Chim Cánh cụt – một trong những loài chim đặc biệt nhất trên thế giới, cánh cụt và đi bằng chân. Đã bao giờ bạn tò mò xem chim Cánh cụt có tên tiếng Anh là gì, sống ở đâu, đặc điểm nhận biết thế nào và đẻ trứng hay đẻ con chưa? Cùng Mypet đi tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau nhé!
Chim Cánh cụt tên tiếng Anh là gì?
Chim Cánh cụt tiếng Anh là gì? Penguin là tên tiếng Anh của chim Cánh cụt, giống chim này thuộc họ Spheniscidae và được tìm thấy vào năm 1891 bởi Sharpe. Chim Cánh cụt thuộc họ nhà chim nước và không bay được, nhưng có thể bơi và lặn sâu dưới nước. Đối với những chú chim Cánh cụt nhỏ không thể lặn sâu và thường săn mồi ở nơi gần mặt nước.
Chim Cánh cụt sống ở đâu?
Vậy chim Cánh cụt sống ở đâu? Các loài chim Cánh cụt hiện nay chủ yếu đến từ khu vực Nam bán cầu như Nam Cực. Trong đó có một số loài được tìm thấy tại gần xích đạo hoặc Galápagos. Loài chim này thường sống theo bầy đàn lớn theo dõi vùng bờ biển. Tuy sinh sống thành từng đàn nhưng khi kiếm ăn chim Cánh cụt thường đi một mình. Đây là loài động vật có đặc điểm đặc trưng vùng Nam Cực lạnh giá. Trước thời kỳ sinh sản chim thường di cư để làm tổ tại các hang đá ở dọc bãi biển. Sau khi đẻ trứng chim mẹ sẽ ấp tại hang cho tới khi con nở.
Chim Cánh cụt thích nghi với môi trường nước và có màu sắc lông tương phản giúp chúng dễ dàng bơi lội. Con lớn nhất được gọi là chim Cánh cụt hoàng đế và con nhỏ nhất là chim Cánh cụt tiên (chim Cánh cụt xanh nhỏ). Con trưởng thành có chiều dài khoảng 1m1 và nặng 35kg. Tùy theo từng loại, có loài chỉ giao phối trong một mùa, nhưng có loài giao phối suốt trong cuộc đời. Giống chim này tạo ra bầy con được cả chim bố và chim mẹ chăm sóc. Một số loài con cái đẻ trứng ít khoảng 10 quả và ấp trong vòng 65 ngày. Sau mỗi lần ấp khối lượng sẽ giảm khoảng 50%.
Đặc điểm chim Cánh cụt thế nào?
Chim Cánh cụt có khả năng sống thích nghi rất tốt dưới nước, đôi cánh của chúng được xem như chân chèo khi bơi lội chứ không giống như các loài chim khác dùng để bay. Khi hoạt động trong môi trường nước chim rất nhanh nhẹn, bộ lông mượt cùng lớp không khí giúp chim bơi lội trong nước rất khỏe. Lớp lông khí còn giúp chim Cánh cụt có khả năng chịu lạnh tốt. Khi sinh sống ở trên cạn chúng thường dùng đuôi và cảnh để giữ thăng bằng khi di chuyển.
Các loài chim Cánh cụt hiện nay đều có màu trắng ở vùng bụng và sẫm ở lưng. Với đặc điểm này giúp chim lẩn trốn kẻ thù hiệu quả khi hoạt động dưới nước. Dưới môi trường nước chim Cánh cụt hoạt động với vận tốc 12km/h hoặc tới 25km/h. Tuy nhiên, Cánh cụt không có khả năng lặn sâu được và thường chỉ lặn được từ 1 – 2 phút để kiếm thức ăn. Riêng chỉ có chim Cánh cụt hoàng đế mới có khả năng lặn sâu tới 55m trong khoảng 20 – 25 phút.
- Đối với con trưởng thành có trọng lượng khoảng 1 – 35kg và chiều cao trung bình từ 40 – 100cm.
- Đầu chim thuôn dài và khá nhỏ.
- Mỏ rất nhọn và cứng.
- Thân hình to tròn, lưng hơi cong và bụng chảy xệ xuống.
- Dưới vai có đôi cánh nhưng không có lông và được tiến hóa giống như mái chèo của cá heo.
- Di chuyển bằng hai chân trên mặt đất giống như chân vịt khi bơi trong nước.
Thức ăn của chim Cánh cụt là gì?
Chim Cánh cụt ăn gì? Thức ăn của chim Cánh cụt là tôm, cá, mực, các loài nhuyễn thể và sinh vật biển. Nguồn thức ăn chính của chim bắt được khi bơi lội trong nước. Chim Cánh cụt thường dùng một nửa thời gian trong ngày để bơi lội dưới nước kiếm ăn và một nửa thời gian trên cạn.
Chim Cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con?
Đã bao giờ bạn thắc mắc chim Cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con chưa? Đây là loài chim đẻ trứng và không cố định thời gian sinh sản, chúng có thể đẻ vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Thời điểm sinh sản phổ biến nhất của chim Cánh cụt là từ tháng 4 – 6 và từ tháng 8 đến 12 Dương lịch hàng năm. Đây cũng là thời gian số lượng chim cánh cụt non nhiều nhất trong năm.
Trong mỗi lần sinh sản chim cái thường đẻ từ 2 – 3 trứng, sau đó được bố mẹ ấp khoảng 6 tuần là nở thành chim non. Sau khi được bố mẹ chăm sóc khoảng 12 – 13 tháng chim sẽ trưởng thành và sống cùng bố mẹ, bầy đàn. Ít ai biết rằng, Cánh cụt chính là loài chim chung thủy nhất và chỉ giao phối 1 lần khi ghép đôi. Trong trường hợp bạn tình bị ăn thịt hoặc chết, chúng sẽ chỉ sống một mình cho tới khi mất.
