Từ lâu con trâu đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Hình ảnh con trâu giản dị, mộc mạc, chăm chỉ cũng là nguồn cảm hứng của thi ca nhạc họa. Nếu các bé đang có bài tập vẽ về con vật này hoặc muốn tự mình trổ tài thì học ngay cách vẽ con trâu đơn giản cute đáng yêu dưới đây nhé.
Những điều thú vị về con trâu
Trâu hay còn gọi trâu nước là loài động vật thuộc họ Trâu Bò (Bovidae), phân bộ Nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng (Cavicornes), bộ Guốc chẵn (Actiodactyla), lớp Thú có vú (Mammalia). Chúng sống đa số ở vùng Nam Á, Đông Nam Á, miền Bắc Australia. Trâu thuần dưỡng hay trâu nhà được nuôi phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ là ở Nam Mỹ, Bắc Phi.
Cách đây hơn 20 triệu năm, họ Trâu Bò đã xuất hiện. Trong đó, dạng bò sớm nhất như Eotragus với kích thước nhỏ tương tự như linh dương Gazelle ngày nay. Sau đó, số lượng loài họ Trâu Bò gia tăng mạnh khi chúng đã thích nghi tốt với môi trường đồng cỏ.
Số lượng lớn nhất loài Trâu thuộc về châu Phi. Tuy nhiên nếu xét về sự đa dạng thì trâu ở châu Á, Bắc Mỹ lại đa dạng hơn. Người ta cho rằng nhiều loài họ này đã tiến hóa ở châu Á nhưng không thể sống sót do sự săn bắt của loài người. Còn trâu ở châu Phi có nhiều triệu năm để thích nghi và phát triển dần trước thực trạng này.
Hình ảnh con trâu trong văn hóa của người Việt Nam
Dân ca vẫn truyền nhau câu thơ quen thuộc:
- “Trâu ơi ta bảo trâu này
- Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
- Cấy cày vốn nghiệp nông gia
- Ta đây trâu đấy ai mà quản công
- Bao giờ ngọn lúa còn bông
- Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Hình ảnh những con trâu trên cánh đồng xanh bát ngát hay đồng cỏ rộng mênh mông đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Không biết từ khi nào, con vật này xuất hiện trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Để rồi mỗi khi nhắc đến chúng ta lại thấy thân quen.
Ngoài ra, trâu còn gắn liền với lễ hội truyền thống như chọi trâu. Có lẽ nổi tiếng nhất chính là lễ hội chọi trâu Hải Phòng. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay, được Nhà nước công nhận một trong 15 lễ hội quốc gia. Bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hóa, tín ngưỡng mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Người ta vẫn truyền nhau câu nói:
- “Dù ai buôn đâu, bán đâu
- Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
- Dù ai bận rộn trăm bề
- Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”.
Tìm hiểu nguồn gốc của lễ hội, ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, người ta còn tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”. Chọi trâu không chỉ đơn thuần là “hai con trâu chọi” mà trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió. Vậy nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng và trang trọng, gắn kết tình cảm, ý thức cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Trong 12 con giáp, trâu được xem là con vật linh thiêng được dùng để tính tuổi, tính năm. Chúng còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Nhà thơ Giang Nam khi nhớ về kí ức tuổi thơ đã bồi hồi, thổn thức:
- “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
- Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
- Ai bảo chăn trâu là khổ
- Tôi mơ màng như chim hót trên cao”.
Tuy ngày nay đã có nhiều thiết bị hiện đại xuất hiện trên cánh đồng làng quê Việt Nam nhưng con trâu vẫn rất gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu là con vật không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ, sâu thẳm tâm hồn của người Việt, nhất là người xa quê.
>> Xem thêm: Con Trâu số mấy? Con số may mắn của con trâu theo phong thuỷ
Cách vẽ con trâu đơn giản
Con trâu trở thành hình ảnh quen thuộc khi vẽ về đề tài quê hương, nông thôn. Nếu đang cảm thấy khó khăn thì học ngay các bước vẽ con trâu đơn giản dưới đây nhé.
Bước 1: Vẽ mặt và miệng
– Trước tiên, bạn vẽ 1 vòng tròn lớn hơi gồ ghề.
– Sau đó vẽ thêm 2 vòng tròn khác. Đây chính là phần mặt và miệng của con trâu.
Bước 2: Vẽ thêm phần mặt
– Bạn vẽ thêm 2 hình tròn nhỏ phía trên để làm tai.
– Tiếp đến vẽ thêm 1 nhánh nhỏ hình chiếc lá phía bên trái để trông thật hơn nhé.
Bước 3: Hoàn thiện phần mặt
– Bạn vẽ thêm 2 chiếc sừng và chuốt lại phần mặt cho đẹp hơn.
– Vẽ thêm 1 đường để làm phần cổ.
Bước 4: Vẽ chân trâu
– Tiếp đến, bạn vẽ nền cho phần bàn chân và cẳng của trâu bằng những khối chữ D.
Bước 5: Vẽ thêm các nét
– Bạn vẽ những nét nối phần bàn chân và cẳng chân lại. Chú ý làm cẩn thận bước này để các nét không bị thô.
Bước 6: Hoàn thiện phần chân trâu
– Tương tự như bước 4, bạn vẽ thêm 2 hình khối chữ D để hoàn thiện nốt 2 chân còn lại.
Bước 7: Vẽ thêm các chi tiết
– Bạn dùng những nét vẽ để liên kết phần chân như ở bước 5. Sau đó nhấn nhá những chi tiết khác cho bức tranh được mềm mại hơn.
Bước 8: Vẽ mắt, mũi con trâu
– Giờ thì bạn hoàn thiện thêm mắt, mũi cho phần mặt hoàn chỉnh.
Bước 9: Hoàn thiện vẽ con trâu
– Bạn trau chuốt lại các nét vẽ cho bức tranh, xóa bỏ các chi tiết thừa.
– Cuối cùng, bạn tô màu theo ý thích nhé.
>> Xem thêm: Cách vẽ con chó đơn giản đẹp nhất
Cách vẽ con trâu cute ở châu Phi
Hơi khác so với con trâu ở châu Á, trâu thuộc vùng châu Phi có phần hoang dã hơn. Tuy nhìn cũng hiền lành, ngoan ngoãn nhưng khi gặp tình huống phát sinh, chúng sẽ trở nên nguy hiểm. Chúng là một phần của “Big Five” huyền thoại ở châu Phi bao gồm danh sách: sư tử, báo, voi, tê giác.
Nếu yêu thích những chú trâu to lớn, đồ sợ ở đây thì bạn có thể học ngay cách vẽ con trâu đơn giản dưới đây nhé.
Bước 1: Vẽ lưng, chân trâu
– Trước tiên, bạn hãy bắt đầu phác thảo cho phần lưng và chân của con trâu.
– Sử dụng 1 đường ngang hơi cong và hơi lởm chởm, gập ghềnh. Sau đó vẽ 1 đường thẳng đứng gập ghềnh khác cho chân đầu tiên của trâu.
Bước 2: Vẽ sừng đầu tiên và bụng trâu
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của con trâu ở châu Phi chính là cặp sừng lớn và độc đáo. Vậy nên hãy vẽ chiếc sừng đầu tiên trong cách vẽ con trâu.
– Sừng được kết nối với nhau tại 1 điểm trung tâm. Sau đó vẽ cái bên phải.
– Chiếc sừng có độ phồng tròn ở đỉnh. Tiếp đến cong xuống thành 1 đầu nhọn trước khi mọc lại.
– Vẽ 1 đường cong và mịn cho bụng trâu.
Bước 3: Vẽ sừng và mặt còn lại của con trâu
– Bạn vẽ tiếp chiếc sừng còn lại tương tự như chiếc sừng bên kia.
– Sau đó, bạn vẽ phần đầu bên dưới cái này. Đầu trâu có hình dáng khá vuông, mỗi bên mặt có hai mắt nhỏ.
– Tiếp đến, bạn có thể thêm nhiều đường dọc cho 2 chân. Rồi vẽ một phần đuôi cong ra bên trái với một lọn tóc ở cuối.
Bước 4: Vẽ tai và hoàn thiện chân sau
– Bạn vẽ phần đầu của đôi tai và hoàn thiện phần chân sau. Đối với tai, chỉ cần kéo dài một số đường cong nhẹ từ hai bên đầu.
– Sau đó, bạn hoàn thiện đường viền của chân sau và vẽ 2 chiếc đinh lớn ở chân chúng. Bạn cũng có thể vẽ các móng chân lớn của các chân còn lại và hoàn thành chúng trong bước tiếp theo.
Bước 5: Hoàn thiện mặt và chân trước
– Bạn vẽ thêm phần mặt, hoàn thiện các đường viền của chân trước.
– Có thể sử dụng hình dạng tròn cho mũi và nó sẽ khá lớn so với phần còn lại của khuôn mặt. Sau đó, bạn vẽ 1 đường tròn bên dưới mũi cho miệng.
– Tiếp đến, bạn hoàn thành đường viền của chân trước và dùng một đường sắc nét cho phần ngực giữa chúng.
– Sau đó, bạn hoàn thiện các chi tiết cho trau chuốt hơn.
Bước 6: Vẽ chi tiết cuối cùng
– Bạn vẽ thêm các chi tiết cho con trâu trông giống thật hơn.
– Xóa bớt những chi tiết thừa.
Bước 7: Hoàn thành vẽ con trâu
– Cuối cùng, bạn có thể tô màu con trâu theo sở thích nhé. Lưu ý là trâu thường có màu xám nên bạn kết hợp nhiều sắc độ xám với nhau nhé.
>> Xem thêm: Chó vào nhà là điềm gì? May mắn hay hạn? Cách xử lý khi chó vào nhà
Lưu ý khi vẽ con trâu
Con trâu là một loài động vật quen thuộc ở Việt Nam, là biểu tượng của sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ. Để vẽ được một bức tranh con trâu đẹp, cần lưu ý một số điểm sau:
- Hình dáng cơ thể: Con trâu có thân hình to lớn, khỏe mạnh, với phần đầu to, cổ ngắn, lưng cong, mông nở. Khi vẽ, cần chú ý đến tỉ lệ của các bộ phận trên cơ thể trâu.
- Đặc điểm của bộ lông: Lông trâu có màu đen hoặc nâu, mọc dài và rậm. Khi vẽ, cần chú ý đến độ dày, mỏng của lông và các đường nét của lông.
- Đặc điểm của các bộ phận khác: Con trâu có cặp sừng cong, cặp mắt to, chiếc mũi to và chiếc đuôi dài. Khi vẽ, cần chú ý đến hình dáng, kích thước và vị trí của các bộ phận này.
- Tư thế của con trâu: Con trâu có thể ở nhiều tư thế khác nhau, như đứng, nằm, gặm cỏ, kéo cày,… Khi vẽ, cần lựa chọn tư thế phù hợp với ý tưởng của bức tranh.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được 2 cách vẽ con trâu đơn giản cute đáng yêu nhất với các bước hướng dẫn cụ thể. Chỉ cần chịu khó một chút mọi người sẽ sớm có được một tác phẩm như ý nhé!