Gần 50% dân số thành thị Việt Nam bị mỡ máu cao. Mỡ máu cao (mỡ máu xấu, rối loạn lipid máu) là khi cholesterol xấu (LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai cùng tăng trong máu dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Do đó, thói quen xét nghiệm mỡ máu định kỳ giúp mỗi người biết được sức khỏe hiện tại của bản thân để kiểm soát và cải thiện sức khỏe. Vậy xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào, xét nghiệm mỡ máu ở đâu nhanh có kết quả?
Xét nghiệm mỡ máu là gì?
Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là một xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Xét nghiệm này rất quan trọng và được thực hiện thường quy nhằm xác định nguy cơ tích tụ chất béo (mảng) trong động mạch có thể dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch khắp cơ thể (xơ vữa động mạch).
Trong máu và dịch máu (huyết dịch) có rất nhiều thành phần khác nhau như: mỡ máu, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, các yếu tố đông máu, kháng thể, muối khoáng, nước… Mỡ máu (lipid máu) là cách gọi chung cho tất cả các loại mỡ có trong huyết dịch, mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau.
Phương pháp này giúp kiểm tra định lượng cholesterol toàn phần, đồng thời phân tích cụ thể từng loại mỡ máu như: Triglyceride, HDL-c (cholesterol tốt), LDL-c (cholesterol xấu)… trong máu. Cholesterol là chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt.
Cholesterol là thành phần quan trọng trong máu, có mặt trong các mô của cơ thể, tham gia vào cấu tạo một số hormone, cấu trúc màng tế bào, vận hành chức năng của não, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, dự trữ vitamin, tiền chất tạo vitamin D.
Vì cholesterol là chất mỡ không tan trong nước nên để di chuyển trong máu, buộc phải kết hợp với protein để “tự do” di chuyển. Cholesterol chỉ gây hại khi xảy ra tình trạng rối loạn cholesterol do tăng cao trong máu. Nếu mỡ máu cao, người bệnh đối diện nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não… Để biết được nồng độ cholesterol cao hay thấp, người bệnh phải xét nghiệm mỡ máu.
Vì sao cần xét nghiệm mỡ máu?
Tổng hội Y học Việt Nam cảnh báo gần 50% người thành thị bị mỡ máu cao. Hiện gần 4,4 triệu người trên thế giới tử vong liên quan đến mỡ máu cao, tương đương 7,78% số ca tử vong do các bệnh mạn tính không lây gây ra.
Điều đáng lo khi người có mỡ máu xấu không có dấu hiệu hay triệu chứng khác thường. Người bệnh được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu, điều trị các bệnh khác, nhiều trường hợp ghi nhận mỡ máu cao khi xảy ra tai biến mạch máu não, đột quỵ. Vì vậy, người dân cần khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ tầm soát nguy cơ diễn tiến đến các bệnh tim mạch, bệnh mạch máu.
Xét nghiệm mỡ máu thường được chỉ định cho tất cả đối tượng ở độ tuổi trung niên trở lên, người có người thân trong gia đình có mỡ máu cao, thừa cân béo phì, nguy cơ bị tim mạch, mạch máu, đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp…; thậm chí người dân thành thị có thể xét nghiệm sớm từ 20 tuổi do lối sống lười vận động, dùng nhiều thức ăn nhanh.
Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào và ý nghĩa
Mỗi ngày, gan sản xuất từ 1,5g – 2g cholesterol (nguồn gốc nội sinh) và do cơ thể ăn uống các thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật (nguồn gốc ngoại sinh).
4 chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu cho người bệnh, bao gồm:
- Cholesterol toàn phần
- LDL-cholesterol (LDL-c)
- HDL-cholesterol (HDL-c)
- Triglyceride.
Dựa vào những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh có bị rối loạn mỡ máu hay không, rối loạn mỡ máu ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch… không.
1. Cholesterol toàn phần
Xét nghiệm cholesterol toàn phần nhằm biết được tổng hàm lượng cholesterol có trong máu. Với người càng lớn tuổi, lượng cholesterol toàn phần trong máu càng cao. (1)
- Dưới 50 tuổi, nam giới thường có lượng cholesterol toàn phần cao hơn nữ giới.
- Trên 50 tuổi, phụ nữ có lượng cholesterol cao hơn nam.
Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo, những người từ 20 tuổi trở lên nên xét nghiệm cholesterol toàn phần để tiên lượng trước nguy cơ rối loạn mỡ máu, nhất là người dân sống ở khu vực thành thị, chủ yếu làm việc văn phòng, ít vận động thể lực.
