Đền Ông Hoàng Bảy ở đâu? Đi lễ Ông Hoàng Bảy cầu gì? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được câu trả lời nhé.
Đền Ông Hoàng Bảy ở đâu?
Ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là Quan Hoàng Bảy, Ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì ông chính là người thuộc hàng vị thứ 7 trong Thập nhị Quan Hoàng thuộc hệ thống Thần linh Tứ Phủ của Việt Nam.
Ngài là một trong 10 vị Quan Hoàng trong Tứ phủ Quan Hoàng được nhân dân ta tôn kính thờ phụng. Hiện nay hầu khắp các đền, điện, phủ trong hệ thống thờ Mẫu đều có ban thờ Ngài.
Tuy nhiên đền thờ Ông Hoàng Bảy chính thức nằm ở Bảo Hà, Lào Cai. Đền thờ Quan Hoàng Bảy được xây dựng ở dưới chân núi Cấm, cạnh dòng sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Yên Bảo, tỉnh Lào Cai và cách trung tâm Thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía Nam. Đền thờ Ông Hoàng Bảy đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1977.
Địa chỉ đền Ông Hoàng Bảy: Xã Bảo Hà, huyện Yên Bảo, tỉnh Lào Cai.
Hướng dẫn cách di chuyển đến đền Ông Hoàng Bảy
Có khá nhiều cách di chuyển đến đền thờ Ông Hoàng Bảy, ví dụ như:
- Di chuyển bằng xe máy: Bạn đi dọc theo quốc lộ 32 tới thành phố Yên Bái rồi đi theo đường tỉnh lộ DT136 lên tới đền Bảo Hà.
- Di chuyển bằng ô tô cá nhân: Bạn đi theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai khoảng 240km sẽ có biển chỉ dẫn hướng đi vào đền Bảo Hà.
- Di chuyển bằng xe khách: Bạn có thể chọn xe khách Hà Nội – Bảo Hà hoặc đi xe Limousine đưa đón tận nơi.
- Di chuyển bằng tàu hỏa: Bạn đi thẳng từ ga Hà Nội tới ga Bảo Hà. Và đền thờ Ông Hoàng Bảy chỉ cách ga Bảo Hà khoảng 800m.
Đi lễ đền Ông Hoàng Bảy cầu gì?
Với những người chưa từng lễ đền Ông Hoàng Bảy chắc chắn họ sẽ phân vân đi lễ đền Ông Hoàng Bảy để cầu gì. Trong dân gian có câu “Cầu tài Ông Bảy – Cầu quan Ông Mười”, vậy nên đi lễ đền Quan Hoàng Bảy là để cầu tài lộc.
Người dân sẽ đến đền thờ Ông Hoàng Bảy để cầu mong cho việc buôn bán, kinh doanh được hanh thông, thuận lợi, làm đâu trúng đó. Đặc biệt, những người làm kinh doanh, bất động sản… thường rất hay dâng lễ lên Ông Hoàng Bảy để cầu mong gặp nhiều điều thuận lợi trong công việc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng tới đền thờ để cầu lộc, cầu bình an, cầu cho gia đình êm ấm, yên ổn.
Đi lễ đền Ông Hoàng Bảy thời gian nào?
Thông thường đền Ông Hoàng bảy diễn ra nhiều lễ hội trong năm, tuy nhiên bạn nên đi lễ vào những dịp lễ chính như:
- Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng.
- Lễ tiệc quan tuần tranh vào ngày 25/5 Âm lịch.
- Lễ Tết muộn vào tất niên.
- Ngày giỗ chính của ông vào ngày 17/7 Âm lịch hằng năm.
Văn khấn đi lễ đền Ông Hoàng Bảy
Dưới đây là bài khấn Nôm dành cho những người đi lễ đền mà không thuộc căn đồng, số lính:
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư Phật mười phương, mười phương chư Phật.
Con lạy chư Phật, chư tiên, chư thánh
Con lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh
Đệ tử con tên là… năm nay …. tuổi… ngụ tại….
Hôm nay là ngày… chúng con có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (dâng gì thì kêu đó, lưu ý không bày lễ mặn ở nơi cúng Phật) xin dâng lên các chư tiên chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc của con đã hanh thông trọn vẹn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các ngài.
Hôm nay chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc như sau… (nêu cụ thể các việc cần xin)
Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài ra tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ Thánh Hoàng Bảy tối linh và toàn thể các chư tiên, chư Thánh.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Lưu ý khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy
- Kêu cầu gia tiên chu đáo
- Nên đi đến nơi về đến chốn, không tạt ngang tạt dọc khi đi lễ đền
- Nên mua đồ lễ tươi ngon nhất, không ham đồ rẻ tiền
- Khi hương đã cháy 2/3 trở lên mới được hạ lễ
- Không đặt tiền lẻ khắp nơi khi đi lễ
- Không nên tham cầu….
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết đền Ông Hoàng Bảy ở đâu và đi lễ Ông Hoàng Bảy cầu gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- 2 Bài văn khấn Ông Hoàng Bảy và cách sắm lễ chuẩn nhất
- Tứ trấn Hà Nội gồm những đền nào? Thứ tự đi tứ trấn
- Chùa Bà Đanh ở đâu, thuộc tỉnh nào? Lịch sử và hình ảnh chùa Bà Đanh
- Chùa Ba Vàng ở đâu, thuộc tỉnh nào? Hình ảnh và lịch sử chùa Ba Vàng