Vị trí này cho phép Đông Hà phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế – xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước trong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ.
Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2009 là 82.331 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III. Tháng 8/2009, Đông Hà đã được Chính phủ ra Nghị quyết công nhận thành phố thuộc tỉnh.
Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh. Những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Đông Hà cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước… lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của thành phố Đông Hà.
Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá – xã hội đều có nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy mô và chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên. Hoạt động văn hoá thông tin, TDTT phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. An ninh quốc phòng được giữ vững, an toàn – trật tự xã hội được đảm bảo.
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt được trong giai đoạn 2006 – 2010:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình quân 12,4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm. Năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ – công nghiệp và xây dựng – nông nghiệp năm 2006 là 69,6 – 26,8 – 3,6 % đến năm 2010 là 66,6 – 30,5 – 2,9 %.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 27%. Các loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, và có chiều hướng phát triển tốt, đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác. Vùng chuyên canh lúa hàng năm ổn định khoảng 1.100 ha; sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 9.500 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm.
Trong 5 năm 2006-2010: Tổng thu ngân sách nhà nước là 586,7 tỷ đồng; bình quân hàng năm tăng 16,5%/năm; Tổng chi ngân sách Nhà nước là 566,5 tỷ đồng, trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển chiếm 34%, chi thường xuyên chiếm 46%, chi ngân sách phường và chi khác chiếm 20%.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 2.479 tỷ đồng; Trong đó: ngân sách Trung ương và tỉnh là 761 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%, còn lại là vốn đầu tư của thành phố, đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của nhân dân, mức tăng bình quân mỗi năm là 31%.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, đến năm 2009 đạt trên 26 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đến cuối năm 2009 còn 5,37%. Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộ được đào tạo sau đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%. Tạo việc làm mới hằng năm cho 1.200 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2010 giảm còn 5,5%.
Giai đoạn 2010 -2015, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng Dịch vụ – Công nghiệp và xây dựng – Nông nghiệp; Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; Ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đảm bảo quốc phòng – an ninh; Xây dựng Thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước năm 2020. Các chỉ tiêu, cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân hàng năm: 15 – 16%; GDP bình quân đầu người đến năm 2015: 55 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2010 ; Cơ cấu các ngành kinh tế (theo GTSX): Dịch vụ – thương mại, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Nông nghiệp đến năm 2015 là: 57- 58% ; 41-42% ; 1- 2%; Giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân hàng năm: Dịch vụ: 12-14%; Công nghiệp – TTCN, xây dựng: 19-21%; Nông nghiệp: 2-3%; Tổng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm tăng: 19 – 21%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân hàng năm 28- 30%; Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,3%o, giảm tỉ lệ người sinh con thứ 3 trên 1%/năm; Quy mô dân số đến năm 2015 trên 10 vạn người; Tạo việc làm mới hàng năm 1.300-1.500 lao động; Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 8,5 % năm 2015; Giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 0,5-1% (theo tiêu chí hiện hành); Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến 2015 đạt 1,1%; 90% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 50% phường được công nhận phường văn hóa, 100% phường có thiết chế văn hoá./.
Tiềm năng của thành phố Đông Hà
Sau gần 20 năm đổi mới, bộ mặt Đông Hà có nhiều thay đổi. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và kỹ thuật đô thị được quan tâm xây dựng, hàng năm vốn đầu tư trên địa bàn từ 150 – 257 tỷ đồng. Hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, cây xanh đường phố, vỉa hè, điện chiếu sáng…đang được quan tâm đầu tư. Công cuộc xây dựng và phát triển đô thị đang đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, tận dụng mọi nguồn vốn có thể để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Để phát huy những yếu tố nội lực của nền kinh tế, bên cạnh việc áp dụng những chính sách nhằm hỗ trợ các cơ sở duy trì và phát triển sản xuất, trong thời gian tới, thị xã tiếp tục đầu tư có trọng điểm vào các ngành và cơ sở sản xuất mũi nhọn: các trung tâm thương mại – dịch vụ, các khu vực sản xuất công nghiệp – TTCN; nghiên cứu phát triển kinh tế ven đô. Trên địa bàn Đông Hà đã hình thành các khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp phía Tây; các cụm công nghiệp ở Đông Lễ, cụm công nghiệp làng nghề phường 3. Tỉnh Quảng Trị và Đông Hà sẽ có nhiều chính sách ưu đãi trong việc giao và thuê đất, miễn giảm thuế, cơ sở hạ tầng… tạo cơ hội thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến hợp tác sản xuất, liên doanh, liên kết tại Đông Hà.
