Bình Phước thuộc vùng miền Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội và có nhiều di tích lịch sử và địa điểm thăm quan du lịch nổi tiếng.
Mời bạn cùng theo dõi nội dung của bài viết dưới đây của công ty TNHH công nghệ và bất động sản Gia An để có những thông tin hữu ích nhất về vùng đất và con người Bình Phước.
Vị trí địa lý tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.880,6km2 đây là tích lớn nhết miền Nam. Phía đông của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía tây giáp Campuchia và tỉnh Tây Ninh, phía nam giáp tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp Campuchia và Đắk Nông.
Bình Phước cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121km theo đường quốc lộ 13 và 14. Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có 240km đường biên giới với Campuchia.
Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên nam trung bộ xuống đồng bằng tây nam bộ. Vì vậy địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng nhưng cao độ và độ dốc biến động lớn. ĐỊa hình của tỉnh gồm đồng bằng, bán đồng đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp. Tài nguyên đất chính của tỉnh là đất đỏ bazan, địa hình của tỉnh cao không vượt 200m.
Khí hậu của Bình Phước mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa mưa và màu khô rõ rệt. Mùa khô lượng mưa ít độ ẩm không khí giảm, thời tiết se lạnh đầu mùa thì thời tiết hơi khô nóng. Mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn, lượng mưa lớn thuận lợi cho cây cối phát triển.
Lịch sử hình thành tỉnh Bình Phước
Thời nhà Nguyễn Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa, đến giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc thì Bình Phước thuộc Sài Gòn. Năm 1889 thực dân Pháp tiếp tục đổi các tiểu khu thành các tỉnh, thì Bình Phước thuộc tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa.
Năm 1956 Việt Nam cộng hòa thiết lập một số tỉnh ở miền Nam, hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30 tháng 1 năm 1971 Trung ương cục miền Nam thành phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972 phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thước được thành lập.
Tỉnh Bình Phước có bao nhiêu đơn vị hành chính?
Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 1 thành phố Đồng Xoài; 2 thị xã Bình Long, Phước Long; 8 huyện là Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng.
Dân số tỉnh Bình Phước
Theo thống kê năm 2019 tỉnh Bình Phước có khoảng 994.679 người, trong đó dân thành thị chiếm 23,7%, dân ở nông thôn chiếm 76,3%. Mật độ dân số của tỉnh là 140 người/km2.
Bình Phước là vùng đất cao ráo, khí hậu điều hòa không có gió bão cực đoan, tỉnh gần với các trung tâm công nghiệp lớn. Vì vậy nhiều người dân ở các vùng trong cả nước đã chọn Bình Phước là nơi đến sinh sống, làm ăn, an cư lập nghiệp.
Hiện nay trên toàn tỉnh Bình Phước có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: dân tộc kinh, dân tộc Stieng, dân tộc Khmer, dân tộc Mnông, dân tộc Hoa, dân tộc Tày, dân tộc Nùng… trong đó dân tộc thiểu số đông nhất là dân tộc Stieng.
Bình Phước có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên nơi đây có rất nhiều lễ hội phong phú, làm đẹp thêm nét truyền thống văn hóa của miền đất đỏ bazan màu mỡ đó là:
- Lễ hội cầu mưa của người dân tộc S’Tiêng
- Lễ hội miếu Bà Rá từ ngày 1-4/3 âm lịch
- Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới)
- Lễ Tết Chol Chnăm Thmây tết cổ truyền của người Khmer
- Lễ giỗ tổ Hùng Vương
- Lễ hội đâm trâu mừng được mùa
- Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới của người S’tiêng
Bản đồ Hành chính tỉnh Bình Phước năm 2022
Bản đồ Bình Phước mới nhất
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Phước năm 2022
Bản đồ du lịch tỉnh Bình Phước
Giới thiệu những địa điểm du lich nổi tiếng của tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ. Vì vậy tỉnh có môi trường sinh thái, cảnh quan tiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn… đây chính là điều kiện thuận lợi để Bình Phước phát triển du lịch một cách toàn diện nhất.
Các địa điểm du lịch nổi bật của Bình Phước
- Hồ suối Lam thuộc khu vực xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước.
- Thác số 4 thuộc Quản Lợi, huyện Hớn Quản, Bình Phước.
- Hồ Sóc Xiêm thuộc khu vực thôn Lợi Hưng, huyện Hớn Quản, Bình Phước.
- Tràng cỏ Bàu Lạch thuộc khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Bình Phước.
- Khu vực bà Rá – Thác Mơ thuộc thị xã Phước Long, Bình Phước.
- Thác Dakmai thuộc khu vực thị xã Phước Long, Bình Phước.
- Thác Voi, thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Bình Phước.
- Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên, thuộc huyện Bù Đăng và huyện Đồng Phú, Bình Phước.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Bù Gia Mâp, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.
Những địa điểm du lịch mang tính lịch sử của Bình Phước
- Căn cứ quân ủy bộ chỉ huy các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam tại huyện Lộc Ninh.
- Sân bay quân sự Lộc Ninh tại huyện Lộc Ninh.
- Di tích lịch sử cách mạng ở Núi Bà Rá thị xã Phước Long.
- Nhà tù Bà Rá thời chống Pháp tại thị xã Phước Long.
- Nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ tại thị xã Phước Long.
- Sóc Bom Bo thuộc khu vực huyện Bù Đăng.
- Chùa Sóc Lớn thuộc xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh.
- Dinh tỉnh trưởng Bình Long thuộc F.Phú Đức, Tx Bình Long.
- Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định thuộc Thị xã Phước Long.
- Đình thần Hưng Long thuộc thị trấn Chơn Thành.
- Cụm kiến trúc cổ người Pháp thuộc huyện Lộc Ninh.
- Cầu Đaklung thuộc thị trấn Thác Mơ, Phước Long.
Như vậy bài viết đã giới thiệu một cách khái quát nhất về tỉnh Bình Phước, đồng thời cũng chia sẻ đến bạn những nét đẹp văn hóa của tỉnh. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về vùng đất và con người Bình Phước.