Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10, tại bài số 5, chúng ta được tìm hiểu về: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Có thể thấy: Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất.
Vậy, đáp án cho câu hỏi: Điều kiện để chất mới ra đời là gì? Bài viết này sẽ đem đến cho Quý độc giả các thông tin hữu ích, từ đó giải đáp được thắc mắc trên.
Câu hỏi:
Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
A. Tăng lượng liên tục
B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép
C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút
D. Lượng biến đổi nhanh chóng
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án C. Điều kiện để chất mới ra đời là Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
Giải thích lý do lựa chọn đáp án C:
Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Trong đó:
– Chất là khái niệm để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Ví dụ: Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, một mặt đánh đuổi bọn thực dân xâm lược, giành lại quyền độc lập cho dân tộ; mặt khác đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Chất của cuộc cách mạng này là cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, khác về chất so với những cuộc cách mạng khác.
– Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)… của sự vật và hiện tượng.
Ví dụ: Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số (ít/nhiều), diện tích lãnh thổ (lớn/nhỏ) của nước ấy.
Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, tuy nhiên, chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ.
Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời, thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. Nói cách khác, điều kiện để chất mới ra đời là lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy. Ở ví dụ này, độ là khoảng giới hạn trong đó nhiệt độ của đồng chưa đạt đến 1083oC, điểm nút là nhiệt độ 1083oC.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và làm rõ thắc mắc: Điều kiện để chất mới ra đời là gì? Hy vọng, qua bài viết này, các bạn học sinh đã khắc sâu thêm kiến thức bài học về: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, từ đó đạt điểm cao trong quá trình học tập môn học này.