Cảng Vân Phong là dự án cảng tổng hợp quốc gia nằm trong vịnh Vân Phong, khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa. Ngay từ khi vừa thành lập, các nhà hoạch định đã đánh giá Cảng Vân Phong sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho việc xây dựng một cảng trung tâm. Chính vì thế, cảng nhận được nhiều sự quan tâm mạnh mẽ từ nhiều khách hàng và nhà đầu tư.
Sau đây, ALS sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc các thông tin quan trọng xoay quanh Cảng Vân Phong, Khánh Hòa.
Tổng quan về Cảng Vân Phong
Khu Nam Vân Phong được biết đến là vùng trung tâm công nghiệp, kinh tế trọng điểm nổi tiếng. Vùng hấp dẫn trực tiếp Cảng Quốc tế Nam Vân Phong chính là các khu công nghiệp và khu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Đi kèm với vùng hấp dẫn giáng tiếp của Cảng Vân Phong chính là cửa ngõ phục vụ gồm các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Nam Lào, Bắc Campuchia, Đắk Nông và các tỉnh Nam Trung Bộ.
Liền kề với Cảng Vân Phong chính là Khu công nghiệp Ninh Thủy và các tuyến đường vận tải hàng hóa ở vùng này gồm có QL 1A, QL 26, QL 27,… Khả năng liên kết vùng của cảng cũng vô cùng ấn tượng, cụ thể, từ cảng đến QL 1A chỉ 12 km, sân bay Cam Ranh 75 km, sân bay Tuy Hòa 85 km và Buôn Mê Thuột chỉ 145 km,…
Bắc Vân Phong nằm ở phía Bắc của khu kinh tế Vân Phong, thuộc Vịnh Vân Phong, lấy toàn bộ huyện Vạn Ninh, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những vịnh tự nhiên được đánh giá tốt nhất vùng Đông Á, mở cửa hướng ra Biển Đông, gần ngã ba các tuyến hàng hải, quan trọng nối giữa châu Âu – châu Á; có vị trí tâm điểm toả đến hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của khu vực, là điểm hội tụ của các cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quy hoạch đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong:
Theo Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (đơn vị tư vấn dự án), Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong có phạm vi nghiên cứu đến 2040, tầm nhìn đến 2050 có diện tích 150.000 ha, trong đó diện tích phần đất liền khoảng 70.000 ha, phần mặt nước khoảng 80.000 ha thuộc 2 huyện Ninh Hoà và Vạn Ninh…
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các ngành nghề trọng tâm được ưu tiên phát triển của khu vực này tại đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong là dịch vụ cảng biển trung chuyển container và logistics quốc tế, trung tâm thương mại – tài chính – du lịch và vui chơi giải trí có casino, công nghệ cao gắn với khu đô thị có y tế và giáo dục chất lượng cao…
Đánh giá tiềm năng khai thác của Cảng Vân Phong
Ông Huỳnh Vĩnh Phước – Tổng Giám đốc Công ty Cảng quốc tế Nam Vân Phong cho biết: Cảng Vân Phong chỉ mới đi vào khai thác được 1 năm và phải chịu tác động của đại dịch COVID-19 nhưng tính đến giữa tháng 12/2021, sản lượng thông qua cảng đạt mốc 750.000 tấn hàng, vượt kế hoạch năm đến 50%. Trong đó, số lượng hàng hóa vận chuyển đến các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk,… hoặc có xuất xứ từ tỉnh Tây Nguyên chiếm hơn 70%.
Điển hình cụ thể nhất chính là toàn bộ thiết bị điện gió nhập khẩu của các dự án điện gió Trung Nam với công suất 400 MW tại Ea H’leo (Đắk Lắk), dự án điện gió Ia Pech công suất 100MW (Gia Lai), dự án điện gió Đắk Drung công suất 300 MW (Đắk Nông) và những dự án điện gió khác. Cùng với đó các mặt hàng như phân bón, xi măng,… đều được nhập hàng trực tiếp từ Cảng Vân Phong để xếp dỡ và vận chuyển lên Tây Nguyên.
Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, cà phê, tinh bột sắn, sắn lát, cà phê,.. tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đều được vận chuyển xuống tỉnh Khánh Hòa và xuất đi từ Cảng Vân Phong.
Nhận thấy được tiềm năng này, vào năm 2022, Cảng Vân Phong đã đề ra kế hoạch phát triển với sản lượng mục tiêu là 1,5 triệu tấn hàng và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị khai thác hiện đại khác cùng hệ thống thông tin quản lý số nhằm phục vụ khách hàng chu đáo hơn trong bối cảnh phát triển mới.
Được biết, hiện nay Dự án cao tốc Nha Trang – Buôn Mê Thuột cũng đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức đầu tư công. Dựa vào Quyết định số 1579/QĐ-TTg, ngày 22/9/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030. Vào năm 2050, cảng biển Khánh Hòa sẽ thuộc nhóm cảng số 3, quy hoạch thành cảng đặc biệt. Trong đó, khu bến cảng Vân Phong sẽ đảm nhiệm các chức năng sau:
- Phục vụ trực tiếp cho khu kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/ khí, hàng rời.
- Có bên tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, đón cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu rời trọng tải đến 300.000 tấn và tàu hàng lỏng/ khí trọng tải đến 150.000 tấn.
Quy hoạch Vân Phong và Cảng trung chuyển quốc tế
Dự kiến cuối tháng 9, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh sẽ thông qua 2 quy hoạch này để trình lên cấp cao hơn.
Đối với Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong ở phía bắc Vân Phong, ông Ninh cho rằng, mặc dù Cảng đã được quy hoạch, nhưng đến nay khu vực này quy hoạch tập trung cho phát triển du lịch; trong khi khu Nam Vân Phong đã có một số nhà máy, khu công nghiệp hiện hữu và có một số cảng biển tại đây. Vì vậy, đặt cảng trung chuyển quốc tế ở Bắc Vân Phong liệu có bị xung đột lợi ích với ngành du lịch. “Nếu không làm cảng nước sâu nữa thì phải có số liệu, đánh giá, lập luận thuyết phục”, ông Ninh đặt vấn đề và đề nghị đơn vị tư vấn giúp tỉnh giải bài toán này.
Theo Công ty TNHH Mckinsey & Company Việt Nam đã báo cáo, quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050 chia làm 4 khu vực chính, cụ thể: Khu kinh tế Vân Phong có mục tiêu chính vừa là điểm đến du lịch nguyên vẹn, cao cấp vừa là trung tâm nghiên cứu và phát triển biển vượt trội, trung tâm công nghiệp nhẹ và năng lượng.
Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi giúp cho Cảng Vân Phong đẩy mạnh được vai trò trở thành trung tâm logistics nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển. Trở thành động lực phát triển và cụ thể hóa cho chương trình phát triển cho khu vực và hai tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk trong tương lai. Mong rằng với những thông tin trên cũng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về Cảng Vân Phong, Khánh Hòa.