lịch sử dân tộc.
2. Lịch sử hình thành và phát triển Đền Bà Chúa Kho:
Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, giặc phương Bắc kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất hùng mạnh, lại có nội ứng là tù trưởng Cao Bằng tên Lục Đinh. Từ núi Nghĩa Lĩnh, gần ngã ba sông Việt Trì nhà vua xuất quân đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát. Nơi đây có địa hình thuận lợi cho cả phòng giặc và đánh giặc.
Tại làng quê thanh bình Quả Cảm có người con gái vừa xinh đẹp, nết na vừa giỏi giang, khéo léo. Người con gái đó không chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn biết tổ chức sắp xếp các công việc sản xuất, tích trữ lương thực, thực phẩm, giúp dân chống đói, giúp quân chống giặc. Một lần hành quân qua làng Quả Cảm, vua Lý đã đem lòng cảm mến người con gái tài sắc vẹn toàn đó, và đưa bà vào cung làm hoàng hậu.
Vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ – 1077 nước ta chính thức bị quân Tống kéo quân sang xâm lược. Toàn dân được Lý Thường Kiệt lãnh đạo để kháng chiến chống lại quân Tống hung ác. Và chính tại ngôi làng của Bà – làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… đã được chủ quân lựa chọn làm nơi đặt lương thực.
Bà đã tự mình cai quản, chỉ đạo, sắp xếp, sản xuất, tiếp tế lương thực cho quân đội tại kho lương ở chiến tuyến quan trọng tại Sông Như Nguyệt. Cũng như đảm bảo lương thực đời sống cho người dân nơi đây. Trong quá trình hoạt động, khi cuộc chiến gần như đã chiến thắng thì bà bị quân giặc giết chết trong một lần đi tiếp tế cho dân. Cảm kích trước tấm lòng của bà, vùa Trần đã phong bà làm Phúc thần phường Võ Trại, cho dân xây dựng đền thờ cúng.
Người dân cũng thương nhớ và biết ơn Bà nên đã lập đền thờ tại chính kho lương cũ ở núi Kho và đặt tên cho đền thờ là đền Bà Chúa Kho. Để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn mà nhân dân nơi đây dành cho Bà Chúa Kho.
3. Kiến trúc đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh):
Thời nhà Trần khi ngôi đền mới được xây dựng, tổng diện lúc bấy giờ vào khoảng 10.000m2 nhưng nay đã bị lấn chiếm nhiều chỉ còn hơn 1700m2. Lúc chiến tranh bị thực dân Pháp phá hủy. Năm 1998, đền được cho xây dựng và tu sửa lại những vẫn giữ được nét kiến trúc cổ vốn có với những nét trạm trổ hoa văn tinh xảo. Các hạng mục trong ngôi đình được phân bố khoa học, có chiều sâu. Được xây dựng lại theo lối kiến trúc ban đầu nên ngôi đền vẫn giữ lại được nét đẹp tâm linh. Hầu như bom đạn trong chiến tranh đã khiến cổng Tam Quan bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn vết tích của 4 viên đá xanh cỡ lớn.
Các hạng mục kiến trúc của ngôi đình được trạm trổ tinh xảo với các hình thù như: hổ phù, phượng vũ, mây, cá chép hóa rồng…. Nằm bên cạnh tòa đại đình là 2 di tích kiến trúc cổ cuối thế kỉ XIX vẫn còn lưu giữ được đến bây giờ chính là 2 tòa nhà tả mạc và hữu mạc. Được xây theo kiểu đầu hồi bít đốc, phần mái được đỡ bởi các trụ vuông. Các họa tiết trang trí hoa lá, rồng mây cho cột trụ cũng rất tinh xảo. Nơi đốt vàng mã được người dân để ở đằng sau nhà tả mạc để hàng năm đốt vàng mã khi đến lễ rước Bà Chúa Kho. Nét kiến trúc tâm linh thể hiện rõ nét nhất chính là 2 con nghê quay đầu vào nhau trên đỉnh trụ.
Xung quanh hồ và đình được trồng nhiều cây xanh, giữa hồ đặt hòn non bộ tạo nên cảnh vật phong thủy xung quanh ngôi đền. Trong ngôi đền còn có một vài dấu tích cổ như bãi ngữa, khu sọt cỏ tương truyền rằng xưa kia đó là nơi Bà Chúa Kho cho ngựa ăn.
4. Lễ hội đền Bà Chúa Kho:
Hàng năm, tuy 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa, thì dòng người lại đổ về đây nườm nượp.
– Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt… Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì ngôi đền này vẫn trụ vững”.
Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.
Trong dịp lễ hội, xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn.
5. Kinh nghiệm đi lễ hội đền Bà Chúa Kho:
Cách sắm lễ khi đến Đền Bà Chúa Kho
Khi đến Đền Bà Chúa Kho thì sắm lễ nhiều, ít hay sang, mọn không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của mỗi người.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
- Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà,
- Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Cách thức hạ lễ khi đi đến Đền Bà Chúa Kho
Sau khi kết thúc việc dâng lễ, khấn ở các ban thờ thì trong khi đợi hết một tuần nhang, người dân có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự đền Bà Chúa Kho.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hóa vàng để hóa.
Hóa sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.