Câu khiến là gì
Câu khiến là một nội dung quan trọng trong chương trình Luyện từ và câu của lớp 4. Vậy câu khiến là gì? Đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến?… Vietjack sẽ giúp các con học sinh thân yêu giải đáp những băn khoăn trên nhé!
Câu khiến là gì?
– Khái niệm: Câu khiến (câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn ,… của người nói, người viết với người khác.
– Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
– Đặc điểm câu khiến:
+ Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.
+ Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.
+ Có từ ngữ điều cầu khiến trong câu ví dụ như: ngay, nào, đừng, hãy, thôi…
+ Thông thường kết thúc câu bằng dấu chấm than để nhấn mạnh câu nói.
– Chức năng:
+ Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp.
Ví dụ:
– Cả lớp trật tự!
Đây là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh
– Hãy uống thuốc đúng giờ.
Đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ
– Mình đi ăn cơm đi!
Đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị
Ngoài ra, trong một số trường hợp giao tiếp, câu cầu khiến được tối giản chủ ngữ
– Mở cửa!
– Im lặng!
– Đi nhanh!
– Cách đặt câu cầu khiến:
+ Thêm từ hãyhoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước ĐT.
+ Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…vào cuối câu.
+ Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,…vào đầu câu.
– Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
– Bài tập minh họa
1. Tìm câu khiến trong những đoạn trích đã cho:
a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:
– Hãy gọi người hàng hành vào cho ta! b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!” c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua và nói:
– Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
d) Ông lão nghe xong, bảo rằng:
– Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Gợi ý:
– Con xét mỗi câu đó xem mục đích của người nói, người viết trong câu đó là gì? Nếu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… thì đó là câu khiến.
– Dấu hiệu nhận biết câu khiến: Cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Trả lời:
Các câu khiến:
a. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
b. Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé!
Đừng có nhảy lên boong tàu!
c. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
d. Con đi chặt đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
2. Tìm 3 câu khiến trong SGK của em
Gợi ý:
Con chủ động tìm kiếm và ghi lại.
Trả lời:
– Em hãy viết kết bài mở rộng cho bài tả cây tre ở quê em.
– Vào ngay! (trích từ Ga-vrốt ngoài chiến lũy)
– Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngon a-kay hỡi!
3. Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo)
Gợi ý:
– Nội dung: Yêu cầu, đề nghị, mong muốn một việc gì đó.
– Hình thức: Kết thúc câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Trả lời:
– Bạn giúp mình xin phép cô giáo cho mình nghỉ học hôm nay vì mình bị cảm nhé!
– Tối nay, chị giảng lại giúp em bài toán nhé!
– Thưa cô, cô có thể giảng lại phần vừa rồi được không ạ!
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:
- Câu kể Ai thế nào
- Cụm động từ là gì
- Danh từ là gì ? Chức năng, phân loại danh từ
- Dấu gạch ngang là gì ? Tác dụng của dấu gạch ngang
- Dấu gạch nối là gì
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3