Đề thi cuối kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 20 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.
TOP 20 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7 tập 2. Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 7, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 7.
TOP 20 Đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023
- Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều
- Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều
Đề thi học kì 2 Văn 7
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
MẸ
Từ ngày con thơ béĐến bây giờ lớn khônTiếng ru hời khe khẽVẫn thấm đượm trong hồnQua những ngày nắng cháyChân mẹ đã khô cằnMùa lũ về nước chảyMẹ dãi dầu vai xươngNày dáng mẹ thon thonNày bàn tay nhỏ nhắnỦa đâu rồi mẹ nhỉ?Sao nhiều quá nếp nhăn?Một đời mẹ trở trănLo những ngày con ốmMẹ trăm bề thấp thỏmCho con giấc ngủ lànhMẹ cắt bớt tuổi xanhBao nhiêu mẹ cũng đànhNgười hanh hao gầy guộcCon biền biệt trời xaMẹ ơi tháng năm quaCon bây giờ đã lớnMười mấy năm xa nhàNhớ mẹ! Lòng đau đớn!Con cứ hẹn xuân vềSẽ thăm lại vườn quêMà bao mùa mai nởVẫn riêng mình thỏa thuê!
(Huỳnh Nhật Minh)
Câu 1: Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào?
A. Vần chân. B. Vần lưng. C. Vần liền. D. Vần hỗn hợp.
Câu 3: Các từ “Hanh hao gầy guộc” gợi lên hình ảnh người mẹ như thế nào?
A. Thân hình gầy gò, yếu ớtB. Thân hình gầy gò ốm yếuC. Thân hình khô gầy, yếu ớtD. Thân hình rất gầy, rất yếu
Câu 4: Trong khổ thơ cuối có mấy phó từ
A. MộtB. HaiC. BaD. Bốn
Câu 5: Qua bài thơ tác giả chủ yếu dành cho mẹ tình cảm gì?
A. Thương nhớ, biết ơnB. Yêu mến, trân trọngC. Ngưỡng mộ, ngợi caD. Kính trọng, nể phục
Câu 6: Khổ thơ thứ 5 bộc lộ phẩm chất nào của người mẹ
A. Mẹ kiên cường, dũng cảmB. Mẹ chịu đựng, hi sinhC. Mẹ sẻn so, tiết kiệmD. Mẹ nhẫn nhục, chịu đựng
Câu 7: Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào
A. Tình cảm gia đìnhB. Tình cảm cha conC. Tình cảm mẹ conD. Tình cảm bà cháu
Câu 8: Qua bài thơ, thông điệp chủ yếu mà tác giả gửi đến người đọc là gì?
A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹB. Hãy về thăm mẹ nhiều hơnC. Hãy trân trọng tình yêu thương của mẹD. Hãy ghi nhớ những lời mẹ ru
Câu 9: Theo em trong khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 10: Qua bài thơ em thấy mình phải làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ?
II. VIẾT: (4. 0 điểm)
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi “Thế nào là tình bạn đẹp?”.
Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
IĐỌC HIỂU6,01B0,52D0,53C0,54D0,55A0,56B0,57C0,58A0,5
9
HS xác định được điều mà tác giả muốn nhắn nhủ là phải thường xuyên về thăm mẹ, đừng nên chỉ hứa hẹn rồi lại bỏ qua khiến mẹ phải mong ngóng, buồn lòng để rồi bản thân phải ân hận
1,0
10
HS nêu được những việc làm theo cách riêng để thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn mẹ. Có thể hướng tới các bài học sau:
+ Dành sự quan tâm, yêu thương trân trong mẹ
+ Biết vâng lời mẹ, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng
+ Biết chia sẻ công việc với mẹ, chăm sóc phụng dưỡng mẹ lúc đau ốm, già yếu. . .
Lưu ý: Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5
2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa.
