Đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng xếp hàng thứ ba trong các kim loại, chỉ sau thép và nhôm. Do tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ bền khá cao nên đồng và hợp kim đồng được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện trong các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng còn được sử dụng nhiều trong chế tạo máy, xây dựng, sản xuất điện cực,… Các hợp chất đồng như đồng oxit, đồng sunfat, đồng oxyclorua…vcũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đóng tàu, bảo quản gỗ,…
Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như tinh thể, cục, mẩu, tấm,… Về mặt hóa học, đồng tồn tại phổ biến nhất là ở quặng chứa đồng có gốc sunfua, ngoài ra cũng ở dạng cacbonat hoặc oxit. Những quặng đồng quan trọng nhất là chalcopyrit CuFeS2, bornit Cu3FeS3, chalkosin Cu2S, bournonit 2PbS.Cu2S.Sb2S3, ngoài ra còn một số loại quặng đồng có ý nghĩa kinh tế là: malachit Cu2{(OH)2/CO3)}, azurit 2CuCO3.Cu(OH)3, cuprit Cu2O, chrysocol CuSiO3.2H2O,… Phần lớn quặng đồng trên thế giới chỉ có hàm lượng đồng khoảng 2% nên không thể sử dụng trực tiếp để chế biến mà phải được xử lý làm giàu quặng.
Các quặng đồng được phân bố tại các khu vực ở Việt Nam
Quặng đồng Việt Nam thuộc vào 4 loại có nguồn gốc hình thành khác nhau là: magma, thuỷ nhiệt, trầm tích, biến chất. Quặng đồng phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Bắc, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm Đồng… Các mỏ quặng đồng ở những tỉnh này thường có trữ lượng nhỏ, thành phần khoáng đa dạng, bao gồm nhiều loại như quặng sunfua, cacbonat, nhưng thường gặp là quặng chalcopyrit. Tổng trữ lượng các mỏ đã thăm dò ước đạt khoảng 600.000 tấn đồng.
Những vùng tụ khoáng quặng đồng quan trọng ở nước ta là:
– Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai)
– Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La)
– Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La)
– Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La)
– Vùng tụ khoáng Suối Nùng (Quảng Ngãi)
Ngoài các vùng quặng chính như trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa. Lạng Sơn, Lào Cai.
Tái chế phế liệu đồng
Ở nước ta có rất nhiều quặng đồng nhưng nó không bao giờ là vô hạn. Đến một thời điểm nào đó đồng sẽ cạn kiệt dần đi. Thay vì ta cứ mãi khãi thác thì việc tận dụng và tái chế những thứ đã có sẵn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Các sản phẩm sau thời gian sử dụng sẽ bị lỗi hoặc cũ kỹ hoặc được thay mới bằng những sản phẩm mới. Thay vì vứt đi thì việc tái chế và làm thành những sản phẩm mới sẽ hay hơn rất là nhiều.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu đồng giá cao. Nếu như bạn có lượng lớn phế liệu đồng cần bỏ đi thì hãy mang đến những cơ sở này. Vừa dọn dẹp sạch kho lại có thêm chi phí.
Bạn có thể tham khảo thêm: Quy trình tái chế đồng phế liệu như thế nào?