Khi nhắc đến Shopee, chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Vậy bạn có biết cha đẻ của Shoppe, trụ sở chính của Shopee đặt ở dâu?
1. Giới thiệu đôi nét về Shopee
Tên giao dịch Shopee Ngành nghề Bán lẻ, Thương mại điện tử Lĩnh vực hoạt động Sàn giao dịch thương mại điện tử Thành lập 5 tháng 2 năm 2015 Queenstown, Singapore Trụ sở chính 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore 118265 Khu vực hoạt động Đông Nam Á, Đông Á, Mỹ Latinh, Châu Âu Thành viên chủ chốt Chris Feng (CEO) Sản phẩm Điện thoại, máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao, nhà cửa đời sống… Số nhân viên trên 8.000 Công ty mẹ Sea Ltd (NYSE: SE) Website – shopee.sg (Singapore)
– shopee.com.my (Malaysia)
– shopee.ph (Philippines)
– shopee.co.id (Indonesia)
– shopee.co.th (Thái Lan)
– shopee.vn (Việt Nam)
– shopee.com.br (Brazil)
– shopee.com.mx (Mexico)
– shopee.tw (Đài Loan)
– shopee.pl (Ba Lan)
Shopee Pte. Ltd., hay còn được biết đến là Shopee, là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Singapore và chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử. Hiểu đơn giản, Shopee là một sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép người dùng mua sắm và bán hàng.
Công ty Shopee được thành lập vào năm 2015 tại Singapore và là một công ty con thuộc sở hữu của Sea Limited. Đến năm 2021, Shopee đã trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, với số lượng người truy cập hàng tháng lên đến 343 triệu người.
Hiện tại, Shopee đã mở rộng hoạt động tới 12 quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines… và đã trở thành một trong những ứng dụng mua sắm trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam.
2. Trụ sở chính của Shopee ở đâu?
Văn phòng trụ sở chính của Shopee được đặt tại số 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore. Trụ sở chính mới của Shopee có diện tích 22.700m2, lớn hơn sáu lần so với trụ sở trước đây. Tòa nhà này có khả năng chứa đến 3.000 nhân viên, là một minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng thương mại điện tử này.
3. Văn phòng trụ sở Shopee Việt Nam đặt ở đâu?
Shopee không chỉ là một địa chỉ mua sắm trực tuyến đáng tin cậy, mà còn là một thương hiệu mà nhiều người muốn ứng tuyển làm việc. Vì vậy, địa chỉ trụ sở của Shopee tại Việt Nam là một câu hỏi được quan tâm. Shopee hiện có ba trụ sở văn phòng chính tại Việt Nam. Đó là trụ sở shopee Hà Nội và trụ sở shopee tại tpHCM.
3.1 Địa chỉ trụ sở văn phòng Shopee Hà Nội
Thủ đô Hà Nội hiện có hai trụ sở văn phòng, được đặt tại các địa chỉ sau:
- Tầng 29, Tòa nhà trung tâm Lotte Hà Nội, số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Tầng 12, Tòa nhà Capital Building, số 41 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trụ sở Shopee Food Hà Nội:
- Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 101 Láng Hạ, 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 3201 1228
- Giờ làm việc: 08:30 AM – 6:00 PM từ Thứ 2 – Thứ 6
3.2 Địa chỉ trụ sở văn phòng Shopee Hồ Chí Minh
Thông tin trụ sở Shopee HCM:
- Địa chỉ: Công ty TNHH Shopee – Tầng 17 Saigon Centre 2, 67 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Nếu bạn cần hỗ trợ, số Hotline duy nhất của Shopee là 19001221 (cước phí 1.000đ/phút).
- Email: support@shopee.vn.
>>> Bạn có biết: Head Office là gì? Tất tần tật các thông tin về trụ sở chính
4. Những thông tin thú vị về trụ sở Shopee ở Việt Nam
Trụ sở Shopee ở Việt Nam không chỉ là một không gian làm việc hiện đại mà còn là một môi trường thú vị và sáng tạo, tạo điều kiện tốt cho nhân viên để phát triển và đóng góp vào sự thành công của Shopee.
4.1 Xây dựng không gian mở sáng tạo
Yếu tố đầu tiên cần được nhắc đến là thiết kế không gian làm việc mở, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, năng động và dễ dàng giao tiếp với nhau, từ đó tăng cường hiệu suất công việc.
