Đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những đèo núi lớn và có hầm thông qua ở miền Trung. Hầm đèo cả đi từ Bắc vào Nam thông sang tỉnh Khánh Hòa. Đèo Cả năm gần biển khí hậu quanh năm mát mẻ, từ đây bạn có thể đi ra nhiều bãi biển đẹp.
Xem thêm: Du lịch Phú Yên: Kinh nghiệm từ A đến Z
Đèo Cả Phú Yên nổi tiếng
Con đèo này cao khoảng 333 m, có chiều dài khoảng 12 km, trước kia đi qua đèo bạn phải vượt qua những đỉnh dốc treo leo, những đoạn đường hiểm trở để sang sườn bên kia. Nay việc di chuyển đi lại đã thuận tiện hơn nhờ có hầm đường bộ thông qua đèo, tổng chiều dài đường dẫn và hầm chính dài khoảng 13,5 km. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ sau hầm Hải Vân.
Bên trong hầm được trang bị hệ thống đèn điện, quạt thông gió, hệ thống thoát nước, biển báo đầy đủ. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ sau hầm Hải Vân. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ sau hầm Hải Vân. Người tham gia giao thông luôn có cảm giác an toàn khi di chuyển qua hầm bởi kết cấu vòm bê tống cốt thép vững chắc.
Trong lịch sử nơi đây từng là ranh giới giữa nước Đại Việt và Chiêm Thành, khi vua Lê tiến vào Nam đã phải dừng chân tại Đèo Cả vì địa hình hiểm trở không cho phép đi tiếp. Ông dựng một cứ địa nhở tại Phú Yên đặt tên là Hoa Anh. Trong suốt thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16 nơi đây là ranh giới điểm nóng xảy ra nhiều cuộc giao tranh giữa quân Đại Việt và Chiêm Thành.
Không những thế vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nơi đây là địa điểm lịch sử ghi dấu các cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em Nhạc – Lữ – Huệ. Đèo Cả xứng đáng là một địa danh lịch sử nổi tiếng vì đã từng chứng kiến nhiều biến động của thời cuộc. Đến năm 1947 đèo Cả tiếp tục chứng kiến nhiều cuộc giao tranh giữa quân đội thực dân Pháp và Mặt trận Việt Minh.
Khí hậu đèo Cả thuận lợi cho nhiều loài cây cối phát triển, rừng núi xanh tươi không khí trong lành. Hệ thực vật nơi đây phong phú và đa dạng, đây còn là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật như: Tê Tê, gấu ngựa, báo hoa, nhím, khỉ, trĩ sao … trong đó có những loài đặc thù chỉ sinh sống ở vùng này. Rừng có nhiều loài gỗ quý: Sao, chò, dầu, kền kền, trầm, cà ná … tạo nên khung cảnh nguyên sinh đạm chất.
Đứng trên đỉnh đèo Cả bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra một khoảng trời rộng lớn. Một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện lên từ đồng bằng đến núi rừng, phía xa xăm là biển cả mênh mông.
Vào mùa chiêm, đứng trên đèo nhìn xuống những cánh đồng lúa chín vàng óng như tấm thảm khổng lồ gợn theo từng đợt gió. Gần đèo Cả có rất nhiều bãi biển, vịnh đẹp, đó là những điểm đến của đông đảo khách thập phương. Nhờ những cảnh đẹp trời phú mà du lịch ở đây rất phát triển tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng.
Thiên nhiên khí hậu đèo Cả thật sự khiến lữ khách phải nao lòng, mỗi lần đi qua không khỏi có một cảm xúc lạ dâng trào, cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn bao giờ.
Đường lên đèo cả uốn lượn như dải lụa giữa màu xanh của núi rừng, có những khúc quanh tưởng chừng như không thể bẻ tay lái. Đi qua những khối đá cao dựng đứng sừng sững có cảm giác thiên nhiên thật hùng vĩ lớn lao. Cái hiểm trở của đèo Cả như muốn nuốt trọn bất kỳ ai muốn đi qua. Đâu chỉ có những cảnh hùng vĩ hiểm trở, đèo Cả cũng rất thơ mộng với không gian một gam màu xanh tràn đầy sức sống, nền trời trong không một gợn mây, gió luồn qua từng kẽ tay mang đến sự trong lành và tươi mới. Thiên nhiên cảnh đẹp như muốn níu bước chân người lữ hành, cảnh sinh tình, người mê cảnh.
Tiếng lành đồn xa, vùng đất này cũng có nhiều món đặc sản được nhiều người biết đến như: Bánh ướt chả bò, cháo hàu, cá nục hấp, bò mọt nắng, cua huynh đệ … Đây là những đặc sản ngon đặc biệt, nếu có dịp qua đèo Cả bạn nên dừng chân tìm chỗ để thưởng thức một lần.
Đèo cả cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 32 km và mất khoảng 1 giờ đồng hồ để di chuyển từ trung tâm đến đèo Cả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đeo Cả – Một trong những con đèo lớn nhất Việt Nam, hi vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn và người thân có những chuyến khám phá thú vị và an toàn.
Xem thêm:
- Đèo Cù Mông ở Phú Yên địa điểm du lịch “không thể bỏ lỡ”
- Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên – Nét kiến trúc hàng trăm năm tuổi