Chim Cánh cụt có bay được không?
Chim Cánh cụt có biết bay không? Vì chim đã được tiến hoàn để thích nghi với cả môi trường dưới nước và trên cạn nên chim Cánh cụt không thể bay được. Đôi chân của chúng có màng giống như chân vịt và cánh được tiến hóa thành vây có vai trò giống như mái chèo khi hoạt động dưới nước.
Cùng với thân hình nhiều mỡ và to béo nên Chim cánh cụt không bay được. Tuy nhiên, chúng có khả năng bơi rất nhanh và vô cùng điêu luyện, cùng với khả năng chịu lạnh tốt. Chim Cánh cụt có tuổi thọ cao với hơn 20 năm khi phù hợp với môi trường sống, đầy đủ thức ăn và không bị tấn công bởi kẻ thù, có những con sống tới 50 năm.
Chim Cánh cụt có lông không?
Chim Cánh cụt có lông và được bao phủ lên toàn bộ cơ thể của chúng. Dưới da chim Cánh cụt là lớp mỡ dày giúp chim có khả năng chịu giá rét tốt và đây cũng là đặc điểm giúp chim có khả năng thích nghi tốt với môi trường lạnh giá tại khu vực Nam Cực.
Vì sao chim Cánh cụt không sống ở Bắc Cực?
Nam Cực và Bắc Cực được biết đến là những nơi có khí hậu lạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chim Cánh cụt lại chỉ có thể sống được trong môi trường ở Nam Cực. Tại sao lại như vậy? Vì khoảng cách từ Nam Cực tới Bắc Cực rất xa, vì vậy chim Cánh cụt không thể di chuyển được giữa hai địa điểm này. Bên cạnh đó, khu vực Bắc cực có gấu trắng sinh sống, mà đây lại là kẻ thù của chim Cánh cụt. Một lý do mà chim Cánh cụt không sống ở Bắc Cực nữa đó là tại vì Nam Cực có rất nhiều đồ ăn và ít kẻ thù tấn công hơn.
Chim Cánh cụt khác với các loài chim khác thế nào?
Chim Cánh cụt có đặc điểm cơ thể giúp chúng thích nghi với môi trường trong nước. Khác với các loài chim biết bay, chim Cánh cụt có xương ức và các mấu xương khác trên cơ thể. Bả vai của chúng có bề mặt lớn hơn so với các loài chim khác để nâng cánh dễ dàng.
Phần cơ ngực của chim Cánh cụt phát triển và chiếm khoảng 30% toàn trọng lượng cơ thể. Có lẽ điều khác biệt rõ nhất giữa chim Cánh cụt và chim thường đó là mật độ xương. Nếu như các loài chim có xương hình ống để thuận tiện khi bay, thì chim Cánh cụt có xương như động vật có vú và không có khoang ở trong. Chim Cánh cụt cũng có bộ lông bao phủ khắp cơ thể.
Vì sao chim Cánh cụt không sợ lạnh?
Loài chim này thường xuyên tiếp xúc với môi trường khí hậu khắc nghiệt và nhiều nghiên cứu cho thấy chim Cánh cụt có đặc điểm thích nghi với thời tiết lạnh giá. Sở dĩ chim Cánh cụt có khả năng chịu giá rét tốt vì có lớp mỡ dày tới 2 – 3m, cùng 3 lớp lông ngắn không thấm nước ở khắp cơ thể. Đặc biệt, không khí trong các lớp lông vũ giúp chống lại khả năng mất nhiệt trong nước. Loài chim này cũng có khả năng truyền nhiệt tốt ở chân và vây, máu ở động mạch tỏa tới máu tĩnh mạch do đó giảm khả năng mất nhiệt.
Vì sao chim Cánh cụt lại đi lạch bạch?
Vì chúng có đôi chân quá ngắn và cần sản sinh ra lực nhanh so với cơ bắp để chuyển hoạt động tới đôi chân. Loài chim này tìm cách cân bằng cơ thể bằng cách đi lệch người sang hai bên và dáng đi lạch bạch giống như chuyển động của con lắc. Khi chim đi lệch người sang một bên sẽ giúp nâng trọng tâm của cơ thể. Cách di chuyển như vậy giúp chim tiết kiệm được năng lượng của cơ thể.
Những câu hỏi thường gặp về chim Cánh cụt
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chim Cánh cụt mà bạn có thể tham khảo:
Cách kiếm ăn của chim Cánh cụt thế nào? Chúng kiếm ăn bằng cách lặn sâu dưới biển để tìm kiếm các loài sinh vật biển, nhuyễn thể, cá biển…
Chim Cánh cụt cao bao nhiêu? Trong số 18 loài chim Cánh cụt, loài lớn nhất là chim Cánh cụt hoàng đế cao 110 – 120cm và nặng tới 46kg. Loài nhỏ nhất cao khoảng 30 – 45cm và nặng khoảng 1 – 2,5kg.
Chim Cánh cụt có đầu gối không? Câu trả lời là có, chim Cánh cụt có đầu gối và khi chụp X-quang bạn sẽ thấy rõ điều này.
Chim Cánh cụt giao phối bằng cách nào? Khi giao phối con cái nằm sấp để con đực trèo lên lưng.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chim Cánh cụt. Nếu bạn yêu thích các loài chim và động vật, đừng quên thường xuyên đón đọc những bài mới nhất từ Mypet để hiểu rõ hơn về các loài động vật trên thế giới nhé!