Với diện tích lên đến 4.500m2 tại Saigon Center 2, Quận 1, không gian rộng rãi đủ để thúc đẩy sự sáng tạo. Đặc biệt, áp dụng thiết kế mở, loại bỏ những vách ngăn không cần thiết, tạo ra không gian mở rộng tối đa.
4.2 Khu vực thảo luận trải dài khắp trụ sở
Điểm đặc biệt trong thiết kế văn phòng của Shopee Việt Nam, mà ít công ty nào có thể xây dựng được, là khu vực thảo luận được phân bổ rộng khắp trụ sở. Đây là một đặc điểm đồng nhất trong thiết kế của tất cả các trụ sở Shopee không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Thiết kế này mang lại sự thuận tiện để nâng cao tinh thần làm việc nhóm, cho phép nhân viên cùng nhau trao đổi, tranh luận để tạo ra những ý tưởng mới và giải quyết các vấn đề trong Shopee.
4.3 Sự độc đáo của màu cam
Màu cam là biểu tượng của sự phấn khởi, sáng tạo và hạnh phúc. Thể hiện sự quyết đoán và đam mê mãnh liệt. Đồng thời, màu cam cũng mang ý nghĩa về sức mạnh và sự kiên trì. Vì lẽ đó, Shopee đã chọn màu cam làm tông màu chủ đạo để xây dựng thương hiệu của mình.
Nhờ sử dụng màu cam, Shopee luôn giữ được sự trẻ trung, tươi mới và tràn đầy năng lượng. Điều này được thể hiện qua trang web, ứng dụng và các ấn phẩm quảng cáo của Shopee.
Dựa trên tông màu cam độc đáo, Shopee đã tạo ra không gian văn phòng hoàn hảo. Nó tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn cho nhân viên và ghi nhận thương hiệu của Shopee. Đồng thời, không gian này cũng truyền đạt năng lượng tích cực cho khách hàng và đối tác mỗi khi họ ghé thăm văn phòng của Shopee.
4.5 Tổ hợp giải trí cho nhân viên Shopee
Ngoài không gian làm việc độc đáo, Shopee cung cấp cho nhân viên của mình một tổ hợp các tiện ích giải trí đa dạng, bao gồm phòng karaoke, phòng yoga, phòng game và khu vực đọc sách.
Bên cạnh đó, văn phòng Shopee cũng có một khu vực pantry rộng rãi, thoáng đãng và được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như bàn ghế, tủ lạnh, lò vi sóng, và bàn bi lắc.
Với những tiện ích thú vị này, có thể thấy văn phòng Shopee tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một không gian làm việc hiện đại. Đây là một không gian làm việc mà nhiều người mơ ước có được.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Shopee có phải của Alibaba không?
Shopee không phải là của Alibaba, trong khi Lazada là công ty con của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử. Shopee, một sàn thương mại điện tử, được hậu thuẫn bởi SEA Group, với cổ phần lớn nhất thuộc về Tencent.
Công ty mẹ của Shopee là SEA Group, trong khi Alibaba là công ty mẹ của Lazada. Vì vậy, Shopee không thuộc sở hữu của Alibaba.
5.2 Loại hàng hóa được bán trên Shopee là gì?
Shopee hoạt động dưới mô hình B2C và B2B, đóng vai trò là một nền tảng trung gian cho việc trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Trên sàn thương mại điện tử này, có sự đa dạng vô số hàng hóa được trao đổi hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
Shopee cung cấp các sản phẩm từ nhiều ngành hàng khác nhau như hàng tiêu dùng, điện tử, đời sống, mẹ & bé, sức khỏe & sắc đẹp, bách hóa, chăm sóc thú cưng và nhiều hơn nữa. Một câu slogan nổi tiếng trong các quảng cáo TVC của Shopee là: “Gì cũng có, Mua hết ở Shopee.”
Từ đó, ta có thể thấy sự đa dạng của các ngành hàng trên Shopee và khả năng gần như đáp ứng được tất cả các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Trên đây là những thông tin thú vị có 1-0-2 về trụ sở Shopee mà Maison Office đã chia sẻ cho bạn. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ của Shopee.
Tìm hiểu thêm trụ sở các tập đoàn/công ty nổi tiếng khác:
- Trụ sở chính Apple
- Trụ sở chính Samsung
- Trụ sở chính Google
- Trụ sở chính Facebook
- Trụ sở chính Lazada
- Trụ sở chính Tiki
- Trụ sở chính Tiktok
- Trụ sở chính THTrue Milk
- Trụ sở chính Vinamilk
- Trụ sở chính Highland Coffee