1,0
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Tình bạn đẹp
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
– Giải thích tình bạn đẹp là gì
– Nêu biểu hiện của tình bạn đẹp
– Phân tích ý nghĩa của tình bạn đẹp (lý lẽ, dẫn chứng)
-phê phán những người lợi dụng tình bạn, không coi trọng tình bạn
-Em phải làm gì để có tình bạn đẹp
-Rút ra bài học cho bản thân. . . .
2,5
d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
0,5
e. Sáng tạo: Nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt sáng tạo.
0,5
Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
Thơ 5 chữ
3
0
5
0
0
2
0
60
2
Viết
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ (%)
20
40
30
10
Tỉ lệ chung
60%
40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ IIMÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Kĩ năng
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Thơ
Nhận biết:
– Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
– Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
– Xác định được số từ, phó từ
Thông hiểu:
– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.
Vận dụng:
– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.
– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
3TN
5TN
2TL
2
Viết
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài, đối tượng nghị luận.
Thông hiểu:
+ Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.
+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Vận dụng:
+ Tạo được hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề một cách thuyết phục.
+ Lập luận hợp lí, hiệu quả
+ Vận dụng các thao tác nghị luận hợp lí.
+ Vận dụng các phương thức biểu đạt
Vận dụng cao:
+ Sáng tạo, linh hoạt trong lập luận
+ Văn viết có giọng điệu riêng.
+ Bố cục mạch lạc, hoàn chỉnh.
1*
1*
1*
1TL*
Tổng số
3 TN
5 TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
20
40
30
10
Tỉ lệ chung
60%
40%
Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 2 Văn 7
TRƯỜNG THCS ………..
LỚP: 7……….
HỌ VÀ TÊN:
SBD: ……………………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – Năm học: 2022 -2023
MÔN: NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)
* Lưu ý: HS làm bài trực tiếp trên giấy này
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
[…] Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. […] Khoảng 11 giờ trưa, Nét Len lưu ý tôi giữa đám tảo đó có một con vật gì đó rất đáng sợ.
[…] Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. Trước mắt tôi, một quái vật đang bơi tới. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Nhìn thấy rõ hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưới nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.
Vì sao con bạch tuộc tức giận? Hẳn là vì sự xuất hiện của tàu No-ti-lớt to lớn hơn nó và vì vòi cũng như hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì…
[…] Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặn người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ.
(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Thể loại của đoạn trích trên là?
A. Truyện cổ tíchB. Truyền thuyếtC. Truyện cườiD. Truyện khoa học viễn tưởng.
Câu 3. Đề tài của văn bản là
A. phát minh khoa học, công nghệ.B. khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.C. chế tạo dược liệu.D. du hành vũ trụ.
Câu 4. Không gian trong đoạn trích trên là ở đâu?
A. Vũ trụ. B. Lòng đất. C. Biển cả. D. Âm phủ.
Câu 5. Nê-mô ứa lệ vì lí do gì?
A. Bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình.B. Lũ bạch tuộc chiến bại.C. Anh ta nhìn thấy con quái vật đáng sợ.D. Bạch tuộc bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu.
Câu 6. Có thể đặt tên cho đoạn trích là
A. Dòng Sông Đen.B. Xưởng Sô-cô-la.C. Một ngày của Ích-chi-an.D. Bạch tuộc.
Câu 7.Trong câu Mắt Nê-mô ứa lệ, từ “lệ” có nghĩa là gì?
A. Bạch tuộc. B. Thuyền trưởng.C. Chảy nước mắt. D. Nước mắt.
Câu 8. Thành phần nào được mở rộng trong câu sau là gì?
Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ.C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ.
Câu 9. Trong câu “Vì sao con bạch tuộc tức giận?” có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) về sự kì diệu của trí tưởng tượng.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô mà em yêu quý.
