Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ văn lớp 7, dưới đây là Top 20 Đề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa kì 2 năm 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 7.
Đề thi Ngữ văn 7 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án (20 đề)
Xem thử Đề GK2 Văn 7 KNTT Xem thử Đề GK2 Văn 7 CTST Xem thử Đề GK2 Văn 7 Cánh diều
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Xem đề thi
- Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (10 đề)
Xem đề thi
- Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Xem đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC
Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.
Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.
Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào.
Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.
Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính được nói tới trong văn bản trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Quạ đã làm gì để có thể với được tới nước ? Từ việc làm trên, em thấy quạ có những đức tính gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn.
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
RA VƯỜN NHẶT NẮNG
Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn suốt buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu.
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Ông nhặt lên chiếc nắng
Quẫy nhẹ, mùa thu sang.
(Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói về sự việc gì?
A. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái hạnh phúc dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
B. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
C. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái buồn bã dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
D. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái vui vẻ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
Câu 2 (0,5 điểm): Từ nào chỉ hành động của người ông trong khổ thơ thứ hai?
A. nhặt
B. Đặt
C. mang
D. sang
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Ông nhặt lên chiếc nắng?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Điệp ngữ
Câu 4 (0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh là gì?
A. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè
B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
C. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè
D. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên
Trả lời câu hỏi:
Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ?
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu
Câu 6 (1,0 điểm): Hai câu thơ sau giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân vật Bé dành cho Ông?
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Câu 7 (1,0 điểm): Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp tình cảm gì?
Câu 8 (1,0 điểm): Từ việc đọc bài thơ, em hãy rút ra cho mình những bài học trong cách ứng xử với những người thân trong gia đình.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
– Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
– Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
Câu 4 (1,0 điểm): Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao?
Câu 5 (1,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Lưu trữ: Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 2 sách cũ
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm )
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1: (1,0 đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: (2,0 đ) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì?
Câu 3: (1,0 đ) Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong đoạn văn trên, em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
ĐÁP ÁN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0điểm )
Câu 1: (1,0 đ)
– Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
– Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2: (2,0 đ)
– Các câu rút gọn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
– Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh và tránh lặp lại chủ ngữ đã có ở câu trước.
Câu 3: (1,0 đ)
– Những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta:
+ Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Giới thiệu, quảng bá những bản sắc của quê hương, đất nước.
+ Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, thân thuộc nhất như: ngôi nhà, mái trường…
( HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lí . Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá câu trả lời)
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
* Về kĩ năng: Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
a. Mở bài:
– Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
– Dẫn câu tục ngữ.
– Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
b. Thân bài:
* Giải thích:
– Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.
– Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.
– Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)
– Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
c. Kết bài:
– Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
– Liên hệ bản thân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm )
Câu 1: (4,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1,0 điểm)
b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5 điểm)
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu), trong đó có dùng cụm C – V để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C – V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2,0 điểm)
Câu 2: (1,0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4.0 điểm)
a. (1,0 điểm)
– Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
– Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)
– Ý nghĩa: Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (0,5 điểm)
b. (0,5 điểm)
– Trạng ngữ: Từ xưa đến nay (0,25 điểm)
– Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm)
c. Câu đặc biệt là: (0,5 điểm)
– Và lắc. (0,25 điểm)
– Và xóc. (0,25 điểm)
Câu 2: (1,0 điểm)
– Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. đạt 1,0 điểm
– Nêu đúng mỗi ý. đạt 0,5 điểm
+ Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm”của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0,5 điểm
+ Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động; … 0,5 điểm
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung:
– Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
– Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng.
* Yêu cầu cụ thể:
– Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
– Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
– Dẫn câu tục ngữ.
– Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: (4,0 điểm)
* Giải thích: (0,5 điểm)
– Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
– Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (4,5 điểm)
– Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,5 điểm)
– Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (2,0 điểm)
3. Kết bài: (0,5 điểm)
– Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
– Liên hệ bản thân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Thế nào là câu chủ động? Cho một ví dụ về câu chủ động?
b. Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu trong ví dụ sau đây và cho biết cụm chủ – vị được mở rộng làm thành phần gì của câu?
Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
Câu 2: (2.0 điểm)
Thế nào là phép tương phản trong nghệ thuật văn chương? Chỉ ra hai mặt tương phản được thể hiện trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn?
Câu 3: (6.0 điểm)
Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
ĐÁP ÁN
Câu 1
a.
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
– Cho ví dụ đúng.
b.
– Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu: Con mèo nhảy.
– Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu làm thành phần chủ ngữ.
Câu 2
– Phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, cảnh tượng, tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nỏi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
– Hai mặt tương phản:
+ Cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch.
+ Cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, nghiêm trang.
Câu 3
* Yêu cầu:
– Về hình thức: Bài viết đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, sạch sẽ và ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
– Về nội dung: Bài viết cần đạt được một số ý cơ bản sau:
a. Mở bài
– Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài
– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng… bản thân mình.
+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ…những người xung quanh.
ð Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
– Phải “Thương người như thể thương thân” bởi:
+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
+ Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:
+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi…
+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh… để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).
+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.
c. Kết bài
– Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.
– Lời khuyên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?
b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?
Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa.
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
Câu 3 (5,0 điểm)
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,0 điểm)
a. HS nêu được khái niệm câu rút gọn:
– Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
* Người ta rút gọn câu nhằm mục đích:
– Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn:
Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN
Làm lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN
(HS xác định đúng mỗi câu được 0,25 điểm, xác định đúng thành phần rút gọn mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
a. – Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”.
– Tác giả: Hoài Thanh
b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi
(Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm)
c. Học sinh giải thích ngắn gọn:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
– Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn…ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó.
Văn chươngluyện những tình cảm ta sẵn có:
– Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc.
(Nếu HS giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa )
Câu 3 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm)
– Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích
– Bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
– Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.
– Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
* Yêu cầu về nội dung: (4,0 điểm)
– HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
– Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
– Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài: (3,0 điểm)
* Giải thích câu tục ngữ: (1,0 điểm)
– Thất bại là khi con người không đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần thất bại trong công việc. Công việc càng khó, khả năng thất bại càng cao.
– Tuy nhiên, có thất bại thì ta có kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại là mỗi lần rút ra bài học để sửa đổi (lối suy nghĩ, cách làm việc…), từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
– Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói: Thất bại là mẹ thành công: (1,5 điểm)
– Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
– Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
– Con người có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Một phát minh khoa học bao giờ cũng phải trải qua nhiều lần thất bại. Một người thành đạt thường đi lên từ những bước gian khổ, thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua.
– Thành công có được sau những thất bại thường có giá trị chắc chắn, vững bền, đem lại cảm giác hạnh phúc thực sự cho con người
– Một học sinh vật vã trước một bài toán khó và cuối cùng cũng tìm ra lời giải…
Trong cổ tích, những nhân vật bất hạnh thường trải qua nhiều thử thách, cay đắng rồi mới tìm được hạnh phúc…
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. (0,5 điểm)
– Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
– Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
c. Kết bài: (0,5 điểm)
– Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
– Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:>
– Điểm 4 – 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí.
– Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
– Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục.
– Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
–Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.
Xem thử Đề GK2 Văn 7 KNTT Xem thử Đề GK2 Văn 7 CTST Xem thử Đề GK2 Văn 7 Cánh diều
Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 7 năm học 2023 – 2024 chọn lọc khác:
- [2021] Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ Văn lớp 7 (10 đề)
- (mới) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 có đáp án năm 2023 (10 đề)
- (mới) Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- (mới) Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa học kì 1 năm 2023 có ma trận (20 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội năm 2023 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Đà Nẵng năm 2023 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh năm 2023 (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 1 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 có đáp án (10 đề)
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều