Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 tuyển chọn 11 đề kiểm tra có ma trận kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.
TOP 11 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 KNTT được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau gồm phần đọc hiểu và tập làm văn. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 11 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 1 Tiếng Anh 7 Kết nối tri thức.
Bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức – Đề 1
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7
TRƯỜNG THCS ……..
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Sang năm con lên bảy
“Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”
(Vũ Đình Minh, Theo https: //www.thivien.net/)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3 (0,5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu được gieo vần gì?
Câu 4 (0,5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, thuộc cụm từ gì?
Câu 5 (0,5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học?
Câu 6 (0,5 điểm): Xác định số từ được sử dụng trong bài thơ.
Câu 7 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ trên?
Câu 8 (2,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm)
Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) … và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.
Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7
Phần I:
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Câu 3 (0.5 điểm): Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân.
Câu 4 (0.5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là cụm động từ.
Câu 5 (0.5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích Cây khế.
Câu 6 (0.5 điểm): Số từ được sử dụng trong bài thơ: bảy (số từ chỉ thứ tự), hai (số từ chỉ lượng xác định)
Câu 7 (1,0 điểm): Nội dung chính của bài thơ:
Bài thơ là khúc tâm tình người cha muốn nhắn nhủ với con của mình: Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá, con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân minh.
Câu 8 (2,0 điểm): Học sinh viết đoạn văn theo cảm nhận của bản thân:
* Gợi ý:
– Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, là điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống
– Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách con người
– Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng
– Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người
Phần II (4,0 điểm):
Hướng dẫn chấm
Điểm
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn, đảm bảo bố cục 3 phần, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc cùng ấn tượng khái quát về nhân vật.
0,5
Thân bài:
– Phân tích đặc điểm của nhân vật (dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
– Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
3,0
Kết bài:
– Nêu ấn tượng sâu đậm và đánh giá về nhân vật.
0,5
* Biểu điểm chung:
– Điểm 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn nghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết.
– Điểm 2 – 3: Bố cục rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận nhưng còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 1: Chưa đảm bảo yêu cầu.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TT
Kĩ
năng
Nội dung/ đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Tổng
%
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số
câu
T.gi
an
TL
Số
câu
T.
gian
T
L
Số
câu
T.
gian
T
L
Số
câu
T.
gian
T
L
Số
câu
T.
gian
1
Đọc
hiểu
Thơ (bốn chữ, năm chữ)
6
15P
30
%
1
15P
10
%
1
15 P
20
%
8
45p
60%
2
Viết
Viết bài văn nghị luận
1
45p
40
%
1
45p
40%
Số
câu
6
1
1
1
9
Số
điểm
3,0
1,0
2,0
4,0
10
Tổng tỉ lệ %
30%
10%
20%
40%
90p
100%
Tỉ lệ chung
60%
40%
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT
Chương/
Chủđề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
1
Đọc hiểu
Thơ bốn chữ, năm chữ
(ngoài chương trình)
– Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ, cụm từ được sử dụng trong bài thơ…
– Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
– Xác định được số từ,…
-Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.
2
Viết
Viết bài văn nghị luận
Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.
Tỉ lệ %
30%
10%
20%
40%
Số câu (9 câu)
6
1
1
1
Số điểm (10 điểm)
3,0
1,0
2,0
4,0
Tỉ lệ chung
60 %
40%
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mưa rơi tí táchHạt trước hạt sauKhông xô đẩy nhauXếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sânMưa dàn trên láMưa rơi trắng xóaBong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoaMưa gọi chồi biếcMưa rửa sạch bụiNhư em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơiMưa là bạn tôiMưa là nốt nhạcTôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết)
A. Bốn chữB. Năm chữC. Lục bátD. Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết)
A. Nhịp 1/1/2B. Nhịp 2/1/1C. Nhịp 2/2D. Nhịp 1/2/1
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết)
A. Cánh hoaB. Hạt mưaC. Chồi biếcD. Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết)
A. Ẩn dụB. Hoán dụC. So sánhD. Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu)
A. Tình yêu thiên nhiênB. Tình yêu đất nướcC. Tình yêu quê hươngD. Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu)
A. Yêu quý, trân trọngB. Hờ hững, lạnh lùngC. Nhớ mong, chờ đợiD. Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng)
II. Viết (6,0 điểm)
Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
5,0
1
A
0,5
2
C
0,5
3
B
0,5
4
D
0,5
5
A
0,5
6
A
0,5
7
HS trả lời hợp lý 2lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
– Lợi ích của mưa: cung cấp nước để phục vụ đời sống của con người và động thực vật; làm cho không khí sạch và trong lành hơn
1,0
8
Biện pháp bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, trồng cây, không xả xác động vật xuống ao hồ
1,0
II
VIẾT
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
0,5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:
– Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
– Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.
– Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
– Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
– Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.
– Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
3.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.
0,5
Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)
4
0
2
0
0
2
0
50
2
Viết
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
50
Tổng
20
10
10
15
0
30
0
1,5
100
Tỉ lệ %
30%
25%
30%
15%
Tỉ lệ chung
55%
45%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
– Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)
Nhận biết:
– Nhận biết được từ ngữ, vần, thể thơ, nhịp thơ các và các biện pháp tu từ trong bài thơ.
– Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
– Xác định được số từ, phó từ.
Thông hiểu:
– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.
Vận dụng:
– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài ứng xử cho bản thân.
– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
4TN
2TN
2TL
2
Viết
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.
1TL*
Tổng
4TN
2TN
1TL
1 TL
Tỉ lệ %
20
10
10
60
Tỉ lệ chung
30
70
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức