6. Cầu Mồng Gà
Miền Tây Nam Bộ nuôi rất nhiều vịt. Nhưng kỳ lạ là hiếm có địa danh gắn với vịt mà lại liên quan đến gà nhiều hơn. Ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An có cây cầu Mồng Gà mà đến nay vẫn chưa ai biết nguồn gốc đặt tên từ đâu.
5. Cầu Cựa Gà
Thêm một cây cầu được đặt tên liên quan đến gà ở miền Tây Nam Bộ. Cầu này nằm trên quốc lộ 1A từ thị trấn Cái Nước về huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
4. Cầu Lòng Tong
Nhiều người miền Bắc sẽ không biết lòng tong ở đây có nghĩa là gì. Nhưng với người dân miền Nam thì nó rất quen thuộc. Lòng tong là loài cá nhỏ, có mặt khắp nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc người dân lấy tên nó đặt cho một cây cầu ở Cà Mau cũng là điều dễ hiểu, nhưng chắc chắn sẽ khiến một số người miền Bắc tò mò đi tìm hiểu ý nghĩa.
3. Cầu Rạch Chim
Tương tự cây cầu ở Kiên Giang, cầu Rạch Chim có cái tên rất dễ gây hiểu nhầm. Nó nằm ở huyện Nhà Bè, TP.HCM. Khi đi qua cầu, bất cứ ai cũng đều phải “ngẩn người” ra một lúc vì câu từ quá táo bạo.
2. Cầu Khe Bướm
Cây cầu này nằm ở xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì cái tên quá đặc biệt nên không ít người khi đi qua cây cầu đã phải nán lại chụp ảnh.
1. Cầu Xẻo Bướm
Chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ khiến ai nấy phải ngượng ngùng vì cây cầu này. Cầu Xẻo Bướm nằm ở xã Đông Thái, tỉnh Kiên Giang. Người dân nơi đây truyền tai nhau về câu chuyện gắn liền với tên cầu, cho biết mục đích của nó là nhắc nhở các cô gái đừng sa vào ăn chơi, hư hỏng.
Vùng này trước đây có một gia đình chỉ có cha và con gái. Cô gái đến tuổi mới lớn, thích sang bên kia cầu để chơi vì nó đông đúc và nhộn nhịp hơn. Cứ đêm đến cô con gái lại trốn cha sang bên kia cầu. Phát hiện ra, người cha tức giận cảnh cáo: “Mày còn sang đấy chơi nữa là tao sẽ xẻo *** mày”. Nghe xong cô gái run sợ mà không dám quay về nhà nữa. Người cha trông ngóng con ngày đêm rồi cũng qua đời.