Nhiều chị em cho rằng, việc nhìn hoặc sờ vào bụng có thể nhận biết được có đang mang thai hay không? Vậy bụng như thế nào là có thai? Việc nhìn và sờ vào bụng biết có thai có chính xác không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Nhìn và sờ bụng như thế nào là có thai?
Theo quan niệm của nhiều mẹ bầu khác, khi mang thai bụng của chị em sẽ có một số thay đổi như:
Từ tháng thứ 3 trở đi bụng ngày càng to và có sự thay đổi rõ rệt
Vào thời kỳ đầu mang thai, vòng bụng sẽ dần tăng trưởng do lượng nước ối nhiều thêm. Tuy nhiên, bạn vẫn rất khó để nhận biết bằng mắt thường trong giai đoạn này. Chỉ khi bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi thì kích thước vòng bụng của mẹ bầu mới lớn hơn hẳn.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Bụng bầu thường sẽ cứng và tròn hơn so với bụng béo
Bụng của một người phụ nữ mang thai sẽ không giống như việc to lên do tăng cân. Vì bụng to béo thường sẽ bị chảy xệ, còn với bụng mang thai thì sẽ căng đều và cứng hơn. Và đặc biệt nhất là một đường màu nâu hiện lên dọc theo giữa bụng.
Nhìn bụng bầu thường sẽ có vết rạn ở chân bụng
Trong suốt thời kỳ mang thai, bụng của các mẹ bầu sẽ có biểu hiện bị rạn da thường ở vành bụng và rốn. Thông thường, bụng to lên khi tăng cân thì sẽ không có những dấu hiệu này.
Do đó, khi phát hiện thấy bụng trở nên lớn hơn và có nhiều vết rạn thì có thể khẳng định là họ đã mang thai.
Cách sờ bụng biết có thai
Sau đây là tổng hợp một số phương pháp sờ bụng để các mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng cụ thể như sau:
-
Các mẹ có thể đặt 2 lòng bàn tay nhẹ lên phần thành bụng gần rốn, nếu nhận thấy phần bụng cứng hơn, nhô cao và hơi phình to thì rất có thể bạn đang mang thai.
-
Trường hợp tuần thai càng nhiều, thai nhi càng lớn thì dấu hiệu càng rõ rệt, khi sờ vào bạn sẽ thấy bụng to lên rõ rệt, cứng hơn và kèm theo sự chuyển động của thai nhi bên trong.
Việc sờ bụng để kiểm tra có thai nên hay không?
Sờ bụng không phải là cách thích hợp để kiểm tra thai vào thời kỳ đầu. Thay vào đó, cách tốt nhất đó chính là dùng que thử thai hoặc siêu âm để có được kết quả chính xác nhất.
Hơn nữa, khi có sự nghi ngờ về việc mang thai bạn cũng có thể đi xét nghiệm để kiểm tra máu thì sẽ nhận được kết quả chính xác 100%.
Kích thước phát triển của bụng bầu như thế nào qua từng giai đoạn?
Kích thước vòng bụng của người mẹ mang thai sẽ gia tăng rõ rệt trong từng tháng. Chi tiết sự thay đổi trong 9 tháng thai kỳ để mọi người cùng tham khảo như sau :
Tháng
Kích thước vòng bụng thay đổi qua từng tháng
1
Bụng của mẹ sẽ chỉ có sự thay đổi rất nhỏ, kích thước của thai nhi vào khoảng 0,6cm.
2
Mang thai 2 tháng là lúc bụng dần lớn hơn, mẹ cảm nhận rõ hơn khi sờ vào. Lúc này kích thước của thai nhi vào khoảng 2,54cm
3
Vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ đã có thể thấy rõ sự thay đổi ở bụng, vì phần bụng dưới đã tăng lên và thai nhi sẽ đạt kích thước khoảng 10cm
4
Đây là lúc thai nhi đang lớn rất nhanh khoảng 15,24cm. Do đó, giờ đây bụng mẹ đã tăng trưởng lên trông thấy nên có thể nhìn thấy khá rõ.
