TOP 24 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều. Qua đó, giúp các em luyện giải đề, so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Mỗi đề thi học kì 1 môn Văn 6 đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo, để ra đề thi cuối học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách mới
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
PHÒNG GDĐT ………………………….
TRƯỜNG THCS ……………………….
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ IMôn: Ngữ văn 6Năm học: 2022 – 2023Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ […] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.Anh quẩy nước bên bờ giếng,tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”
Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.”
(Ngữ văn 6 – tập 1, trang 112)
Câu 1 (1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra các danh từ trong câu văn sau: “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc”.
Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn:
“Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.
Câu 4 (1 điểm). Trình bày tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên?
Câu 5 (1,5 điểm). Cảm nhận của em về cuộc sống con người trên đảo Cô Tô qua đoạn văn trên?
PHẦN II: Tập làm văn (5 điểm):
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 6
Phần I: Đọc – hiểu (5 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
* Yêu cầu trả lời: Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả: Nguyễn Tuân
- Điểm 1,0: HS trả lời đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân
- Điểm 0,25 – 0,75: Học sinh trả lời chưa đầy đủ hoặc còn sai chính tả.
- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.
Câu 2 (1,0 điểm)
* Yêu cầu trả lời: Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người.
- Điểm 1,0: HS trả lời được đúng Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người.
- Điểm 0,25 – 0,75 : Học sinh trả lời thiếu hoặc sai chính tả chưa đầy đủ nội dung trên
- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.
Câu 3 (0,5 điểm):
* Yêu cầu trả lời: HS trả lời được biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
- Điểm 0,5: Học sinh trả lời đúng câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
- Điểm 0,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.
Câu 4 (1,0 điểm):
* Yêu cầu trả lời: HS trả lời được tác dụng:
- Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp về tình cảm mẹ con, yêu thương chăm sóc con của chị Châu Hòa Mãn.
- Tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc, khó quên về sự dịu dàng, yên tâm của người mẹ như hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
- Tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả được hòa quyện, đan dệt.
– Điểm 1,0: HS trả lời được như trên.
– Điểm 0,25 – 0,75: Học sinh trả lời diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.
– Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.
Câu 5 (1,5 điểm):
* Yêu cầu trả lời:
- Cảm nhận về cảnh sinh hoạt vui tươi, phấn khởi bên cái giếng nước ngọt, cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Cô Tô.
- Tình cảm gắn bó của những con người lao động, chuẩn bị bám biển, vươn khơi.
- Cần biết trân quý những giọt nước ngọt, nhất là trên biển đảo.
- Bản thân góp phần xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương.
– Điểm 1,5: Học sinh trả lời được như trên.
– Điểm 0,25 – 1,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.
– Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.
Phần II. Làm văn (5 điểm):
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự, phù hợp với nội dung của bài.
- Trình bày đúng – đủ bố cục ba phần của bài văn.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo thể thức văn bản (0,25 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề (0,25 điểm)
c. Chia vấn đề tự sự thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các phương pháp làm bài văn tự sự (4 điểm)
* Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
– Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm, dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
– Thân bài (3 điểm)
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
– Kết bài: (0,5 điểm)
Học sinh nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
* Điểm 3 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ.
* Điểm 1,75 đến 2,75: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến ¾ các yêu cầu trên.
* Điểm 1 đến 2,5: Đáp ứng được khoảng ¼ các yêu cầu trên.
* Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
* Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); lời văn giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm)
- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 6
Mức độTên chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộngVận dụngVận dụng cao
1. Văn học
Các văn bản đã học.
Nêu được tên tác giả, tác phẩm.
Cảm nhận được nội dung của đoạn văn.
Số câu
Số điểm
tỉ lệ%
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Số câu:1
Số điểm:1,5
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
tỉ lệ%:25%
2. Tiếng Việt
Biện pháp tu từ
– Chỉ ra được các danh từ trong câu văn.
–Nêu được biện pháp tu từ trong câu văn.
Hiểu được tác dụng của phép tu từ trong câu văn.
Số câu
Số điểm
tỉ lệ%
Số câu:2
Số điểm:1,5
Số câu:1
Số điểm:1
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
tỉ lệ%:25%
3. Tập làm văn.
Bài văn tự sự
Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Số câu
Số điểm
tỉ lệ%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Số câu: 1
Số điểm: 5
tỉ lệ%: 50%
– Tổng số câu:
– Tổng số điểm:
– Tỉ lệ%
Số câu: 3
Sốđiểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ 25%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 6
Số điểm: 10
Tỉ lệ : 100%
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Trường THCS…………..
