Cũng như bến xe Miền Tây, bến xe Miền Đông từ lâu đã là một trong những dấu ấn đặc trưng của Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên việc di dời bến xe Miền Đông đến một địa điểm mới không phải ai cũng biết và thông tin về vị trí, quy mô cũng như ngày dự kiến hoàn thành dự án bến xe Miền Đông mới này sẽ được chúng tôi tổng hợp lại ngay tại bài viết này, kính mời quý khách hàng theo dõi phần bài viết bên dưới.
Bến xe Miền Đông đang hoạt động
Vị trí bến xe đang hoạt động
Bến xe Miền Đông là bến xe lớn nhất Thành Phố Hồ Chí Minh về lượng khách mỗi năm và lượng xe hàng ngày, tại đây là đầu mối cho tất cả các chuyến xe khách đi và đến Thành Phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung, Miền Bắc hay các tỉnh lân cận thuộc miền Nam và Đông Nam bộ.
Địa chỉ hiện tại của bến xe này là 292 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Bến xe Miền Đông đang hoạt động có vị trí ngay cửa ngỏ khu Đông của TP Hồ Chí Minh, kết nối trực tiếp đường Quốc Lộ 13, Đinh Bộ Lĩnh, Cầu Bình Triệu, Phạm Văn Đồng cũng như các tuyến đường khác như Bạch Đằng, Điện Biên Phủ,…
Các vấn đề liên quan đến nơi đây
Khi nói đến Bến xe Miền Đông đang hoạt động chắc hẳn sẽ không khó để nêu ra các vấn đề gặp phải, điển hình là kẹt xe, mất vệ sinh, mất an ninh, quy hoạch dân cư xung quanh chưa đồng bộ,…
Những khó khăn trên đã và đang được cơ quan chức năng đưa ra phương án giải pháp, tuy nhiên theo định hướng dãn dân kèm theo định hướng đẩy các bến xe, nhà máy ra ngoại thành, thì bến xe Miền Đông cũng không ngoại trừ, và kế hoạch này đã được triển khai, dự án bến xe Miền Đông mới đã đi vào những giai đoạn cuối để đưa vào hoạt động.
Bến xe Miền Đông mới ở đâu
Bến xe Miền Đông mới có quy mô hơn 16 ha (160.370,2 m2) được xây dựng tại Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh( khoảng 12,3 ha) và 1 phần trên Phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, Bình Dương (3,7 ha). Nằm trên trục đường chính di chuyển là Xa Lộ Hà Nội và Quốc Lộ 1A.
Bến xe mới này có quy mô thế nào
Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017 với quy mô hơn 16 ha và vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó:
- Khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích 122.480m2 (chiếm 76,37%,).
- Khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng).
- Khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng).
- Khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Theo quy hoạch thì bến xe mới này sẽ có quy mô rộng gấp 3 lần bến xe hiện tại, có thể phục vụ 52.000 hành khách/ ngày kể cho dịp Lễ, Tết.
Bến xe cũng sẽ kết hợp sở hữu một các tiện ích như: trạm xăng nội bộ, bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa xe, khu trung chuyển, khu mua bán hàng hóa, thương mại,…Giai đoạn một của dự án bao gồm xây dựng nhà ga trung tâm, khu vực đậu xe, khu vực đón, trả khách, trạm xử lý nước thải, khu kỹ thuật.
Bến xe Miền Đông mới được thiết kế theo mô hình phát triển thành thị gắn sở hữu một vài đầu mối giao thông công cùng (Transit-Oriented Development – TOD), mô hình này rất phát triển trên thế giới, mô hình này tạo cho một vài khu vực thành thị sự tiện dụng trong tiếp cận hệ thống giao thông công cộng, phong phú hóa một vài vận hành tính năng cho người dân sử dụng.
Dự kiến cuối năm 2019 sẽ được đưa vào vận hành, khai thác bến xe này ở giai đoạn 1.
Việc di dời từ bến xe hiện hữu đang hoạt động ra bến xe mới dự kiến được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: di dời 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly từ 1.100 km trở lên (Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc).
- Giai đoạn 2 (sau một năm): di dời tiếp 85 tuyến vận tải hành khách cố định từ Thừa Thiên – Huế trở vào khu vực miền Trung, và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và tuyến liên vận quốc tế.
Bên cạnh đó còn có 3 công trình ảnh hưởng trực tiếp đến bến xe Miền Đông mới này đó là: Hoàn thành tuyến đường song hành Xa Lộ Hà Nội, hoàn thiện tuyến Metro số 1 và xây dựng xong 2 cây cầu vượt. Theo chúng tôi thì 3 công trình này ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định và vận hành của bến xe mới này.
Thông tin thêm về 2 cầu vượt mà chung tôi ghi nhận như sau( công trình này không nằm trong dự án Bến Xe Miền Đông mới):
- Cầu vượt thứ nhất là dự án cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính quốc lộ 1) nằm cạnh cầu vượt số 2 hiện hữu của nút giao thông Đại học Quốc gia Tp.HCM nhằm tổ chức cho các dòng xe từ hướng tỉnh Đồng Nai đi vào Bến xe Miền Đông mới.
- Cầu thứ hai là xây cầu vượt số 4 (cũng vượt tuyến chính quốc lộ 1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe Miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm Tp.HCM và đi tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó sẽ xây dựng đường chui trên phần đường song hành bên phải quốc lộ 1 (hướng Tp.HCM đi Đồng Nai) rộng 8m, dài 670m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai. Dự án cũng gồm xây dựng đường chui trên phần đường song hành bên trái quốc lộ 1 rộng 8m, dài 350m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Tp.HCM.
Hình ảnh bến xe trước ngay chính thức hoạt động 10/10/2020
Bến xe Miền Đông mới (quận 9) dự kiến hoạt động từ ngày 10/10/2020, phục vụ các tuyến cự ly 1.100 km trở lên, từ Quảng Trị trở ra phía Bắc. Bến xe mới nằm ở khu Đông TP HCM, cách Bến xe miền Đông cũ hơn 15 km, sau đây là một số hình ảnh từ bên ngoài vào trong của bến xe được xem là lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện tại.
Lộ trình tuyến chạy của bến xe Miền Đông mới (BXMĐ mới)
Theo Sở GTVT, trước mắt bến sẽ sử dụng khu vực nhà ga chính để tổ chức cho các loại hình xe khách và xe buýt trung chuyển hành khách. Từ các tỉnh phía Bắc ra vào BXMĐ mới, các xe lưu thông theo lộ trình: Từ BXMĐ mới đi ra các tỉnh phía Bắc (cổng F3), rẽ phải QL1. Từ các tỉnh phía Bắc đến BXMĐ mới: QL1 – đường song hành bờ Bắc – cầu vượt số 1 (nút giao thông ĐH Quốc gia) – quay đầu về đường song hành bờ Nam – BXMĐ mới (cổng F3).
Từ trung tâm TP ra vào BXMĐ mới (xe buýt trung chuyển) lưu thông theo lộ trình: BXMĐ mới (cổng phụ đường số 13) – đường Hoàng Hữu Nam – đường số 400 – đường song hành bờ Nam – cầu vượt số 2 (nút giao thông ĐH Quốc gia) – quay đầu về đường song hành bờ Bắc – trung tâm TP. Từ trung tâm TP đi vào BXMĐ mới: QL1 – đường song hành bờ Nam – BXMĐ mới (cổng F3).
Giá trị cốt lõi mà bến xe Miền Đông mới mang lại
- Giải quyết bài toán kẹt xe hiện tại ở Quốc Lộ 13 và Đinh Bộ Lĩnh.
- Kết nối và vận hành nhịp nhàng với tuyến Metro số 1.
- Giải quyết bài toán quá tải và quản lý, vận hành của bến xe cũ.
- Mô hình TOD cần phát huy hết công năng.
- Khi lượng xe tăng lên, cần có sự điều chỉnh kịp thời tránh để Xa Lộ Hà Nội và Quốc Lộ 1A lại trở lại kẹt xe.
- Công tác an ninh và vệ sinh môi trường phải được đảm bảo.
- Phát huy hết được vị trí tiềm năng mà bến xe có được.
- Bất động sản khu đông tiếp tục được quan tâm và gia tăng giá trị.
Trên đây là những thông tin cơ bản, được đội ngũ chúng tôi tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau (như zing.vn, Cafef.vn, vneconomy.vn, plo.vn, tuoitre.vn,…) để giúp quý khách hàng theo dõi thông tin một cách thuận tiện nhất.
Link hình ảnh tiến độ mới nhất trước ngày 10/10/2020 tham khảo tại: https://vnexpress.net/ben-trong-ben-xe-mien-dong-moi-4173014.html và https://tuoitre.vn/can-canh-ben-xe-mien-dong-moi-hien-dai-va-lon-nhat-nuoc-20201007153443495.htm
Xem thêm:
- Cầu Cát Lái | Những giá trị đi cùng