Bấy lâu nay, Đại học Ngoại thương (FTU) luôn được nhắc tới với cái tên “lò” đào tạo hoa hậu Việt Nam hay “Harvard Chùa Láng”. Đâu chỉ có thế, Ngoại thương còn là một trong những lựa chọn hàng đầu để thực hiện giấc mơ trở thành sinh viên kinh tế. Hãy cùng khám phá những chuyện chưa kể về ngôi trường danh tiếng này nhé!
Xem thêm: Review Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội (UEB): Đại học “hoàng gia” giữa lòng Hà Nội
1. Giới thiệu
Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University – FTU) là một trong những trường đại học top đầu cả nước về đào tạo kinh tế với chuyên ngành chủ đạo là Kinh tế đối ngoại.
Trường Đại học Ngoại thương chính thức thành lập năm 1964 với tên sơ khai là trường Đại học Cán bộ Ngoại giao – Ngoại Thương, tách từ Khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Kinh tế – Tài chính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gồm 2 khoa đào tạo là Khoa Ngoại Giao và Khoa Ngoại Thương. Tới năm 1965, Thủ tướng chính phủ quyết định tách thành 2 trường là Học viện Ngoại giao (Thuộc bộ Ngoại giao) và Đại học Ngoại thương (thuộc bộ Công thương) ngày nay.
Hiện tại, trường đã từng bước xây dựng và phát triển 16 khoa và viện, đào tạo 12 ngành với 3 cơ sở trên cả nước. Đại học Ngoại thương chú trọng vào chất lượng đào tạo, triển khai phương hướng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động thời đại 4.0 và được nhiều đại học quốc tế công nhận, khoa Đào tạo quốc tế của trường đang có nhiều chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học nổi tiếng như trường Đại học Bedfordshire, Anh Quốc; Trường Kinh doanh Niels Brock Copenhagen, Đan Mạch;…
Ngoài đầu tư cho chất lượng giảng dạy, trường cũng đặc biệt chú trọng vào các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ học tập, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho sinh viên,… Với gần 40 câu lạc bộ khác nhau, từ clb chuyên môn, sở thích,… sinh viên FTU thường rất năng động và tài năng, và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau khi ra trường!
2. Những sự thật chỉ sinh viên Ngoại thương mới biết
- – Sinh viên Phờ-tu không mê tín, chỉ mê tín theo thời vụ vào mỗi kì thi bằng cách share thần xoài, thần thìa, thần đá,…
- – Đi bộ ở khuôn viên trường được thần xoài rơi trúng đầu đảm bảo may mắn cả kỳ.
- – Văn hóa xếp hàng, ngồi bệt, teamwork là thứ không thể thiếu ở Ngoại thương.
- – Nếu bạn qua cả 3 môn thể chỉ trong một lần, và bộ 3 môn vấn đáp FTU, bạn xứng đáng là một vị thần.
- – Ftugate tàng hình mỗi dịp đăng ký tín chỉ, bạn không hẳn cần một chiếc máy tính xịn sò, hay wifi tốc độ cao nét căng, bạn cần thần may mắn luôn ở bên bạn.
- – Nếu bạn không nhanh chân, bãi gửi xe trường F từ chối trở thành bến đỗ cuộc đời bạn, đơn giản vì nó chẳng còn sức chứa nữa rồi.
- – Không biết sinh viên Ngoại thương có ăn bún đậu chém tiếng Anh không, nhưng theo khảo sát của các chuyên gia, bún đậu Chùa Láng rất ngon.
- – Nếu bạn từng được ăn bánh ở Canteen bánh FTU, xin chúc mừng, bạn đã có một thời sinh viên tuyệt đẹp.
3. Học gì và làm gì tại FTU?
Trường chuyên môn đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế theo hệ tiêu chuẩn, chất lượng cao, chương trình tiên tiến. Các chuyên ngành đào tạo tại đại học Ngoại thương:
Ngành học Giới thiệu chung Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại Thương mại quốc tế Luật Nơi đào tạo các luật sư kinh tế, trọng tài viên tương lai Luật thương mại quốc tế Kinh tế quốc tế Kinh tế và phát triển quốc tế Kinh doanh quốc tế Logistic và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế Quản trị kinh doanh Sinh viên ngành này có thể làm việc ở vị trí quản lý của doanh nghiệp, hay các dự án, tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, hay tham gia tư vấn về quản lý doanh nghiệp,… Quản trị kinh doanh quốc tế Ngân hàng Phân tích và đầu tư tài chính Tài chính quốc tế Kế toán – Kiểm toán Cơ hội trở thành nhân viên, chuyên viên kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước,… Kế toán – Kiểm toán Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA Tiếng Anh thương mại Tiếng Trung thương mại Tiếng Nhật thương mại Tiếng Pháp thương mại
Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2021
4. Học phí tại FTU
- – Chương trình Tiêu chuẩn: khoảng 20 triệu đồng/ năm
- – Chương trình Chất lượng cao: khoảng 40 triệu đồng/ năm
- – Chương trình Tiên tiến: khoảng 60 triệu đồng/ năm
Mức tăng học phí hàng năm không quá 10%.
5. Cơ sở vật chất
Trường có 3 cơ sở: Trụ sở chính Hà Nội và cơ sở II Hồ Chí Minh, cơ sở III Quảng Ninh.
Cơ sở Hà Nội tọa lạc tại 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội với vô vàn góc sống ảo, cho chúng mình tha hồ check-in nhé!
Cơ sở Quảng Ninh là cơ sở có diện tích lớn nhất trong số 3 cơ sở của đại học Ngoại thương.
Đại học Ngoại thương Cơ sở II TP.HCM – góc nhỏ giữa lòng Sài Gòn rộng lớn, tấp nập.
Không màu mè, xa vời như người ta vẫn nghĩ, FTU đã và đang trở thành bệ phóng của bao thế hệ sinh viên ngành Kinh tế. Hy vọng bài viết “Review trường Đại học Ngoại thương (FTU) – Lựa chọn hàng đầu cho giấc mơ kinh tế” giúp các em tự tin hơn để lựa chọn bến đỗ cho ước mơ tương lai của mình.