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7
PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6.01A0.52D0.53B0.54C0.55A0.56D0.57D0.58A0.59A0.5
10
– Hình thức: đúng thể thức một đoạn văn (0,25 điểm)
– Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: (0,75 điểm)
Sự kì diệu của trí tưởng tượng: Trí tưởng tượng đưa chúng ta đến với những thế giới không có trong đời thực, hấp dẫn, độc đáo. Trí tưởng tượng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo trong lao động theo sự hình dung, mơ ước của mình. Trí tưởng tượng giúp con người hình dung hoặc đưa ra dự báo về sự thay đổi của thế giới trong tương lai.
– Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm).
– Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, đọc đáo (0,25 điểm)
1.5
II
VIẾT
4.0
a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về một thầy cô giáo mà em yêu quý.
0,25
c. Các phần của bài viết
*Mở bài
– Giới thiệu thầy cô mà mình muốn bộc lộ cảm xúc.
– Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình dành cho thầy cô.
*Thân bài
Giải thích câu tục ngữ
– Biểu cảm được những đặc điểm nổi bật của thầy cô.
– Biểu cảm được vai trò của thầy cô đối với bản thân.
*Kết bài
– Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho thầy cô.
– Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.
3,0
0,5
2,0
0.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Sử dụng sáng tạo các chi tiết miêu tả, tự sự khi bộc lộ cảm xúc.
0.25
Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
– Truyện khoa học viễn tưởng
– Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ
– Ngữ cảnh
– Phép tu từ
4
0
4
0
0
2
0
60
2
Viết
Viết bài văn biểu cảm về con người
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
25
5
15
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
30%
30%
30%
10%
Tỉ lệ chung
60%
40%
Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
Đề thi cuối học kì 2 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công – John C.Maxwell)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao tác giả lại nói:…“thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?
Câu 5 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
Phần 2: Viết (5 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
0,5 điểm
Câu 2
Chủ đề của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người.
0,5 điểm
Câu 3
– Biện pháp tu từ: điệp từ “khó khăn”, “cơ hội”.
– Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu giá trị tạo hình. Qua đó nhấn mạnh cách nhìn của một người đối với khó khăn và cơ hội.
1,0 điểm
Câu 4
– “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.
+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.
+ Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.
1,0 điểm
Câu 5
HS trình bày suy nghĩ về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
– Thành công rực rỡ là thử thách lớn vì:
+ Đạt được thành công, con người thường có tâm lí dễ thỏa mãn, tự đắc, kiêu ngạo.
+ Đạt được thành công, con người thường ảo tưởng về khả năng của mình.
+ Khi ấy, thành công sẽ trở thành vật cản và triệt tiêu động lực phấn đấu của bản thân trên hành trình tiếp theo. (dẫn chứng )
– Thành công sẽ trở thành động lực cho mỗi người khi:
+ Con người có bản lĩnh, có tầm nhìn xa và tỉnh táo trước kết quả đã đạt được để nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công, nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống.
+ Đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó.
+ Mở rộng tầm nhìn để nhận ra thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất….
2,0 điểm
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.
0, 5 điểm
0, 5 điểm
3,0 điểm
0.5 điểm
0,5 điểm
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghiện game của học sinh hiện nay.
c. Triển khai vấn đề:
HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.
Sau đây là một số gợi ý:
I. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…).
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
– Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
– Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
– Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
2. Nêu thực trạng
– Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game
– Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh
– Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game…
3. Nguyên nhân
– Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ
– Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo
– Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ
– Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ…
4. Hậu quả
– Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút
– Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của
– Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội…
5. Rút ra bài học và lời khuyên:
– Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
– Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
– Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…)
– Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi,
Ma trận đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7
TT
Kĩ năng
Nội dung
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu
Văn bản nghị luận
0
2
0
2
0
1
0
50
2
Viết
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
50
Tổng
0
15
0
35
0
40
0
10
100
Tỉ lệ %
15%
35%
40%
10%
Tỉ lệ chung
50%
50%
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 7