Đã từ lâu nhân dân ta vẫn truyền tai nhau câu thơ:
“Ai về Nông Cống Tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”
Câu thơ nói về người nữ tướng Triệu Thị Trinh hay cũng được gọi là Bà Triệu
Triệu Thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 năm 226. Nhằm năm Bính Ngọ, tại quận Cửu Chân, anh trai là Triệu Quốc Đạt – Một huyện lệnh có tiếng trong vùng – vợ Triệu Quốc Đạt là Đinh Nữ Vỹ. Năm Triệu Thị Trinh 18 tuổi, em trai Đinh Nữ Vỹ là Đinh Vạn Ứng đến hỏi Triệu Thị Trinh làm vợ, Triệu Thị Trinh trả lời:
“Tôi muốn cởi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cà Kình ở biển đông, đánh đuổi quân Ngô dành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ đâu làm tùy thiếp cho người khác” . Chị dâu Đinh Nữ Vỹ rất tức Triệu Thị Trinh, nhân lúc Triệu Quốc Đạt đi vắng; Đinh Nữ Vỹ đến báo với quân Ngô đến bắt Triệu Thị Trinh ; quân Ngô đến bắt, Triệu Thị Trinh rút gươm chém chết chị dâu và chém hết quân Ngô; sau đó biết quân Ngô sẽ trả thù, Triệu Thị Trinh bỏ vào núi rừng Ngàn Nưa để tránh nạn. Triệu Quốc Đạt trở về nghe tin rất dận vợ, tự trách mình không phòng xa để đến nổi này, ông đi vào rừng Ngàn Nưa để tìm em gái, Triệu Thị Trinh nói rằng: “Người trong nước đang rơi vào hang hùm, nọc rắn, chí làm trai như anh chẳng ra tay cứu vớt, há chẳng hổ thẹn với tiền nhân ” .
Triệu Thị Trinh và anh trai Triệu Quốc Đạt ra tay chiêu mộ tướng sỹ. Một đêm voi trắng một ngà đang phá phách ở cánh đồng thuộc làng Tứ Nê, nay là thuộc xã Trung Thành huyện Nông Cống.
Với sự mạnh mẽ, tài năng của Triệu Thị Trinh mới 19 tuổi, cầm búa nhảy hẳn lên lưng Voi rừng, cô dùng chiếc búa, tay đánh mạnh vào đầu Voi, Voi gầm lên vang trời và dùng vòi quấn địch thủ trên đầu mình, cô Trinh nhanh nhẹn né tránh và bồi những nhát búa vào điểm xung yếu, Voi đành chịu phép từ từ quỳ xuống, đưa cặp mắt hiền từ, diệu dàng chịu phép, khi cô Trinh từ trên mình Voi bước xuống, cô Trinh cầm búa đi trước, Voi ngoan ngoãn đi sau, trong tiếng reo hò của quân sĩ, tiếng cô Trinh vang khắp trong vùng Cửu Chân, nay là đất Nông Cống ta .Tiếp theo đó hàng ngàn người xin đến theo nghĩa quân. Trong lịch sử Việt Nam có câu:
“Có bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị Voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót bà Vương”
Năm đó là năm 248, khắp nơi đến ủng hộ lương thực, vũ khí , áo giáp, tôn Triệu Quốc Đạt là chủ tướng, cô Trinh làm Nhụy Kiều tướng quân, mỗi khi ra trận cô Trinh thường mặc áo giáp màu vàng, khăn vàng, guốc ngà màu vàng, cởi Voi trắng trông rất hùng dũng, chiến đấu gan dạ, lại khéo động viên tướng sĩ, vì vậy quân đi đến đâu giặc thua đến đó, sau quân giặc Ngô cứ nhìn thấy Voi của bà đến đâu là giặc tan tác bảo nhau thỏo chạy .Giao chiến với quân Ngô đến trận 39 thì Triệu Quốc Đạt bị tử trận, ngay lúc đó cô Trinh lên thay anh làm chủ tướng đánh giặc Ngô và lập thành vùng Bồ Điện, hay Phú Điền, huyện Hậu Lộc – Thanh Húa, từ đó khí thế nghĩa quân càng mạnh. Nhằm phá thành Cửu Chân, trên đà thắng lợi Bà dẫn đại quân bao vây thành Giao Châu, quân Ngô thấy vậy tôn bà là Lê Hải Bà Vương, giặc Ngô đóng chặt cửa thành không giám đánh, cấp báo về Ngô xin viện trợ. Chúa Ngô nghe tin dật mình liền sai Lục Dận sang làm thư sử Giao châu, Lục Giận có rất nhiều mưu mẹo, đánh nhau với Bà Triệu hơn 70 mươi trận thì Lục Dận dùng mẹo cho quân lính không mặc quần áo ra trận. Bà Triệu thấy vậy không đánh, quay Voi về núi Tùng Lập (Quỳ bái trời đất) rồi bà rút gươm tự vẫn, nay là huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi bà Triệu mất thì Voi cũng không ăn và chết, ngay lúc đó quân giặc cũng mắc bệnh dịch lan truyền, Lục Dận cũng ốm trọc cả đầu rồi chết.
Bà Triệu khởi binh từ năm Bính Dần, tới năm Mậu Thìn thì mất, sự nghiệp chỉ 3 năm mà danh tiếng lưu truyền muôn thuở.
Vào thế kỷ 15, sứ giả Ngô Sỹ Liêm, viết vào lịch sử Việt Nam có nói đến Bà Triệu Thị Trinh có câu rằng:
“Tôi muốn cởi cơn sóng dữ, chém cà Kình ở biên đông, chứ nhất định không chịu khom lương uốn gối”.
Theo sử sách ghi lại ở Thanh Hóa có 2 ngọn núi nổi tiếng đó là Núi Nưa và Núi Tùng. Núi Nưa là nơi Bà khới nghĩa; Núi Tùng là nơi Bà hy sinh. Để tưởng nhớ công ơn bà, người dân Núi Nưa (nay thuộc các thôn Yên Dân và Đông Yên xã Trung Thành huyện Nông Cống Tỉnh Thanh Hóa) đã lập đền thờ Bà ngay tại chân núi có khoảng đất rộng là nơi Bà dấy binh khởi nghĩa.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử cũng như sự hủy hoại của thiên nhiên, đến nay di tích đã bị sửa chữa nhiều lần qua các thời kỳ. có 2 lần tôn tạo đáng chú ý là dấu môc năm 1991 được nhân dân thôn Đông Yên đóng góp xây dựng 1 gian chính tẩm bằng ngói. Nhưng sau 1 thời gian bị xuống cấp nghiêm trọng. đến năm 2014 nhận được sự hỗ trợ kinh phí trùng tu tôn tạo của tỉnh đã xây đựng gian thờ 3 gian khang trang như hiện tại. Mặc dù qua nhiều lần trùng tù tôn tạo song vị trí di tích vẫn không bị di chuyển. Cho đến nay, việc bảo vệ, quản lý và hương khói phụng thờ vẫn được nhân dân tiến hành theo thường lệ ngày sinh, ngày mất, lệ chính, lệ hàng tháng. UBND xã đã thành lập Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã để không ngừng công tác quản lý, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu.
Đặc biệt, hàng năm, vào ngày 22 tháng 2 âm lịch, nhân dân xã Trùng Thành nói chung và thôn Đông Yên lại tổ chức lễ hội Đền Bà Triệu để con cháu muôn đời luôn ghi nhớ công lao to lớn của Vị nữ tướng tài ba Triệu Thị Trinh và các bậc tiền nhân đó có công xây dựng đất nước.