5
Đây là giai đoạn giữa thai kỳ nên càng lớn hơn. Bởi vì cân nặng của và kích thước của em bé sẽ rơi vào khoảng 25,4cm
6
Đây là thời điểm dần bước sang 3 tháng cuối nên kích thước của bé sẽ lớn hơn gấp đôi so với tháng đầu và sẽ rơi vào khoảng 30cm
7
Khi bước sang tháng thứ 7, sự phát triển của thai nhi càng tăng mạnh hơn, cho nên bụng bầu của mẹ sẽ càng tăng trưởng rõ rệt. Đồng thời kích thước của thai nhi sẽ rơi vào khoảng 35,5cm
8
Đây là thời điểm mà kích thước hay như sẽ rơi vào khoảng 45,7cm nên vòng bụng của mẹ sẽ còn lớn hơn nữa.
9
Vào tháng cuối cùng, kích thước của trẻ sẽ tăng lên từ 45cm – 73cm vì thế mà hầu hết bụng của các mẹ bầu sẽ còn to lên trông thấy.
Một số câu hỏi thường gặp khi nhìn bụng và đau bụng biết có thai
Dưới đây là một số câu hỏi mà chị em khi mang thai gặp phải và câu trả lời để mọi người tham khảo thêm:
Đau bụng như thế nào là có thai?
Đau bụng là một biểu hiện rất hay diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải là dấu hiệu của việc có thai. Vậy nên, khi thấy có biểu hiện đau bụng thì tuyệt đối không nên xác định ngay đó là do đang mang bầu.
Tuy nhiên, thời kỳ đầu mang thai thì người mẹ sẽ gặp phải một chút triệu chứng khác như bụng hơi căng, đau nhức nhẹ vùng bụng dưới ngay trên cơ quan sinh dục. Dù vậy những điều này cũng không thể giúp chúng ta đưa ra kết luận chính xác về việc mang bầu.
Thai 5 tuần bụng đã to chưa?
Vào khoảng 5 tuần đầu, tử cung của mẹ bầu sẽ chỉ phát triển đôi chút và bào thai còn chưa đủ lớn để có thể cảm nhận hay nhìn thấy rõ kích thước của bụng. Vậy nên, hầu như kích thước vòng bụng vào thời điểm này chưa có sự thay đổi rõ rệt.
Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?
Như cũng đã đề cập trước đó, vào những tháng đầu tiên, bụng bầu và bụng mỡ có hình dáng bên ngoài gần như tương tự nhau nên rất khó để phân biệt.
Sau đây là một số dấu hiệu tránh nhầm lẫn giữa bụng mỡ và bụng bầu như sau:
-
Mập phần bụng trên: Nếu người phụ nữ có phần bụng trên lớn hơn dưới thì nguyên nhân là do căng thẳng hoặc dùng rượu bia quá nhiều.
-
Béo phần bụng dưới: Điều này có khả năng là do mỡ tích tụ ở phần bụng dưới hoặc rất có khả năng là mang thai. Tuy nhiên, nếu có thai thì bụng sẽ săn chắc hơn so với bụng mỡ.
-
Béo bụng 2 bên hoặc phần hông: Việc ngồi không đúng tư thế khiến máu không thể lưu thông khiến cho mỡ tích tụ nhiều hơn tại vùng eo hoặc hông.
-
Béo toàn bụng: Một số chị em thường nhầm lẫn việc bụng lớn lên tròn trịa là do có thai. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân của việc ít vận động, ăn đồ ăn có quá nhiều đường, dầu mới, đồ ăn khó tiêu làm cho bụng trở nên căng phình (ách bụng).
Vậy nên, khi gặp phải những trường hợp này nếu bạn có sự nghi ngờ về việc mang thai thì tốt nhất là dùng que thử thai hoặc đi xét nghiệm, siêu âm để biết kết quả chính xác nhất.
Trên đây là những chia sẻ về cách nhìn và sờ bụng như thế nào là có thai? Qua đó có thể thấy đây là cách nhận biết không có tính chính xác cao, vậy nên khi nghi ngờ mình mang thai nên áp dụng các phương pháp khoa học và đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra chắc chắn hơn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.