Trên lĩnh vực dịch vụ, thị xã cũng khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác lợi thế vị trí địa lý của thị xã để phát triển các ngành dịch vụ như thương mại, khách sạn, du lịch, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng tiền tệ, bưu chính thông tin… từng bước đưa Đông Hà trở thành trung tâm dịch vụ và công nghiệp của tỉnh.
Đặc biệt cuối tháng 12 năm 2005, Đông Hà được Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận là đô thị loại III và trở phấn đấu trở thành thành phố thuộc tỉnh trước năm 2009, tỉnh Quảng Trị và Đông Hà tiếp tục có cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và kiến thiết đô thị; thực hiện sâu rộng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Lấy đô thị nuôi đô thị”, huy động sức mạnh của cộng đồng theo hướng xã hội hóa, đồng thời chủ động xây dựng các dự án để tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng kết cấu hạ tầng. Hiện nay, Đông Hà đã lập nhiều dự án về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị như: kè và đường giao thông 2 bên bờ sông Hiếu, hệ thống thoát nước đô thị, xử lý chất thải… , các dự án về quy hoạch xây dựng khu vui chơi giải trí như Lâm viên Cọ dầu – Trung Chỉ, Hồ Khe Mây, Hồ Km 6, công viên Trung tâm thị xã …Đồng thời có chính sách khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đến tham gia đầu tư trên địa bàn thị xã theo hướng xã hội hóa.
Đông Hà là một đô thị trẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển. Điều này đang đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Đông Hà nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao để vượt qua. Đông Hà mong nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các Bộ, ngành Trung ương và sự hợp tác của các tỉnh, thành phố trong cả nước, của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước để xây dựng Đông Hà trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, hòa chung với tiến trình phát triển của đất nước.
Tiềm năng đầu tư, phát triển
1. Định hướng tiềm năng phát triển kinh tế
a. Lĩnh vực thương mại
* Định hướng
– Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường dịch vụ thương mại, xây dựng Đông Hà thành trung tâm thương mại của tỉnh và của khu vực Bắc Trung bộ. Là nơi tích tụ các nguồn hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa bàn, đồng thời là trung tâm phát luồng hàng hoá đi các vùng trong khu vực và Quốc tế.
– Qui hoạch bố trí dành quỹ đất nhằm định hướng và tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư phát triển mở mang các nhóm ngành dịch vụ có tiềm năng và lợi thế phát triển như : Du lịch vui chơi giải trí, khách sạn, siêu thị, vận tải kho tàng bến bãi…Tổ chức sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh khu vực nội thị theo hướng hình thành từng cụm phố chuyên doanh tập trung. Hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án qui hoạch phát triển hệ thống các chợ, siêu thị trên địa bàn đến năm 2020, đẩy mạnh xã hội hoá xây dựng phát triển các chợ, siêu thị trên địa bàn. Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng chợ phường 5 tại địa điểm mới, qui hoạch, sắp xếp lại các chợ tạm hiện có; Quy hoạch bố trí quỹ đất tạo mặt bằng đáp ứng nhu cầu xây dựng trụ sở, kho chứa hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn.
– Tập trung huy động mọi nguồn lực, tích tụ vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng cơ sở dịch vụ công cộng, phát triển mạng lưới kinh doanh, từng bước hiện đại hoá phương tiện hoạt động nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội ngày một cao.
– Khuyến khích, thu hút đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ đa dạng phong phú trên cơ sở cân đối thị trường cung cầu, đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ của từng loại hình dịch vụ.