Cholesterol toàn phần
Tình trạng sức khỏe
Nguy cơ tiến triển
<200 mg/dL (5,1 mmol/L) Bình thường Khả năng mắc bệnh động mạch vành rất thấp 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) Đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe Sinh hoạt điều độ và theo dõi sức khỏe định kỳ >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L) Cholesterol trong máu tăng cao Nguy cơ xơ vữa động mạch
2. Triglyceride
Triglyceride là loại chất béo trung tính được tìm thấy trong máu, chiếm đến 95% chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sau ăn, cơ thể chuyển bất kỳ lượng calo nào vừa ăn vào chưa sử dụng ngay thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Sau đó, các hormone giải phóng chất béo trung tính để tạo năng lượng giữa các bữa ăn. (2)
Nếu một người thường xuyên ăn nhiều calo hơn số lượng calo được đốt cháy, nhất là những thực phẩm nhiều năng lượng thì cơ thể chứa nhiều chất béo trung tính hơn, đồng nghĩa lượng triglyceride trong máu tăng cao. Người có chỉ số triglyceride tăng cao thường thừa cân, ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nhiều bia rượu, hút thuốc, ít vận động hoặc mắc bệnh đái tháo đường với lượng đường trong máu cao.
Định lượng triglyceride trong máu giúp đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu:
< 100 mg/dL (1,7 mmol/L) Bình thường 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L) Mức ranh giới cao 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L) Mức cao > 500 mg/dL (6 mmol/L) Mức rất cao
Dựa vào kết quả xét nghiệm của người bệnh, bác sĩ sẽ đối chiếu với các chỉ số này để đánh giá người bệnh đang khỏe mạnh hay đối diện nguy cơ mắc các bệnh về tim, tiểu đường, từ đó đưa ra phương pháp điều trị y tế phù hợp và điều chỉnh, cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nếu không xét nghiệm và điều trị sớm, hàm lượng triglycerid cao trong máu sẽ phối hợp với cholesterol HDL thấp hoặc cholesterol LDL cao có thể tăng nguy cơ đau tim và thúc đẩy tình trạng đột quỵ.
3. LDL cholesterol
LDL được viết tắt từ “low density lipoprotein cholesterol”, đây là “cholesterol xấu”, có tỷ trọng lipoprotein cholesterol thấp. Cơ thể chứa nhiều cholesterol xấu thì càng tích tụ chất béo, mảng báo trong lòng mạch máu, cản trở máu lưu thông, thậm chí vỡ ra gây tắc nghẽn mạch máu. Giá trị tối ưu của LDL dưới 100 mg/dL. Nếu người bệnh có chỉ số LDL cao càng đối diện tình trạng vữa xơ động mạch, rơi vào nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. (3)
4. HDL cholesterol
Trái ngược với LDL, HDL có tỷ trọng cholesterol lipoprotein với mật độ cao nên được ví là cholesterol tốt, giúp “tiêu diệt” bớt cholesterol xấu, giúp mạch máu thông thoáng, lưu thông dễ dàng trong hệ tuần hoàn. (4)
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?
Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần <130 mg/dL (<3.3 mmol/L), chứng tỏ bạn có nồng độ mỡ máu toàn phần bình thường.
Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần > 160 mg/dL (>4.1mmol/L), chứng tỏ sức khỏe của bạn đang ở ngưỡng nguy hại.
Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Cholesterol có trong máu được hình thành từ 2 nguồn: thức ăn được đưa vào cơ thể mỗi ngày (nguồn ngoại sinh) và gan – ruột tổng hợp (nguồn nội sinh).
Chính vì liên quan đến nguồn thực phẩm đưa vào, do đó, kết quả xét nghiệm mỡ máu chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người bệnh. Nếu như trước khi đi xét nghiệm, người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, da gà, da vịt, thức ăn nhanh… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:
- Thời tiết: vào mùa lạnh (chủ yếu ở các nước ôn đới), lượng mỡ máu sẽ cao hơn mùa hè.
- Độ tuổi: người nghiện thuốc lá, tuổi cao (nam, nữ > 45 tuổi) thường tăng cholesterol trong máu.
- Bệnh mạn tính: người cao huyết áp > 140/90 mmHg hoặc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường cũng có cholesterol cao hơn.
- Thuốc: một số loại thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid… cũng tăng cholesterol.
Quy trình thực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm mỡ máu gồm đến 4 chỉ số (cholesterol toàn phần, triglyceride, mỡ máu xấu LDL, mỡ máu tốt HDL). Hiện nay trên thị trường có nhiều dịch vụ xét nghiệm mỡ máu với chất lượng khác nhau, do đó mức giá xét nghiệm cũng khác nhau. Người bệnh khi đặt hẹn xét nghiệm cần chọn bệnh viện uy tín, có máy móc xét nghiệm hiện đại, sinh phẩm chuẩn châu Âu, bác sĩ xét nghiệm có trình độ chuyên môn sâu, bác sĩ tim mạch điều trị mỡ máu giỏi… Điều này giúp quy trình xét nghiệm chuẩn chỉnh, có kết quả chính xác cao, đáng tin cậy và luôn có bác sĩ theo dõi, chẩn đoán, điều trị mau hết bệnh.
