KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 48) MÔN: NGỮ VĂN 9 (Truyện trung đại) Thời gian làm bài: 45 phút (Đề 1)
ĐỀ BÀI:
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Đoạn rồi nàng tắm gọi chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
– Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ ”.
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục, 2012)
a/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1 điểm)
b/ Xác định nội dung của đoạn văn trên. (1 điểm)
c/ Là một thành viên trong gia đình, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn gia đình luôn hạnh phúc? (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm) Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về cuộc đời của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) và cuộc đời của Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 3: (4 điểm) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1: Đọc – hiểu(3,0 điểm)
a, – Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” – Tác giả: Nguyễn Dữ. (0,5 điểm)
– PTBĐ chính: Biểu cảm (0,5 điểm)
b, Nội dung: Lời than của Vũ Nương trước trời đất về nỗi oan của nàng (1 điểm)
c, (1 điểm) Sau đây là một số ý định hướng:
+Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình.
+Muốn gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau.
+Mọi thành viên cũng cần tôn trọng lẫn nhau (cuộc sống riêng tư, công việc, danh dự), khi có sự hiểu lầm cần bình tĩnh suy xét và tìm cách giải quyết.
Câu 2. (3 điểm)
– Giống nhau:
+ Đều khát vọng tự do công lý về tình yêu, hạnh phúc. (0,5đ)
+ Là nạn nhân của XH bất công, tàn bạo, cùng số phận bi kịch về cuộc đời. (0,5đ)
+ Đều tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ về tài sắc, lòng hiếu thảo, sự thuỷ chung, trái tim yêu thương và lòng nhân hậu. (0,5đ)
+ Đều tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình. (0,5đ)
– Khác nhau:
+ Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền bất công. Bi kịch xảy ra chủ yếu là bi kịch về gia đình bởi thói ghen tuông, ích kỉ, hồ đồ của người chồng, trong đó có chiến tranh ngăn cách. (0,5đ)
+ Thuý Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền bạc ác. Đồng tiền đã làm mất đi tình nghĩa con người. (0,5đ)
Câu 2: (4 điểm)
* Yêu cầu: HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều đảm bảo các nội dung sau:
– Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” gợi 4 bức tranh buồn:
+ Buồn trông cùng với hình ảnh con thuyền thấp thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
+ Nhìn cánh hoa trôi… nàng liên tưởng đến bản thân mình trôi dạt, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ).
+ Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương trước tương lai mờ mịt của nàng-> Thiên nhiên nhuốm nỗi buồn nên ủ dột héo úa.
+ Tiếng sóng “ầm ầm” xô bờ dữ dội gợi lên trong lòng nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng.
MA TRẬN ĐỀ 1
Mức độ
Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộngCấp độ thấpCấp độ caoCâu 1:
Đọc – hiểu:
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)- Nhận biết tác giả, tác phẩm.
– Xác định phương thức biểu đạt.Nêu được nội dung của đoạn trích.Liên hệ bản thân về việc giữ gìn gia đình luôn hạnh phúc.Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)1/3 câu
1 điểm
10%1/3 câu
1 điểm
10%1/3 câu
1 điểm
10%1 câu
3 điểm
30%Câu 2.Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều – (Nguyễn Du).Chỉ ra điểm giống và khác nhau về cuộc đời của người con gái Nam Xương và Thúy Kiều.Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)1 câu
3 điểm
30%1 câu
3 điểm
30%
Câu 3.
Truyện Kiều – (Nguyễn Du).
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)1 câu
4 điểm
40% 1 câu
4 điểm
40%Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ (%)1/3 câu
1 điểm
10%1/3 + 1 câu
4 điểm
40%1/3 câu
1 điểm
10%1 câu
4 điểm
40%3 câu
10 điểm
100%
KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 48) MÔN: NGỮ VĂN 9 (Truyện trung đại) Thời gian làm bài: 45 phút (Đề 2)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Đọc 4 câu thơ sau để trả lời câu hỏi
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
a. (1đ) 4 câu thơ trên nằm trong văn bản nào? Vị trí đoạn trích của bốn câu thơ ?
b. (1đ) Dùng một câu văn hoàn chỉnh để khái quát ý bốn câu thơ?
c. (1đ) Trình bày cách hiểu của em về 2 câu thơ:
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Câu 2. (3 điểm) Trong “ Truyện người con gái Nam Xương”, vì sao kết thúc câu chuyện tác giả lại đưa yếu tố thần kì vào ?
Câu 3. (4 điểm) Kết thúc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là cảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa, đứng ở giữa dòng nói lời tạ từ Trương Sinh rồi ra đi mãi mãi. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về kết thúc ấy.
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Câu 1.
a. 4 câu thơ trong văn bản: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều). Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm Truyện Kiều. (1đ)
b. Bốn câu thơ đầu trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều- Nguyễn Du) là phần giới thiệu khái quát về chị em Thúy Kiều (1 điểm)
c. HS hiểu về 2 câu thơ: (1 điểm)
Bút pháp ước lệ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong sáng, quý phái của người thiếu nữ. Cốt cách như mai, tinh thần trong sáng như tuyết. Chỉ bằng một câu thơ tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười” và vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ” của từng người.
Câu 2. (3đ)
– Kết thúc truyện tác giả đưa yếu tố thần kì vào để mở cho Vũ Nương cĩ thêm một cơ hội sống và làm kiếp thần tiên ở dưới nước. Qua đó tác giả muốn cho mọi người biết rằng: trong cuộc sống, nếu ở hiền ắt sẻ gặp lành, đĩ cũng chính là giá trị nhân đạo mà tác giả muốn gửi gắm vào trong tác phẩm của mình. (1.5đ)
– Vũ Nương có những phẩm chất tốt đẹp như sau: Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết na, đảm đang, thương chồng thương con, hết lòng vì gia đình, hiều thảo với mẹ chồng, tiết hạnh, đoan trang nhưng lại phai chịu nỗi oan khuất khong thể giải bày và tìm đến cái chết. (1.5đ)
Câu 3.
Hình thức: Là đoạn văn, có câu chủ đề, có sự liên kết, thống nhất chặt chẽ. (0,5đ)
Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của các em, tuy nhiên có ý chính như sau: (2,5đ)
-Kết thúc lung linh, làm nổi bật lên vẻ đẹp vốn có của Vũ Nương nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên
-Tất cả là một ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc tan vỡ đâu thể đâu thể trở lại được . Chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động “phủ phàng” của mình
– Tính bi kịch vẫn tìm ẩn trong cái lung linh, kì ảo.
Bài viết có sáng tạo. (1 đ)
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ 2
Tên Chủ đề (nội dung,chương…)Nhận biếtThông hiểuVận dụngCấp độ thấpCấp độ cao
Chị em Thúy Kiều- Nhận biết tác giả, tác phẩm.
– Nhận ra vị trí của đoạn trích.
Số câu: 1/3
Số điểm: 1-Viết câu khái quát ý cho 4 câu thơ đầu.
Số câu: 1/3
Số điểm: 1-Trình bày cách hiểu về 2 câu thơ.
Số câu: 1/3
Số điểm: 1
Chuyện người con gái Nam Xương
Giải thích vì sao kết thúc câu chuyện tác giả lại đưa yếu tố thần kì vào
Số câu: 1
Số điểm: 3Viết đoạn văn nêu cảm nhận về kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương
Số câu: 1
Số điểm: 4Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %1/3
1
10%1/3
1
10%1 + 1/3
4
40%1
4
40%
KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 48) MÔN: NGỮ VĂN 9 (Truyện trung đại) Thời gian làm bài: 45 phút (Đề 3)
ĐỀ BÀI:
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Đoạn rồi nàng tắm gọi chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
– Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ ”.
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục, 2012)
a/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1 điểm)
b/ Xác định nội dung của đoạn văn trên. (1 điểm)
c/ Là một thành viên trong gia đình, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn gia đình luôn hạnh phúc? (1 điểm)
Câu 2. (3 điểm) Chỉ ra yếu tố li kì ở phần 2 trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ). Các yếu tố này có giá trị gì?
Câu 3: (4,0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Câu 1: Đọc – hiểu(3,0 điểm)
a, – Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” – Tác giả: Nguyễn Dữ. (0,5 điểm)
– PTBĐ chính: Biểu cảm (0,5 điểm)
b, Nội dung: Lời than của Vũ Nương trước trời đất về nỗi oan của nàng (1 điểm)
c, (1 điểm) Sau đây là một số ý định hướng:
+Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình.
+Muốn gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau.
+Mọi thành viên cũng cần tôn trọng lẫn nhau (cuộc sống riêng tư, công việc, danh dự), khi có sự hiểu lầm cần bình tĩnh suy xét và tìm cách giải quyết.
Câu 2. (3 điểm)
* Yếu tố li kì: (1,5 điểm)
– Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn được các nàng tiên trong cung nước cứu.
– Phan Lan được vợ vua biển Nam Hải cứu sống về gặp lại Trương Sinh .
* Giá trị: Nhờ có các yếu tố đó mà Vũ Nương được giải oan. Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, nhân văn cao cả. Đồng thời lên án thói ghen tuông mù quáng, lên án chế độ nam quyền độc đoán, chế độ xã hội không ổn định đã chà đạp lên hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi.
Câu 3: (3,0 điểm) Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ.
Yêu cầu: Đảm bảo thể thức một đoạn văn. Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả. Nội dung cảm nhận cần nêu bật được các ý cơ bản sau:
+ Bằng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa nên một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp riêng thật tươi đẹp.
+ Hai dòng thơ câu gợi tả mùa xuân theo cách riêng của tác giả vừa nói về sự trôi chảy của thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba – tháng cuối của mùa xuân. Giữa bầu trời xuân mênh mông bao la, những cánh én bay đi bay lại như thoi đưa. Các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa (con én đưa thoi), hoán dụ (thiều quang ), phụ từ đã không chỉ gợi lên sự trôi chảy quá nhanh của thời gian mà còn gợi lên cả sự sống động, trong sáng, ấm áp, tinh khôi…của đất trời xuân đồng thời gợi cảm giác bâng khuâng, nuối tiếc của lòng người…
+ Hai dòng thơ tiếp là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non xanh mơn mởn trải rộng tới chân trời tạo gam màu nền cho bức tranh xuân (Cỏ non xanh tận chân trời). Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng (Cành lê trắng điểm một vài bông hoa). Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu, sự phối sắc tài tình. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo ý thơ cổ Trung Hoa: Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa vào trong thơ mình. Chữ điểm làm cho cảnh vật thêm sinh động có hồn chứ không hề tĩnh tại.
+ Chỉ với vài nét vẽ nghệ thuật cùng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, Nguyễn Du đã để lại cho đời một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Ông xứng đáng được tôn vinh là cây bút miêu tả bậc thầy…
MA TRẬN ĐỀ 3
Mức độ
Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộngCấp độ thấpCấp độ caoCâu 1:
Đọc – hiểu:
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)- Nhận biết tác giả, tác phẩm.
– Xác định phương thức biểu đạt.Nêu được nội dung của đoạn trích.Liên hệ bản thân về việc giữ gìn gia đình luôn hạnh phúc.Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)1/3 câu
1 điểm
10%1/3 câu
1 điểm
10%1/3 câu
1 điểm
10%1 câu
3 điểm
30%Câu 2.Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Chỉ ra yếu tố li kì ở phần 2Giá trị của các yếu tố li kì này.Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)1/2 câu
1,5 điểm
15%1/2 câu
1,5 điểm
15%1 câu
3 điểm
30%
Câu 3.
Truyện Kiều – (Nguyễn Du).
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau: “Này xuân … vài bông hoa”Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)1 câu
4 điểm
40% 1 câu
4 điểm
40%Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ (%)1/3 câu
1 điểm
10%1/3 + 1/2 câu
2,5 điểm
25%1/3 + ½ câu
2,5 điểm
10%1 câu
4 điểm
40%3 câu
10 điểm
100%