Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 21 đề kiểm tra có ma trận kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.
TOP 21 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 gồm sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau gồm phần đọc hiểu và tập làm văn. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 21 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 mời các bạn cùng theo dõi.
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024
- Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7
TRƯỜNG THCS ……..
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Sang năm con lên bảy
“Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”
(Vũ Đình Minh, Theo https: //www.thivien.net/)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3 (0,5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu được gieo vần gì?
Câu 4 (0,5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, thuộc cụm từ gì?
Câu 5 (0,5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học?
Câu 6 (0,5 điểm): Xác định số từ được sử dụng trong bài thơ.
Câu 7 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ trên?
Câu 8 (2,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm)
Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) … và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.
Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Câu 3 (0.5 điểm): Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân.
Câu 4 (0.5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là cụm động từ.
Câu 5 (0.5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích Cây khế.
Câu 6 (0.5 điểm): Số từ được sử dụng trong bài thơ: bảy (số từ chỉ thứ tự), hai (số từ chỉ lượng xác định)
Câu 7 (1,0 điểm): Nội dung chính của bài thơ:
Bài thơ là khúc tâm tình người cha muốn nhắn nhủ với con của mình: Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá, con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân minh.
Câu 8 (2,0 điểm): Học sinh viết đoạn văn theo cảm nhận của bản thân:
* Gợi ý:
– Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, là điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống
– Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách con người
– Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng
– Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người
Phần II (4,0 điểm):
Hướng dẫn chấm
Điểm
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn, đảm bảo bố cục 3 phần, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc cùng ấn tượng khái quát về nhân vật.
0,5
Thân bài:
– Phân tích đặc điểm của nhân vật (dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
– Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
3,0
Kết bài:
– Nêu ấn tượng sâu đậm và đánh giá về nhân vật.
0,5
* Biểu điểm chung:
– Điểm 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn nghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết.
– Điểm 2 – 3: Bố cục rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận nhưng còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 1: Chưa đảm bảo yêu cầu.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TT
Kĩ
năng
Nội dung/ đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Tổng
%
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số
câu
T.gi
an
TL
Số
câu
T.
gian
T
L
Số
câu
T.
gian
T
L
Số
câu
T.
gian
T
L
Số
câu
T.
gian
1
Đọc
hiểu
Thơ (bốn chữ, năm chữ)
6
15P
30
%
1
15P
10
%
1
15 P
20
%
8
45p
60%
2
Viết
Viết bài văn nghị luận
1
45p
40
%
1
45p
40%
Số
câu
6
1
1
1
9
Số
điểm
3,0
1,0
2,0
4,0
10
Tổng tỉ lệ %
30%
10%
20%
40%
90p
100%
Tỉ lệ chung
60%
40%
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT
Chương/
Chủđề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
1
Đọc hiểu
Thơ bốn chữ, năm chữ
(ngoài chương trình)
– Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ, cụm từ được sử dụng trong bài thơ…
– Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
– Xác định được số từ,…
-Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.
2
Viết
Viết bài văn nghị luận
Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.
Tỉ lệ %
30%
10%
20%
40%
Số câu (9 câu)
6
1
1
1
Số điểm (10 điểm)
3,0
1,0
2,0
4,0
Tỉ lệ chung
60 %
40%
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHÚ LỪA THÔNG MINH
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2008)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào?
A. Truyện cổ tíchB. Truyện truyền thuyếtC. Truyện ngụ ngônD. Truyện cười
Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ baB. Ngôi thứ haiC. Ngôi thứ nhất số ítD. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A.Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữaB.Tìm cách để cứu lấy con lừaC. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừaD. Đến bên giếng và nhìn nó
Câu 4: Có bao nhiêu phó từ chỉ số lượng trong câu: “Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.”?
A. 3B. 1C. 2D. 4
Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì?
A. Kêu gào thảm thiếtB. Đứng im và chờ chếtC. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếngD. Bình tĩnh tìm cách
Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”?
(1)Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó
(2) Con lừa cố gắng xoay sở
(3)Con lừa thoát ra khỏi cái giếng
(4)Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó
A. (1) (2) (3) (4)B. (1) (4) (2) (3)C. (3) (1) (4) (2)D. (3) (2) (4) (1)
Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào?
A. Bình tĩnh, thông minhB. Nhút nhát, sợ chếtC. Nóng vội, dũng cảmD. Chủ quan, kiêu ngạo
Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì?
A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sốngB. Sự đoàn kết của con người và loài vậtC. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sốngD. Tình yêu thương giữa con người với loài vật
Câu 9: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ?
Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Trãi qua hang nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta chẳng những để lại cho chúng ta một dải non sông tươi đẹp, mà còn cả một trang lịch sử vẻ vang với bao truyền thống anh hung và tấm gương sáng chói. Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử của dân tộc mà em được biết.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
C
0,5
2
A
0,5
3
B
0,5
4
C
0,5
5
A
0,5
6
B
0,5
7
A
0,5
8
C
0,5
9
Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách, nhưng phải đưa ra được 01 lời khuyên
VD: Mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết.
1,0
10
HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân.
1,0
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài.
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.
– Giới thiệu sự việc có thật có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
– Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc
– Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật và sự kiện lịch sử.
– Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
2.5
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.
0,5
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
– Truyện ngụ ngôn
5
0
3
0
0
2
0
60
2
Viết
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
25
5
15
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
30%
30%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
NĂM HỌC: 2023– 2024
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
– Truyện ngụ ngôn
Nhận biết:
– Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.
– Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.
– Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.
– Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).
Thông hiểu:
– Tóm tắt được cốt truyện.
– Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.
– Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.
– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.
Vận dụng:
– Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.
– Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.
5 TN
3TN
2TL
2
Viết
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.
1TL*
Tổng
5TN
3TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
30
30
30
10
Tỉ lệ chung
60
40
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều
Xem thêm nội dung trong file tải về
…………………………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024