Ngày nay, song song với việc người dân quan tâm chăm sóc sức khỏe của mình hơn thì cơ hội việc làm ngành Dược cũng đang vô cùng phát triển. Vậy liệu người dược sĩ cao đẳng có được mở quầy thuốc hay không? Nếu có thì cần đáp ứng được những yêu cầu gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
I. Phân biệt nhà thuốc và quầy thuốc
Về điểm giống nhau thì nhà thuốc hay quầy thuốc đều là cơ sở kinh doanh dược được cấp phép hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ đúng những quy định ngành Dược. Thêm vào đó, cả quầy thuốc và nhà thuốc đều được hưởng những ưu đãi theo pháp luật như được thông tin, tuyên truyền, quảng cáo thuốc đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cả hai đều không được phép kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Điểm khác nhau đầu tiên chính là ở người phụ trách chuyên môn. Riêng với quầy thuốc, người đó phải sở hữu một trong các văn bằng chuyên môn sau: bằng tốt nghiệp Đại học ngành dược (bằng dược sĩ), bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành dược hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp ngành dược. Đối với nhà thuốc, người đảm nhiệm chuyên môn là Dược sĩ Đại học (người có bằng dược sĩ)
Về địa bàn hoạt động, quầy thuốc được phép mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ được bán lẻ thuốc thành phẩm. Thêm vào đó, quầy thuốc không được thực hiện việc thay đổi thuốc trong đơn mà bác sĩ đã kê.
Với nhà thuốc, bạn được phép mở tại bất kỳ địa bàn nào và bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn. Thêm vào đó, người dược sĩ nhà thuốc còn được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn nếu được sự đồng ý của người mua.
Tin tuyển dụng, tuyển dược sĩ đại học có thể bạn quan tâm:
– Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang (có CCHN)
– Dược sĩ bán thuốc An Khang
II. Bằng Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc không?
Căn cứ theo khoản 1 điều 18 của Luật Dược sửa đổi, người chịu trách nhiệm về chuyên môn của nhà thuốc phải thuộc trình độ Dược sĩ Đại học trở lên và có kinh nghiệm thực hành ít nhất 2 năm tại các cơ sở chuyên môn về thuốc. Vì thế, nếu chỉ tốt nghiệp Cao đẳng dược thì bạn không thể mở nhà thuốc. Muốn thực hiện được điều này, bạn cần học liên thông lên Đại học Dược kết hợp với thực nghiệm tại các cơ sở chuyên môn trong vòng ít nhất 2 năm.
Theo điểm b,c,d khoản 4 điều 15 của Nghị định 79/2006/NĐ-CP thì những ai đã tốt nghiệp hệ đào tạo Trung cấp dược, Cao đẳng dược và có 2 năm thực nghiệm tại các cơ sở chuyên môn hợp pháp thì có điều kiện làm chủ quầy thuốc. Vì thế, khi sở hữu bằng Cao đẳng Dược, bạn không thể mở nhà thuốc nhưng có thể mở quầy thuốc, chỉ cần có đủ 2 năm kinh nghiệm như luật đã quy định. Bạn có thể kinh doanh quầy thuốc tại những khu ngoại thành, thị xã, huyện hay các tỉnh lẻ nơi bạn đang sinh sống. Vì dược sĩ sở hữu bằng Cao đẳng Dược không được phép kinh doanh quầy thuốc tại các thành phố lớn hay các khu tập trung đông dân cư.
Trong trường hợp bạn không có đủ tài chính và kinh nghiệm làm việc, quản lý, bạn có thể chọn cách ứng tuyển tại các nhà thuốc ở địa bàn, khu vực mình đang sinh sống để có thêm kinh nghiệm. Hiện tại, nhà thuốc An Khang – chuỗi nhà thuốc chuẩn GPP hiện đại lớn mạnh có mặt tại hơn 30 tỉnh thành Việt Nam. Hệ thống liên tục tuyển dụng nhiều vị trí dành cho sinh viên Dược mới ra trường, người có bằng Dược và đang tìm kiếm môi trường lớn để phát triển với thời gian linh hoạt, môi trường làm việc năng động, thoải mái, chế động lương thưởng hợp lý.
Tìm hiểu thêm tại: Tuyển dụng 3000 Dược sĩ An Khang 2022
III. Lưu ý quan trọng để mở quầy thuốc của Dược sĩ Cao đẳng
1. Những điều kiện, thủ tục để mở quầy thuốc
Để mở được quầy thuốc, bạn cần nắm rõ các quy định về người chịu trách nhiệm chuyên môn ngành Dược. Tại khoản 2 điều 33 và khoản 1 điều 18 Luật Dược 2016 có nêu rõ các quy định rằng người hoạt động tại vị trí này phải có 2 văn bằng chuyên môn:
– Bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành Dược
– Giấy chứng nhận 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Thêm vào đó, theo điểm d khoản 1 điều 33 Luật Dược 2016, bạn phải đảm bảo được rằng mình thực hiện đúng các quy định về việc mở quầy thuốc. Bao gồm việc có địa điểm, khu vực bảo quản, tài liệu chuyên môn, trang thiết bị bảo quản cùng đội ngũ nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. Đối với các quầy thuốc chuyên bán lẻ thuốc hay dược liệu, thuốc cổ truyền cần phải được tổ chức thực hiện theo quy định của điểm B khoản 2 điều 69 Luật Dược 2016.
Ngoài ra, nếu muốn mở quầy thuốc, bạn cần phải đảm bảo được những điều kiện sau:
– Có bằng cấp chuyên môn đủ yêu cầu.
– Có thời gian hành nghề đủ.
– Điều kiện về sức khỏe và năng lực hành vi dân sự.
– Có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp.
– Được UBND huyện hay Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Không vi phạm pháp pháp luật hay trong thời gian thi hành án khi hành nghề.
– Cam kết thực hiện đúng những điều khoản liên quan đến ngành dược.
– Chuẩn bị kinh phí với tổng số vốn ban đầu tối thiểu là 100 triệu đồng.
2. Những điều kiện cơ sở vật chất quầy thuốc
Ngoài những yêu cầu đối với người dược sĩ quầy thuốc, bạn còn phải đáp ứng được những quy định, tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất bao gồm:
– Quầy thuốc rộng trên 10 mét vuông với không gian sạch sẽ, thoáng đãng, cao ráo và luôn đảm bảo nhiệt độ ổn định dưới 30 độ C, độ ẩm dưới 75% để có thể bảo quản thuốc ở tình trạng tốt nhất.
– Địa điểm thuận tiện cho việc mua bán, giúp thu hút được nhiều khách hàng.
– Sở hữu đầy đủ các thiết bị cần thiết như túi đựng thuốc, khay đếm,… để việc bán thuốc trở nên nhanh chóng, tiện lợi cũng như tránh nhầm lẫn các loại thuốc với nhau.
– Trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phòng cháy, chữa cháy cho quầy thuốc theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn tối đa cho quầy thuốc cũng như những hộ dân xung quanh.
Xem thêm:
– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện
– Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3
– Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về việc liệu người sở hữu bằng cao đẳng dược sĩ có được mở quầy thuốc hay không. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người hơn nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết khác!