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM 2022 – 2023Ngữ Văn 6, Cánh DiềuThời gian: 90 phút
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau:
Quê hương đẹp mãi trong tôiDòng sông bên lở bên bồi uốn quanhCánh cò bay lượn chòng chànhĐàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt màSáo diều trong gió ngân ngaBình yên thanh đạm chan hòa yêu thươngBức tranh đẹp tựa thiên đườngHồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
(Bức tranh quê – Thu Hà)
Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do. B. Thơ bốn chữ.C. Thơ năm chữ. D. Thơ lục bát.
Câu 2. Những hình ảnh nào không được nhắc đến trong đoạn thơ?
A. Bờ đê.B. Cánh cò. C. Đàn bò. D. Dòng sông.
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Chòng chành. B. Ngân nga. C. Mượt mà. D. Thanh đạm.
Câu 4. Chủ đề của đoạn thơ là gì?
A. Tình cảm gia đình. B. Tình yêu quê hương đất nước.C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình yêu đôi lứa.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng nội dung của đoạn thơ trên?
A. Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển.B. Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương Bắc bộ.C. Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.D. Mong muốn được quay trở về với cuộc sống ở làng quê của tác giả.
Câu 6. Em hãy cho biết hình ảnh quê hương gắn liền với các sự vật (dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều) được nhìn dưới con mắt của ai?
A. Chú bộ đội.B. Người con đi xa nhà, xa quê.C. Cô giáo.D. Trẻ thơ.
Câu 7. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì?
A. Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi.B. Chỉ âm thanh vui vẻ.C. Chỉ âm thanh trong trẻo.D. Chỉ âm thanh buồn.
Câu 8. Đoạn thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả?
A. Yêu quê hương rất sâu đậm.B. Nhớ quê hương.C. Yêu mến, tự hào về quê hương.D. Vui khi được về thăm quê.
Hãy trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.”
Câu 10. Từ đoạn thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương?
PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm).
Kì nghỉ hè là khoảng thời gian vô cùng bổ ích để chúng ta được vui chơi, rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động tập thể giúp đỡ mọi người.
Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm làm được việc tốt của em trong thời gian vừa qua.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
PHẦN ĐỌC – HIỂU
CâuNội dungĐiểm1D0,52A0,53D0,54B0,55C0,56B0,57A0,58C0,5
9
Câu văn: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.”
– Sử dụng biện pháp so sánh
– Tác dụng: Ca ngợi cảnh quê hương tươi đẹp đồng thời thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
1,0
10
Đoạn thơ gợi ra những tình cảm:
– Tự hào trước vẻ đẹp của quê hương.
– Yêu quê hương
– Cần có trách nhiệm học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp
1,0
PHẦN VIẾT
Tiêu chí đánh giáMức độMức 5 (Xuất sắc) (3.6-4đ)Mức 4 (Giỏi)(3-3.5đ)Mức 3 (Khá)(2.5-2.9đ)Mức 2 (Trung bình) (2-2.4đ)Mức 1 (Yếu)(Dưới 2đ)
Chọn được trải nghiệm để kể
Lựa chọn được trải nghiệm sâu sắc
Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa
Lựa chọn được trải nghiệm để kể
Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng
Chưa có trải nghiệm để kể
Nội dung của trải nghiệm
Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục.
Nội dung trải nghiệm phong phú; các sự kiện chi tiết, rõ ràng.
Nội dung trải nghiệm tương đối đầy đủ; sự kiện, chi tiết khá rõ ràng.
Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt.
Chưa rõ nội dung trải viết tản mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể.
Tính liên kết của các sự việc
Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục.
Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic.
Các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ.
Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt.
Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng.
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động.
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng các từ ngữ phong phú, phù hợp.
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng.
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ chưa rõ ràng.
Chưa thể hiện được cảm xúc trước trải nghiệm được kể.
Thống nhất về ngôi kể
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.
Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Diễn đạt
Hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Mắc rất ít lỗi diễn đạt nhỏ
Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng.
Bài viết còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt
Trình bày
Trình bày rõ bố cục của bài văn; sạch đẹp, không gạch xoá
Trình bày rõ bố cục của bài văn; rõ ràng, không gạch xoá.
Trình bày bố cục của bài văn; chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xoá.
Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; chữ viết khoa học, có một vài chỗ gạch xoá.
Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xoá
Sáng tạo
Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.
Bài viết có ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.
Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.
Bài viết không có ý tưởng và cách cách diễn đạt sáng tạo.
Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.
Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 6
TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng%Tổng điểmNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTNKQTLTh. gianTNKQTLTh. gianTNKQTLTh. gianTNKQTLTh. gianTNTLTh. gian1Đọc hiểuThơ lục bát305002082602ViếtVăn tự sự01*01*01*01*140Tổng15 5 2515 030 01083100%Tỉ lệ %20%40%30%10%Tỉ lệ chung60%40%
Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 6
TTChương/Chủ đềNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thứcNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1
Đọc hiểu
Thơ lục bát
Nhận biết:
– Nhận biết thể thơ.
– Nhận diện yếu tố miêu tả trong bài thơ.
– Nhận diện từ láy.
Thông hiểu:
– Nêu được chủ đề của văn bản.
– Chỉ ra nét độc đáo của hình ảnh trong thơ.
– Chỉ ra tác dụng của yếu tố miêu tả trong thơ.
– Nêu được cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong câu thơ.
Vận dụng:
– Đánh giá được giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ.
– Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.
3 TN
5TN
2TL
2
Viết
Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Nhận biết: Nhận diện yêu cầu của đề, xác định đúng kiểu bài văn tự sự (Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân)
Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân gồm 3 phần MB,TB,
KB (Cần có nhân vật, sự việc, cốt truyện…)
Vận dụng: Sử dụng các yếu tố để viết bài.
Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
1TL*
Tổng
3 TN
5TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
20
40
30
10
Tỉ lệ chung
60
40
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
PHÒNG GD&ĐT…….TRƯỜNG TH&THCS …………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023MÔN: Ngữ văn 6
I. ĐỌC: (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ nhọc cam goĐời cha chở nặng chuyến đò gian nan!Nhưng chưa một tiếng thở thanMong cho con khỏe, con ngoan vui rồiCha như biển rộng mây trờiBao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (BIẾT)
A. Lục bátB. Tự doC. Bốn chữD. Năm chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?
A. Miêu tảB. Tự sựC. Biểu cảmD. Nghị luận
Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? (BIẾT)
A. MẹB. ChaC. BàD. Con
Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: (BIẾT)
Bao nhiêu khổ nhọc cam goĐời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
A. 2/2/2 và 2/3/3 B. 2/2/2 và 1/2/5C. 2/2/2 và 2/4/2 D. 2/2/2 và 4/4
Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)
A. Làm nổi bật công lao của người chaB. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơC. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng D. Làm nổi bật vẻ đẹp cao lớn của người cha
Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
“Nhưng chưa một tiếng thở thanMong cho con khỏe, con ngoan vui rồi” (HIỂU)
A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên? (HIỂU)
A. Ca ngợi tình cha conB. Ca ngợi tình bà cháuC. Ca ngợi tình bạn bèD. Ca ngợi tình anh em
Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ? (HIỂU)
A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.
Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)
Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình? (VẬN DỤNG)
II. VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyến về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,…)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC6,01A0,52C0,53B0,54D0,55A0,56B0,57A0,58C0,5
9
HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau:
– Hãy biết trân trọng những hi sinh, những yêu thương của cha dành cho con,…
1,0
10
HS bộc lộ tự do suy nghĩ của bản thân về vai trò của người cha, có thể diễn đạt theo các ý sau:
– Cha là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên ….
1,0
II
VIẾT
4,0
a
Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
0,25 đ
b
Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của bản thân
0,25đ
c
Kể lại trải nghiệm của bản thân
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Sử dụng ngôi kể thứ nhất
– Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân
– Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu- diễn biến- kết thúc
– Cảm xúc và ý nghĩa của trải nghiệm.
2,5 đ
d
Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ,…
0,5đ
e
Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động
0,5đ
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6
TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% điểmNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL1Đọc Thơ và thơ lục bát30500200602ViếtKể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân01*01*01*01*40Tổng1552515030010100Tỉ lệ %20%40%30%10%Tỉ lệ chung60%40%
Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Văn 6
TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thứcNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1
Đọc
Thơ và thơ lục bát
Nhận biết:
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
– Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.
– Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
– Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Thông hiểu:
– Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
– Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
– Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
Vận dụng:
– Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.
-Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.
3 TN
5TN
2TL
2
Viết
Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc và bài học sâu sắc trước sự việc được kể.
1TL*
Tổng
3 TN
5TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
20
40
30
10
Tỉ lệ chung
60
40
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết