Nếu như bạn hoặc người thân của mình đang tìm kiếm một loại thảo dược nhằm điều trị các bệnh về gan hoặc thanh lọc cơ thể thì An Xoa chính là bài thuốc hữu hiệu. Loại dược liệu này được các thầy thuốc sử dụng nhiều năm qua và mang đến hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên bạn đã biết cây An Xoa còn gọi là cây gì và đặc điểm của chúng như thế nào chưa? Mời các bạn xem qua bài viết sau để hiểu rõ về thảo dược quý này nhé.
Cây An Xoa Còn Gọi Là Cây Gì?
Các thầy thuốc thường gọi cây An Xoa là Tổ Kén Cái. Chúng mọc từng cụm và thuộc cây thân gỗ. Các nhà Khoa học đặt tên cho An Xoa là Helicteres Hirsuta Lour.
Loại thảo dược này được tìm thấy ở vùng núi vì chúng ưa ẩm với tán lá rộng. Sau đây là các đặc điểm chi tiết về cây An Xoa.
Đặc điểm cây An Xoa
Cây An Xoa khá dễ nhận biết với nhiều nét đặc trưng riêng. Bạn có thể nhận dạng cây này thông qua những mô tả chi tiết sau:
- Cây An Xoa thuộc giống thân gỗ và ưa mọc theo từng bụi. Chúng ưa mọc ở những nơi ẩm ướt và ít ánh nắng mặt trời. Loại cây này sống được nhiều năm với chiều cao lên đến 3 mét.
- Về đặc điểm của cây, mặt trên và dưới của lá thường có một lớp lông nhỏ bao phủ. Lá có màu xanh đậm ở trên và trắng nhạt ở dưới. Phiến lá to bằng bàn tay và có hình trái xoan.
- Hoa của An Xoa có màu tím và khá nhỏ mọc nhiều ở đuôi lá. Quả của cây An Xoa cũng có lớp lông dài bao phủ. Chúng có màu xanh khi còn non và chuyển dần sang nâu đen khi chín.
Phân loại cây An Xoa
Rất ít người biết được có bao nhiêu loại cây An Xoa trong tự nhiên. Hiện nay, các thầy thuốc đã phân An Xoa thành 2 loại là: An Xoa Tím và An Xoa Trắng. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 giống thảo dược trên nhé.
– Cây An Xoa Tím:
Đặc điểm: Cây An Xoa Tím thuộc cây thân gỗ nhỏ với phiến lá to và thon gọn. Lá của cây dày với nhiều răng cưa bao quanh. Phía dưới của lá có nhiều gân nổi. Đồng thời, khắp mặt lá có một lớp lông dày bao phủ. Hoa của An Xoa Tím thường mọc ở cuống lá và đậu quả sau đó. Quả An Xoa thon dài như bí ngòi với lớp lông mịn bao phủ. Nếu chạm tay vào có thể bị ngứa.
Màu sắc: Đặc trưng của cây An Xoa Tím chính là màu sắc của hoa. Hoa của cây có màu tím nhạt. Quả thì có màu xanh đậm khi còn non và ngả dần sang màu nâu khi chín. Bên trong quả An Xoa có chứa nhiều hạt nhỏ.
Mùi vị: Khi thu hái hoặc sắc nước, cây An Xoa thường tỏa ra mùi hương dịu nhẹ và thanh ngọt dễ uống.
– Cây An Xoa Trắng:
Hình dáng: Khác với cây An Xoa Tím, An Xoa Trắng to lớn hơn và cây có màu xanh đậm. Đồng thời, lá và quả của cây An Xoa Trắng cũng to hơn nhưng không có lớp lông mịn bao phủ.
Màu sắc: Cây An Xoa Trắng rất dễ nhận biết vì có các phiến hoa màu trắng. Bên cạnh đó, cây có màu xanh đặc trưng với quả giống với An Xoa Tím.
Mùi vị: Tuy cùng một giống nhưng An Xoa Trắng lại có vị trái ngược với An Xoa Tím. Khi sắc nước, An Xoa Trắng sẽ có mùi hăng, vị chát và đắng. Chúng khó uống hơn so với An Xoa Tím.
Cây an xoa mọc ở đâu?
Cây An Xoa được người dân tìm thấy gần biên giới campuchia và chúng thường mọc gần bờ suối hoặc các khu vực ẩm ướt. Sau này, các thầy thuốc đã gieo trồng tại các tỉnh vùng núi. Hiện nay, cây An Xoa đã có mặt hầu như khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và sơ chế
Ban đầu, rất ít người biết được công dụng của cây An Xoa và cho rằng chúng là cây dại. Sau khi các thầy lang và các chuyên gia nghiên cứu đã biết được các dược tính quan trọng điều trị bệnh của loại dược liệu này. Từ đó, An Xoa trở thành dược liệu quan trọng để làm thuốc.
Các bộ phận có thể dùng làm thuốc của cây An Xoa gồm có: Lá, Thân và Cành.
Cây An Xoa là loại thảo dược dễ trồng và ưa môi trường ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời. Mặc dù người dân có thể trồng và thu hái loại cây này quanh năm nhưng các nhà khoa học khuyến cáo người dân thu hái từ tháng 7 đến tháng 12. Lý do là bởi thời tiết se lạnh giúp cây giữ được nhiều dược chất nhất. Chính vì vậy, nhiều người đã chọn thời điểm trên để thu hoạch thuận lợi nhất.
Sơ chế: Cây và lá được chặt và băm nhỏ, phơi khô.
Sao vàng hạ thổ cây An Xoa
Sau khi thu hái cây An Xoa, người ta thường sao vàng hạ thổ loại thảo dược này vì nhiều nguyên nhân dưới đây.
Lý do sao vàng hạ thổ An Xoa: Cây An Xoa thường có lớp lông mịn phủ đều khắp lá và quả. Nếu như sử dụng người bệnh có thể bị ngứa rát cổ họng và cảm thấy khó chịu. Việc sao vàng hạ thổ sẽ giúp đốt cháy lớp lông trên lá và quả, từ đó bạn sẽ dễ sử dụng chúng hơn.
Cách sao vàng hạ thổ An Xoa:
Bước 1: Ngay khi thu hái về, bạn đem rửa sạch để loại bỏ bụi và đất bám. Sau đó phơi khô thảo dược trên.
Bước 2: Đun nóng chảo rồi cho các bộ phận An Xoa và đảo liên tục trong khoảng 20 phút. Đến khi vàng đều thì lấy xuống.
Bước 3: Sau khi sao vàng dược liệu An Xoa, bạn đổ chúng xuống nền sạch rồi úp chảo nóng trong khoảng 1 giờ.
Bước 4: Sau khi nguôi, bạn gom các thành phần dược liệu rồi đóng kín vào túi nilon.
Cách bảo quản: An Xoa cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp dễ sinh mốc làm thuốc bị hư, mất đi các dược chất quan trọng.
Thành phần dược chất quan trọng có trong cây An Xoa
Cây An Xoa được nhiều người biết đến với các tác dụng điều trị bệnh gan tuyệt vời. Vậy loại thảo dược này có những thành phần nào mà lại giúp ngăn chặn bệnh gan. Sau đây là các dược chất quan trọng có trong cây An Xoa:
- Alcaloid: Đây là dược chất quan trọng và rất hiếm mà cây An Xoa có được. Chất này có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Chúng rất hiệu quả trong việc ngăn chặn các khối u ở gan. Đây là chất thiên địch đối với các tế bào ung thư gan.
- Flavonoid: Dược chất này có nhiều trong cây An Xoa giúp chống lại quá trình oxy hóa đồng thời bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân tổn thương. Nếu bị niêm mạc, flavonoid giúp kháng viêm và tái tạo các tổn thương.
- Các enzyme và nhiều dược chất quý khác có trong cây An Xoa cũng hỗ trợ điều trị viêm gan và giúp cơ thể thanh lọc.
Đối tượng sử dụng An Xoa
Mặc dù là thảo dược tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng. Dược liệu An Xoa chỉ phát huy tốt nhất hiệu quả nếu được sử dụng cho các đối tượng phù hợp. Sau đây là các trường hợp có thể sử dụng cây An Xoa:
- Những người đau nhức xương khớp và thường xuyên mệt mỏi, biếng ăn.
- Bệnh nhân mắc phải bệnh về gan: Viêm gan A, B, C; ung thư gan, xơ gan
- Đối tượng nóng trong người và nổi mụn nhọt.
- Những ai thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác như cafe.
- Các bệnh nhân bị béo phì hoặc phụ nữ muốn giảm cân nhanh chóng và an toàn.
- Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ chập chờn, không ngon giấc.
- Các bệnh nhân viêm đại tràng cũng có thể dùng cây An Xoa.
Những ai không nên sử dụng cây An Xoa?
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng cây An Xoa để tránh ảnh hưởng đến bé. Đồng thời, bạn cũng không dùng cây An Xoa đối với trẻ em dưới 3 tuổi.
Cây dược liệu an xoa có tác dụng phụ không?
Cây An Xoa có thể điều trị nhiều căn bệnh tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc loại thảo dược này có tác dụng phụ sau khi sử dụng không?
Theo các nghiên cứu mới nhất, các dược chất có trong cây An Xoa đều rất lành tính, không gây nguy hiểm cho cơ thể và hoàn toàn tránh các tác dụng phụ. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng cây An Xoa trong thời gian lâu dài.
Lưu ý: Vì có tính năng thanh lọc và giải độc cho cơ thể nên trong khoảng 10 ngày đầu dùng thảo dược này, người bệnh có thể đi ngoài lỏng và nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy bồn chồn và cồn cào trong bụng. Tốt nhất là nên uống An Xoa sau bửa ăn khoảng 20 phút để hiệu quả nhất.
Tùy vào thể trạng, cơ địa của mỗi người mà tình trạng này kéo dài hoặc chỉ một thời gian ngắn sẽ hết. Khi cơ thể quen với thuốc, tình trạng sẽ được cải thiện. Người bệnh sẽ có cảm giác ăn ngon, ngủ khỏe, da dẻ hồng hào và triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Hình ảnh cây An Xoa
Sau đây là một số hình ảnh của cây thuốc an xoa trong tự nhiên:
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây An Xoa. Chắc hẳn bạn đã biết được các tên gọi khác của cây An Xoa và các đặc tính của cây. Nếu như mắc các bệnh về gan hoặc muốn thanh lọc cơ thể, bạn có thể tìm mua cây An Xoa để sắc nước uống nhé. Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh.