“Kính bạch Sư Phụ, xin Sư Phụ giải thích: Để chứng ngộ được Đạo Đế – Đạo ở đây có phải là Bát Chánh Đạo không? Và theo Đức Phật việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh Đạo là phải hiểu đúng (tức là Chánh Kiến). Vì nó ảnh hưởng đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta. Xin Sư Phụ giải thích tại sao Chánh Kiến lại đứng đầu?”
Hòa Thượng Thượng Viên Hạ Giác đã trả lời câu hỏi trong chương trình sinh hoạt online trên Zoom (ngày 07/08/2021)
Đạo Đế có phải là Bát Chánh Đạo không?
Đạo đế là Bát Chánh Đạo, là Chân lý thứ tư trong 4 Chân lý của Phật dạy. Chứng ngộ thì gọi là Diệt Đế (Chân lý thứ ba). Đạo Đế khác với đạo quả. Đạo đế là con đường tu tập (tụng kinh, lạy sám hối,…). Đứng đầu tiên cảu con đường Bát Chánh Đạo chính là Chánh Kiến.
Chánh Kiến là biết phân biệt: đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu. Đức Phật dạy, để biết đúng sai, cơ bản phải biết: “Thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là căn bản thiện? Thế nào là căn bản bất thiện?”
Thập ác hay còn gọi là bất thiện gồm:
- Sát sinh là bất thiện
- Lấy của không cho là bất thiện
- Tà hạnh trong các dục là bất thiện
- Nói láo gây tổn hại sinh mạng, tài sản, tình cảm là bất thiện
- Nói 2 lưỡi là bất thiện
- Nói ác khẩu là bất thiện
- Nói phù phiếm là bất thiện
- Tham dục là bất thiện
- Sân là bất thiện
- Tà kiến là bất thiện (Tà kiến là hiểu biết sai dẫn tới làm bậy)
Thập thiện hay còn gọi là thiện gồm:
- Từ bỏ sát sinh là thiện
- Từ bỏ lấy của không cho là thiện
- Từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện
- Từ bỏ nói láo là thiện
- Từ bỏ nói 2 lưỡi là thiện
- Từ bỏ nói ác khẩu là thiện
- Từ bỏ nói phù phiếm là thiện
- Không tham dục là thiện
- Không sân là thiện
- Chánh tri kiến là thiện
Cần phải biết thế nào là căn bản thiện? Thế nào là căn bản bất thiện?
- Tham là căn bản bất thiện
- Sân là căn bản bất thiện
- Si là căn bản bất thiện
- Không tham là căn bản thiện
- Không sân là căn bản thiện
- Không si là căn bản thiện
Thiện là nằm trong hành vi và ngôn ngữ của con người còn căn bản thiện thì nằm trong tâm thức, trong lòng của con người. Xét người, xét việc là xét tấm lòng của người ta. Tu tập các thứ coi có thành tâm không và cái sự thành tâm đó có sáng suốt hay không?
Si là đáy sâu bên trong, gốc rễ tâm thức. Cây có dược tính thì cái lá có dược tính. Si là sâu hơn tà kiến. Tu là tu tâm, người Phật tử có chánh kiến thì phải hiểu đúng. Đường tu của người Phật tử là điều chỉnh hành vi, lối sống và suy nghĩ của mình.
Hiểu biết hay còn gọi là trí tuệ của Phật giáo trải qua 3 giai đoạn:
- Nghe đạo lý, nghe giảng day và ghi nhớ điều nghe.
- Suy tư ý nghĩa, suy nghĩ những điều đó, đối chiếu thực tế làm cho cái nhìn vấn đề rộng và sâu hơn.
- Phải tu tập, ứng dụng điều mình học tức là phải làm, phải thực hành ví dụ như bác sĩ học 7 năm chỉ được gọi là tốt nghiệp, phải đi thực tập 2 năm mới được gọi là bác sĩ.
Hiểu sâu rồi, mình làm rồi, mình sẽ thấy giá trị của đạo lý đó. Đôi khi điều chỉnh cả cuộc đời mới tìm được 2 chữ: đúng sai, tốt xấu. Giống như muốn nói ngồi thiền thì mình phải thực tập thiền mới có kinh nghiệm mà nói được.
Chánh Kiến gồm có 3 phần:
Phần #1:
Tất cả các loài hữu tình đều nhờ có thức ăn mà tồn tại. Đó là điều kiện của sự sống. Có 4 loại thức ăn:
- Đoàn thực: Những loại thức ăn là vật chất
- Xúc thực: Thức ăn của cảm giác, tình cảm
- Tư niệm thực: Thức ăn của tâm tư, ý niệm
- Thức thực: Thức ăn của nhận thức
Ba loại thức ăn sau là thức ăn tinh thần. Sự sống có thức ăn tinh thần mới hoàn hảo, không có thức ăn tinh thần chúng ta không sống nổi.
- Đoàn thực: Người nào ăn uống bừa bãi, luộm thuộm, ăn do tham thì thức ăn thành đồ độc.
- Xúc thực: Thức ăn do khổ, lạc, không khổ không lạc.
- Tư niệm thực: Những khát vọng, ý chí, giấc mơ có nhiều vọng tưởng là yếu tố làm cuộc đời mình rối ren, phức tạp.
- Thức thực: Chứa nhiều cái thấp hèn, làm cho sự sáng không có mặt, khát vọng tối tăm, sự trong trẻo trong tâm, là bản tánh con người không có mặt làm rối loạn, loạn động
Do đó, ta cần điều chỉnh cách thức sống, ăn uống lành mạnh, trong trẻo, tốt đẹp, thăng hoa ý tưởng cao đẹp, làn ý thức rộng, sâu, tốt đẹp, không để tập khí tối tăm chi phối. Từ đó, có thể giúp mình sống 1 cách độc lập.
Phần #2:
Nhu cầu tồn tại của con người: sinh lý, tâm lý, khát vọng công danh sự nghiệp làm cuộc sống của chúng ta sai lầm, nhiều tội ác, làm đau khổ cho mình, cho người.
Điều kiện chúng ta sống: tập khởi, nguyên nhân của thực phẩm độc hại. Sự chấm dứt của thức ăn làm chúng ta đoạn diệt.
Những loại thức ăn của chúng ta: tư niệm thực: đều xuất phát từ lòng dục ái của chúng ta, từ ái dục, ô nhiễm, tham đắm.
Tham ái đưa đến cảm xúc tồi tệ. Tâm tưởng sai lầm, đau khổ, lệch lạc đều xuất phát từ tham ái (tham sân si). Do đó cần có sự thanh lọc thực phẩm sai lầm, tác hại.
Những tâm tưởng, ước vọng của chúng ta, cái mầm mống cũng là tham sân si, nhu cầu sống bị nhuộm bẩn đi, cấu uế, cấu bẩn đi. Đây là nhận thức về sự tồn tại của con người. Tham là căn bản sai lầm.
Phần #3:
Bản chất của đời sống (khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế). Quy luật vận động của đau khổ và hạnh phúc. Chúng ta cần loại bỏ đời sống đau khổ và thiết lập đời sống hạnh phúc.
Chấp thủ đời sống này, dính mắc cuộc sống này và chấp thủ 5 uẩn là khổ. Cái đưa đến cái khổ là gì? Không phải là nơi cái thân, sinh, già, bệnh, tử. Cái khổ do thương mà khổ. Thương là ái, dính mắc vào. Sanh già bệnh tử là chuyện bình thường, chính cái thích và không thích già, bệnh,… Là nguyên nhân của khổ. Nguyên nhân của khổ là tham ái, dính mắc vào đời sống này.
Tất cả những gì của chúng ta có đều là những điều làm chúng ta khổ. Thực tại chúng ta muốn chúng ta sở hữu là vĩnh cửu nhưng trên đời thành trụ hoại không, không như mình muốn, tất cả đều đoạn diệt. Nhưng chúng ta thì luôn nói: “Cái này là ta, là của ta, là tự ngã của ta”.
Diệt đế là chân lý về sự dứt khổ, diệt trừ tham ái, chấp thủ. Con đường để hết khổ là bát chánh đạo
Mười Hai Nhân Duyên – 12 điều kiện của đời sống khổ đau. 12 nhân duyên là hệ thống của sự khổ đau. Nguyên nhân do có 1 tập đoàn từ quá khứ, hiện tại tới môi trường xung quanh ta và những người mà ta tiếp xúc,…
Mười hai nhân duyên gồm: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử). Vòng xoay nỗi khổ, mắt xích nối tiếp nhau, cái này làm điều kiện cho cái kia. Đời sống luân hồi, loay hoay, buồn vui sướng khổ cho đến chết.
Mắt xích nào là quan trọng nhất? Ngắt đi 1 mắt xích là cả hệ thống sụp đổ. Đó chính là mắt xích ái. Thọ ái, thọ là cảm giác, Xúc mà không có ái thì không có vấn đề, 1 chút vọng tưởng thôi thì cuộc đời chìm xuống liền.
Khi hiểu chu kỳ sinh diệt của cuộc đời có tác dụng làm trừ được tham tùy miên, sân tùy miên và kiến mạn tùy miên.Tham tùy miên là tham ái ngủ ngầm, nằm sâu trong tế bào của mình, trong gen của mình. Thiền quán giúp chúng ta thấy mặt ngầm của tâm thức rất khó chạm vào năng lượng của tham, của sân.
Kiến mạn là cái uẩn ức về bản ngã, cảm xúc về cái tôi bền vững, tinh tế, thường trực. Bản ngã luôn luôn tồn tại, lấy cái tôi làm trung tâm tiếp xúc. Tôi với chiếc xe của tôi là 1. Khi cái xe tôi hư thì tôi đau khổ. Cái nhìn kiêu mạn, đầy ngã chấp trong đó là nguồn gốc của đau khổ.
Những gì mà tôi có:
“TÔI LÀ BẢN THÂN CỦA TÔITÔI LÀ TÀI SẢN CỦA TÔITÔI LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TÔI”
TÔI LÀ là 1 ảo giác, Là 1 bản ngã trong tâm thức (kiêu mạn), 1 tư duy, 1 ảo tưởng về 1 thực hữu tôi là. Đang đi, nói tôi đi (gắn liền chấp thủ). Ở đâu có chấp thủ, ở đó có khổ đau.
Tại sao Chánh Kiến lại đứng đầu?
Có chánh kiến mới có: Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng,…
- Chánh Tư Duy là nhận thức của tâm thức
- Chánh Ngữ là nói đúng
- Chánh Nghiệp là làm đúng
- Chánh Mạng là sống đúng
Những người ăn bừa, nói bậy, làm sai, sống ẩu là những người không có Chánh Kiến.
Cuối cùng Hòa Thượng Thượng Viên Hạ Giác kết luận: “Cuộc sống chúng ta cần có sự hướng thượng mà đi. Muốn an bình nội tâm thì cần gắn bó cộng đồng có sự nối kết yêu thương nhau để có công đức và sức mạnh vượt qua sự tầm thường của đời sống.