– Tập trung thực hiện hoàn thành qui hoạch tổng thể các hồ trên địa bàn, làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, cấp điện, nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí sinh thái tại hồ Khe mây, hồ Trung chỉ, Đại an, Khe sắn, đôi bờ sông Hiếu, sông Thạch Hãn…
* Tiềm năng phát triển
– Về giao thông, hạ tầng đô thị : Cả 3 mặt đường bộ, đường thuỷ và đường sắt Đông Hà đều nằm trên trục giao lưu và trong vùng chiến lược phát triển của Khu thương mại Lao Bảo. Chất lượng đường vận chuyển cả 3 tuyến đều đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đặc biệt trục xuyên á – Quốc lộ 9 nối hành lang Đông -Tây đã được nâng cấp nối cảng Cửa Việt – cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đi các nước trong khu vực rất thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh buôn bán trao đổi hàng hoá. Cùng với quá trình đô thị hoá, hệ thống giao thông nội thị, chiếu sáng được đầu tư nâng cấp làm mới, kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ đều khắp trên các đường phố, đặc biệt tập trung ở các trục phố trung tâm, chiếm trên 70% số cơ sở.
– Về năng lực của nền kinh tế : Những năm qua, kinh tế thị xã có bước phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14-15%. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế từng bước được nâng cao, là yếu tố quan trọng để tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp NQD và các thành phần kinh tế khác kinh doanh ngày càng được đổi mới, phát triển nhanh về qui mô, số lượng, loại hình … là tiền đề đẩy nhanh phát triển kinh tế thị xã trong những năm đến. Đồng thời tạo thế và lực mở ra khả năng liên kết hợp tác giữa các thành phần kinh tế, liên kết kêu gọi đầu tư bên ngoài tạo sức mạnh tổng hợp phát triển.
– Trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, thị xã cũng khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác lợi thế vị trí địa lý của thị xã để phát triển các ngành dịch vụ như thương mại, khách sạn, du lịch, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng tiền tệ, bưu chính thông tin… từng bước đưa Đông Hà trở thành trung tâm dịch vụ và công nghiệp của tỉnh.
– Khả năng về thị trường : Đông Hà là thị xã còn non trẻ trong quá trình xây dựng và phát triển yêu cầu đòi hỏi đáp ứng các loại hình dịch vụ là rất lớn để phục vụ nhu cầu đẩy mạnh phát triển sản xuất và phát triển đô thị, văn hoá xã hội. Đồng thời Đông Hà có lợi thế hơn các địa phương khác về khả năng thu hút dịch vụ, bởi được xác định là trung tâm thương mại và là đầu mối phát luồng hàng hoá – dịch vụ của cả tỉnh, khu vực và quốc tế.
b. Lĩnh vực CN-TTCN
* Định hướng một số ngành công nghiệp
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và đồ uống: Đây là ngành công nghiệp có ưu thế về sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn thị xã, từ các khu vực lân cận và các vùng trong tỉnh, có thị trường tiêu thụ: thị trường thị xã, trong tỉnh, thị trường tỉnh ngoài và xuất khẩu.
Tập trung phát triển các ngành: chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến hoa quả, rau sạch; chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ trang trí nội thất; sản xuất bia, nước uống tinh khiết, các loại nước trái cây, giải khát.
+ Công nghiệp may, da giày: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp may mặc, sản xuất trang phục may sẵn, gia công may xuất khẩu; sản xuất các đồ dùng bằng da, giày dép da, túi xách bằng da các loại. Phát triển các cơ sở may, thêu ren xuất khẩu.
+ Công nghiệp cơ khí: Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở luyện cán thép, sản xuất thép kéo xây dựng, thép chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cán thép đã có hoạt động hiệu quả và tiếp tục mở rộng công suất. Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo, sửa chữa và sản xuất phụ tùng, linh kiện cơ khí. Phát triển cơ khí đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, bộ.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Định hướng phát triển các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn, vật liệu trang trí nội thất, gạch ngói, gạch hoa, tấm lợp, v.v. đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình kinh tế và dân sinh trên địa bàn. ập trung quy hoạch sắp xếp lại, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các cơ sở hiện có.
+ Công nghiệp điện, điện tử: Đẩy mạnh phát triển lắp rắp và sửa chữa điện, điện tử, điện lạnh phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn thị xã và các địa phương trong tỉnh. Xây dựng Đông Hà thành trung tâm công nghiệp lắp rắp, sửa chữa điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.
+ Các ngành công nghiệp khác: Phát triển một số ngành công nghiệp khác như công nghiệp hoá chất, sản xuất đồ nhựa dân dụng, thuốc tân dược; sản xuất bao bì, công nghiệp in ấn v.v. phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nội địa. Phát triển các cơ sở sản xuất nước đá phục vụ sản xuất, chế biến thuỷ hải sản và giải khát trên địa bàn.
+ Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Chủ yếu là các nghề sản xuất bún bánh, chế biến thủy sản, rau quả; rèn, đan lát, chế biến gỗ, lâm sản; nghề trồng bông sợi, dệt vải truyền thống. Tạo điều kiện nguyên liệu, thị trường để khôi phục và phát triển các nghề thủ công mới như rang xay, chế biến cà phê, nghề mộc mỹ nghệ, trạm khảm v.v.
* Tiềm năng phát triển
– Tiềm năng về nguồn nhân lực: Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, lao động dồi dào. Dân số thị xã năm 2006 có 82.331 người, chiếm 1,54% diện tích và 12,9% dân số toàn tỉnh. Nguồn nhân lực dồi dào.
– Rừng ở thị xã có nhiều cây lấy gỗ với nhiều loại gỗ tốt, quí hiểm, cây dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao với các loại cây như bạch đàn, keo tràm, thông nhựa với diện tích tương đối lớn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển ngành công nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
– Tiềm năng cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Các tuyến đường giao thông nội thị được hình thành và phát triển, các tuyến Đường 9, đường Quốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc – Nam nối kết với nhau liên hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ, đường sông và đường biển. Thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá từ Quảng Trị đến 2 miền Bắc – Nam của Việt Nam và hàng hoá từ Myanmar, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Lào về các cảng biển Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo và ngược lại.
– Điện: Mạng lưới điện quốc gia ngày được phát triển, 100% các phường được sử dụng điện. Công trình thuỷ lợi cơ bản hoàn thiện, đảm bảo cho việc sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân..
– Ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng lớn của Việt nam đều đặt chi nhánh tại thị xã nên rất thuận lợi cho việc giao dịch thanh toán chuyển tiền bằng điện (TT, TTR), thanh toán quốc tế (bằng hình thức Tín dụng thư L/C)…
– Các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Nam Đông Hà được Thủ tướng Chính phủ VN cho phép thành lập tháng 4/2004; ở phường Đông Lương, Đông Hà; cách trung tâm thị xã tỉnh lỵ Đông Hà 2km về phía Nam; cách cảng Cửa Việt 12 km; nằm cạnh ga Đông Hà và Quốc lộ 1A; cách sân bay Phú Bài Huế 81km; cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 170km. Đặc biệt, Khu công nghiệp Nam Đông Hà gần đường xuyên Á và cách Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 51 km. Diện tích khu công nghiệp giai đoạn 1 là 99ha, giai đoạn 2 đã quy hoạch mở rộng 37ha. Khu công nghiệp Nam Đông Hà thu hút mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó quan tâm đến công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, dệt, giày da, may mặc, cơ khí điện tử, thủ công nghiệp mỹ nghệ…
– Các cụm, điểm CN-TTCN: Cụm CN Đông Lễ được UBND tỉnh Quảng Trị quyết định phê duyệt Số: 3051/QĐ-UB ngày 22/12/2003. Diện tích quy hoạch 10ha với các ngành nghề như: Cơ khí gia công và sửa chữa, mộc mỹ nghệ, mộc cao cấp, chế biến nông lâm sản, nhựa bao bì, giấy hàng tiêu dùng gia dụng, vật liệu, thiết bị phục vụ đô thị hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất. Với tổng mức đầu tư 7,8 tỷ đồng. Thị xã đang tiến hành quy hoạch giai đoạn 1 cụm CN quốc lộ 9D với diện tích 40ha, các cụm điểm CN-TTCN các phường: phường 2, phường 4, phường 5, phường Đông Thanh với diện tích 20ha.
2. Cơ hội đầu tư
Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” – 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông. Là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên là 72,95 km2, dân số trung bình năm 2006 có 82.331 người, chiếm 1,54% diện tích và 12,9% dân số toàn tỉnh. Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thị xã Đồng Hới về phía Bắc 93 km. Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía Tây.
Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông – Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma… qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Địa hình: Nét đặc trưng của Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra hai phía Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông; vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp, khe.
Khí hậu: Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của miền Trung, mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía đông Trường Sơn. Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.
Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra nông thôn hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát… nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất và có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại đất sau: Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực triền sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp. Đất Feralít vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở vùng đồi phía tây và phía tây nam thị xã. Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500ha, chủ yếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi. Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rãi rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương) có diện tích 1.000ha, chuyên trồng lúa và hoa màu. Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chua phèn, độ PH dao động từ 4,5 đến 6,5 nên độ phì kém.
Tài nguyên nước:
1. Tài nguyên nước mặt
Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều trên thị xã. Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói Sòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Đại An, hồ Khe Sắn:
Hệ thống hồ đập ở thị xã là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thành các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái.
2. Nguồn nước ngầm
Nước dưới đất vùng Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lổ hổng và các tầng chứa nước khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lổ hổng và các tầng chứa nước khe nứt.
Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ thì vùng trung tâm thị xã và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo. Nguồn nước mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa.
Tài nguyên thuỷ sản: Đông Hà không có bờ biển, các con sông có lưu vực nhỏ nên tiềm năng đánh bắt tự nhiên không đáng kể. Hiện tại, thị xã đang phát triển chuyển đổi cơ cấu đất đai một số vùng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đây cũng là một trong những định hướng có khả năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 151,7 ha với bình quân tổng sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm là 471 tấn.
Tài nguyên rừng: Trước đây diện tích rừng tự nhiên của Đông Hà khá lớn với nhiều chủng loại gỗ quý và động vật cũng tương đối phong phú. Nhưng do hậu quả chiến tranh, chất độc hoá học đã tàn phá và nạn khai khai thác rừng bừa bãi đã cạn kiệt tài nguyên rừng; rừng chủ yếu hiện nay là rừng trồng và rừng tái sinh. Rừng của thị xã ngoài ý nghĩa về kinh tế còn là góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước chống xói mòn và tạo cảnh quan du lịch sinh thái.
Trên lĩnh vực dịch vụ, thị xã cũng khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác lợi thế vị trí địa lý của thị xã để phát triển các ngành dịch vụ như thương mại, khách sạn, du lịch, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng tiền tệ, bưu chính thông tin… từng bước đưa Đông Hà trở thành trung tâm dịch vụ và công nghiệp của tỉnh.
Đông Hà là một đô thị trẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển. Điều này đang đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Đông Hà nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao để vượt qua. Đông Hà mong nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các Bộ, ngành Trung ương và sự hợp tác của các tỉnh, thành phố trong cả nước, của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước để xây dựng Đông Hà trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, hòa chung với tiến trình phát triển của đất nước.
Nói về tiềm năng dịch vụ- du lịch, Đông Hà có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế dịch vụ- du lịch, là thị xã tỉnh lỵ có hệ thống giao thông thuận lợi, là trung tâm vui chơi giải trí, lưu trú, công vụ, là nơi tập kết khách đi các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh rất thuận lợi. Đến nay ngành dịch vụ và du lịch thị xã phát triển đạt được nhịp độ tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực cả về số lượng và qui mô, giữ vai trò cầu nối các hoạt động kinh doanh của ngành đến với người tiêu dùng.
Mạng lưới các chợ trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm thu hút lao động, phát triển kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Hiện tại trên địa bàn thị xã có 14 chợ đang hoạt động, trong đó có 1 chợ trung tâm, 5 chợ cấp phường được xây dựng kiên cố, 8 chợ bán kiên cố và tạm bợ. Tổng vốn đầu tư xây dựng trên 43 tỷ đồng. Tổng số lô quầy theo thiết kế 2.538, số lô quầy đã khai thác sử dụng 2.443 chiếm tỷ trọng 96,2%. Lao động tham gia kinh doanh 2.837 người.
Các loại hình dịch vụ về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông: Nhìn chung các loại hình dịch vụ về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, hậu mãi, giá cả ngày càng giảm, chất lượng phục vụ được nâng lên. Trước đây chỉ có 2 mạng điện thoại di dộng Mobiphone và Vinaphone đến nay có thêm mạng Viettel; ra đời dịch vụ điện thoại không dây công nghệ CDMA của mạng viễn thông điện lực EVN, S-Phone…
Hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng cũng phát triển mạnh, đến nay trên địa bàn có 7 doanh nhiệp và 2 HTX tín dụng, tăng so với năm 2003 là 3 đơn vị.
Nhiều loại hình dịch vụ như kinh doanh tài sản, tư vấn kỹ thuật, tư vấn pháp lý, dược phẩm, khám chữa bệnh, giải trí, đô thị, dịch vụ nông nghiệp… được mở mang và phát triển góp phần thoả mãn các nhu cầu đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và xây dựng phát triển đô thị .
Xây dựng cơ bản hoàn thành kè bờ sông Hiếu giai đoạn 1, đang nghiên cứu lập qui hoạch xây dựng cụm dịch vụ, cảnh quan 2 bên bờ sông Hiếu, tạo bộ mặt cảnh quan và mặt bằng để thu hút phát triển kinh doanh đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giản cho người dân đô thị
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đông Hà
1. Sự cần thiết
Đông Hà là tỉnh lỵ – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên 72,96 km2, dân số trung bình năm 2010 có 83.191 người. Tháng 12 năm 2005, Đông Hà được nâng cấp lên đô thị loại III và ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, Đông Hà được lập thành Thành phố – đánh dấu bước trưởng thành và mở ra chặng đường phát triển mới nhanh và bền vững hơn.
Thành phố Đông Hà có tiềm năng về phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp ven đô. Sau khi được nâng cấp lên đô thị loại III và trở thành Thành phố, Đông Hà đã và đang được Nhà nước và Tỉnh quan tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện thêm một bước; các khu, cụm công nghiệp, khu thương mại, du lịch tiếp tục thu hút đầu tư và đang phát huy hiệu quả. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt khá cao, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế chung toàn tỉnh. Mức sống dân cư trên địa bàn không ngừng tăng lên, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đó là những nền tảng cơ bản tạo đà cho Đông Hà phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, Đông Hà là đô thị trẻ, mới được nâng cấp, hạ tầng đô thị chưa hoàn thiện, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng chưa cao so với yêu cầu phát triển mới. Thu nhập của dân cư trên địa bàn chưa tương xứng với mức bình quân của một số đô thị phát triển trong khu vực miền Trung và cả nước.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã và đang có những thay đổi đáng kể. Nhiều yếu tố mới xuất hiện, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hành lang kinh tế Đông-Tây được thông tuyến, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi tác động mạnh tới phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và thành phố. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới đang đặt ra không ít khó khăn và thách thức đối với thành phố trẻ Đông Hà trong quá trình phát triển. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế, vai trò của Đông Hà xứng tầm là đô thị trung tâm tỉnh lỵ trong giai đoạn phát triển mới, việc lập Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đông Hà đến năm 2020 là rất cần thiết.
Thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc bổ sung và điều chỉnh Nghị định 92, được phép của UBND tỉnh Quảng Trị, UBND thành phố Đông Hà phối hợp với Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của Dự án là rà soát, đánh giá lại các nguồn lực phát triển; tổng kết quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua; xác định những thế mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó xây dựng những định hướng phát triển dài hạn 10-15 năm cho các ngành và lĩnh vực trên địa bàn thành phố; cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định và xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm; làm cơ sở để xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư có trọng điểm; đề ra các giải pháp thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong giai đoạn đến năm 2020.
3. Căn cứ để lập quy hoạch
1) Nghị quyết số 39-NQTW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
2) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Dải ven biển miền Trung đến năm 2020.
3) Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 8 năm 2009 về việc thành lập Thành phố Đông Hà.
4) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và các Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh v.v.
5) Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh.
6) Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
7) Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI và các Nghị quyết của Đảng bộ thành phố.
8) Các Quyết định của UBND thành phố về phát triển các ngành, lĩnh vực.
9) Các đề án phát triển ngành và lĩnh vực đến năm 2015, 2020.
10) Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2015.
11) Kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2011-2015.
12) Số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị và các tài liệu, số liệu của phòng Thống kê, phòng Tài chính-Kế hoạch thành phố v.v.
4. Nội dung
Báo cáo tổng hợp “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020” được chia thành 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đông Hà.
Phần thứ hai: Định hướng qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020.
Phần thứ ba: Các giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch. Kết luận và những kiến nghị.
(Nội dung Báo cáo có đính kèm)