Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể. Khi hô hấp tế bào xảy ra trong tế bào sống, năng lượng được giải phóng từ từ qua hàng loạt các phản ứng, chứ không bùng nổ nhiệt như phản ứng cháy thông thường.
Trắc nghiệm: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở:
A. Màng lưới nội chất trơn.
B. Màng ngoài của ti thể.
C. Màng lưới nội chất hạt.
D. Màng trong của ti thể.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Màng trong của ti thể.
Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.
Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
1. Hô hấp tế bào là gì?
Hô hấp tế bào là một tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), và sau đó giải phóng các chất thải. Các phản ứng liên quan đến hô hấp là các phản ứng dị hóa, phá vỡ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn, giải phóng năng lượng trong quá trình, do liên kết yếu “cao năng” sẽ được thay bằng liên kết mạnh hơn trong các sản phẩm. Hô hấp là một trong những phương thức chính giúp tế bào giải phóng năng lượng hóa học để cung cấp năng lượng cho các hoạt động tế bào. Hô hấp tế bào được coi là phản ứng oxy hóa-khử và giải phóng nhiệt. Phản ứng tổng thể được thực hiện thông qua một loạt các bước khác nhau, hầu hết trong số đó là phản ứng oxy hóa-khử. Hô hấp tế bào, nếu nói về mặt kỹ thuật là một phản ứng đốt cháy, nhưng thực chất thì không như vậy. Khi hô hấp tế bào xảy ra trong tế bào sống, năng lượng được giải phóng từ từ qua hàng loạt các phản ứng, chứ không bùng nổ nhiệt như phản ứng cháy thông thường.
PT: C6H1206 + 02→ 6CO2 + 6H20 + năng lượng (ATP)
– Quá trình hỗ hấp tế bào xảy ra trong ty thể, các phản ứng diễn ra nhờ các enzyme xúc tác.
2. Bản chất của hô hấp tế bào
– Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.
– Tốc độ quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào, ngoài ra còn có các yếu tố khác như: enzim, nhiệt độ …
3. Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào.
Quá trình hô hấp tế bào có thể được chia làm 3 giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
a. Đường phân
– Nơi diễn ra : bào tương
– Đường phân là quá trình biến đổi phân tử glucôzo xảy ra ở tế bào chất. Kết quả là từ 1 phân tử glucôzo tạo ra 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3) và 2 phân tử ATP (thực tế tạo ra 4 phân tử ATP nhưng đã dùng 2 phân tử ATP để hoạt hoá phân tử glucôzo) cùng với 2 phân tử NADH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit).
b. Chu trình Crep
– Nơi diễn ra: Chất nền của ti thể
– Hai phân tử axit piruvic được tạo ra qua đường phân sẽ được biến đổi thành 2 axêtyl-CoA (giải phóng 2 phân tử và 2 NADH) và hai phân tử này đi sẽ đi vào chu trình Crep tạo ra tất cả 4 phân tử , 2 phân tử ATP, 2 phân tử và 6 phân tử NADH.
c. Chuỗi truyền electron hô hấp
Chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể. Trong giai đoạn này, các phân tử NADH và FADH2, được tạo ra trong những giai đoạn trước sẽ bị ôxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. Trong phản ứng cuối cùng, ôxi sẽ bị khử tạo ra nước.
Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hoá các phân tử NADH và FADH2 này sẽ được sử dụng để tổng hợp các phân tử ATP. Đây chính là giai đoạn giúp tế bào thu được nhiều ATP nhất.
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
Hô hấp tế bào gồm rất nhiều phản ứng, thông qua đó năng lượng của nguyên liệu hô hấp được giải phóng dần từng phần. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế hào.
Hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. Trong đó, chuỗi chuyền electron hô hấp tạo ra được nhiều ATP nhất.