Đô la Mỹ là một đơn vị tiền tệ có ký hiệu là $ và mã ISO 4217 của chúng là USD. Đây là đồng tiền chính thức của Hoa Kỳ và chính là một trong những dòng tiền mạnh được sử dụng thường xuyên trong nhiều giao dịch quốc tế cũng như là một trong những đồng tiền dự trữ chủ đạo của thế giới. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc quy đổi tiền Việt sang tiền Đô.
1. Ngoại tệ là gì ?
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN).
Trên thực tế giao thương, thường coi trọng ngoại tệ mạnh, là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới được thừa nhận trong thời gian dài là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật).
Đến năm 2019, có 26 nước có đơn vị tiền tệ gọi là đô la, trong đó đồng USD là phổ biến nhất.
Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. (khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)
Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài: (khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 8, Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005).
2. Quy định về đổi ngoại tệ.
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 3. Địa điểm mua, bán ngoại tệ
- Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Cùng với đó tại Điều 9 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân
- Xuất trình đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định của tổ chức tín dụng được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình.
- Sử dụng ngoại tệ tiền mặt mua tại tổ chức tín dụng được phép đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 3 nêu trên thì việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt.
3. Đồng Đô la là gì ?
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United States Dollar), trong ngôn ngữ tiếng việt thì còn được gọi ngắn là “đô la” hay “đô”, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ.
Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $.
4. 1 USD bằng bao nhiêu tiền Việt ?
Tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ là thường xuyên thay đổi tùy vào các thời điểm khác nhau mà bạn tra cứu về chúng. Vậy nên để nhận được tỷ giá chính xác thì bạn cần phải tham khảo thường xuyên. Và theo thông tin mới nhất về tỷ giá đồng đô Mỹ được cập nhật thì ta có: 1 USD hiện nay bằng 23,792.50 Vietnam dong
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đồng Đô la khi đổi sang tiền Việt.
- Hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thương mại giữa Mỹ và Việt Nam hay giữa Việt Nam với nước khác.
- Các yếu tố liên quan đến quy định pháp lý về tỷ giá, ngoại tệ hay nội tệ.
- Một số vấn đề về lạm phát trong nước Việt Nam và ở nước Mỹ
- Tỷ lệ về tiền lãi trong nền kinh tế của Việt Nam và của nước Mỹ
- Tỷ lệ vốn cũng như hoạt động đầu tư trong nước Việt Nam và trong nước Mỹ.
- Các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, trạng thái dự trữ tiền tệ, lạm phát, chính trị, đầu cơ, nợ công,…
6. Đổi tiền Việt sang Đô ở đâu ?
Giao dịch tại ngân hàng
Bạn có thể đến các phòng giao dịch/chi nhánh của các ngân hàng nhà nước gần nhất để đổi tiền Việt sang USD hay là bán lại đồng đô la cho ngân hàng thu mua. Bạn có thể xem bảng tỷ giá các đồng ngoại tệ ở trên theo từng ngân hàng để biết được giá mua vào và bán ra mới nhất của đồng Đô la.
Ngoài ra, ở chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:
- Thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân.
- Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.
- Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn.
Bởi vậy, khi muốn bán USD nói riêng và ngoại tệ nói chung thì cần lên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng xem cụ thể địa điểm được mua, bán ngoại tệ để đến đó bán ngoại tệ.
Giao dịch tại các tiệm vàng
Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác “chợ đen”.
Song vẫn có một số cửa hàng được cấp phép kinh doanh ngoại tệ nếu đáp ứng một số điều kiện mà người dân có thể căn cứ vào đó để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “ Quy đổi tiền Việt sang Đô (USD) như thế nào ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.