Quy trình thực hiện xét nghiệm mỡ máu đơn giản, việc lấy máu diễn ra thường qui. Các bước xét nghiệm mỡ máu:
1. Trước xét nghiệm:
- Nhịn đói tối thiểu 10 giờ và tối đa 14 giờ (tránh quá lâu sẽ thay đổi chuyển hóa năng lượng làm tăng triglycerides).
2. Xét nghiệm:
- Bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm nếu cần.
- Người bệnh được lấy máu xét nghiệm.
- Mẫu máu được vận chuyển đến ngay Trung tâm Xét nghiệm
3. Sau xét nghiệm:
- Người bệnh nhận được kết quả xét nghiệm
- Bác sĩ đọc kết quả và đưa ra hướng tư vấn, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
- Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định tần suất xét nghiệm vào những lần tiếp theo.
Một số lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu
1. Thời điểm xét nghiệm
- Tùy vào thời điểm lấy máu, nồng độ một số chất có thể thay đổi, đơn cử như xét nghiệm nồng độ cortisol, sắt huyết thanh, đường huyết sẽ cao nhất vào buổi sáng từ 6 – 8 giờ nhưng giảm dần vào buổi chiều và đến nửa đêm. Do đó, thời điểm lấy máu xét nghiệm mỡ máu tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng.
2. Nhịn ăn
- Người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 10 tiếng, việc ăn uống quá mức dẫn đến huyết tương/huyết thanh đục sẽ gây sai số.
- Không uống sữa, cafe, hút thuốc…
- Không hút thuốc lá trong thời gian lấy máu, tránh uống rượu bia, thức uống có ga quá mức vào đêm trước ngày lấy máu và tốt nhất là trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ. Nếu không, kết quả xét nghiệm máu sẽ không chính xác do thuốc lá, các loại nước này tác động đến chỉ số sinh hóa máu.
3. Uống đủ nước
- Uống nước lọc đầy đủ rất cần thiết, giúp người bệnh tránh mệt mỏi, bụng đói do chưa thể ăn sáng. Chưa kể, uống đủ nước góp phần giúp người bệnh giảm căng thẳng vì ít khi đi khám bệnh hay sợ lấy máu.
Giới thiệu dịch vụ xét nghiệm mỡ máu ở Tâm Anh
Với lợi thế là một trong số ít bệnh viện có Trung Tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, BVĐK Tâm Anh luôn chuẩn chỉnh nội kiểm – ngoại kiểm quy trình xét nghiệm, giúp người bệnh có được kết quả nhanh chóng, chính xác và kịp điều trị. Nhờ đầu tư máy móc chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, BVĐK Tâm Anh đã có hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất:
- Bộ phận Huyết học – Truyền máu: Hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600.
- Bộ phận Hóa sinh – Miễn dịch: Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity.
- Bộ phận Vi sinh – Ký sinh trùng: Máy cấy máu, Máy định danh – Kháng sinh đồ tự động Vitek II Compact, Máy nhuộm Gram.
- Bộ phận Sinh học phân tử: Máy tách chiết, Máy PCR.
Đặc biệt với hệ thống máy phân tích huyết học Sysmex XN 1000 cho phép Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thực hiện được tất cả các xét nghiệm huyết học từ thường quy đến chuyên sâu. Ưu điểm nổi bật của hệ thống máy này chính là sàng lọc nhanh các bất thường xuất hiện ở quá trình sản xuất hồng cầu, góp phần chẩn đoán và phân biệt chính xác các nguyên nhân bệnh lý, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Hay hệ thống máy máy xét nghiệm RT-PCR cao cấp Alinity M tự động để xét nghiệm nhiều bệnh khác nhau, trong đó có Covid-19. Đây là hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay tại Việt Nam với nhiều ưu điểm vượt trội về công năng, thời gian, độ chính xác cao và chi phí thực hiện.
Bên cạnh đó, nhờ lợi thế là bệnh viện đa khoa, chuẩn 5 sao, BVĐK Tâm Anh có đầy đủ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực Xét nghiệm, Tim mạch, Khám bệnh, Nội tiết, Cấp cứu…
Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm cơ bản trong việc khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát và theo dõi để ghi nhận, chẩn đoán tình trạng bệnh. Đặc biệt, với những người thừa cân, béo phì, người có mỡ máu xấu cao phải tuân thủ tần suất xét nghiệm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ, để phòng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…