Glucose được xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp có nghĩa là “ngọt”. Đây là loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể dùng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi glucose đi qua dòng máu và đến các tế bào, thì được gọi là đường huyết hoặc là đường trong máu.
Đường Glucose là gì?
Đường Glucose còn được biết với tên gọi khác là đường huyết, đây chính là một thứ quan trọng để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động một cách tốt nhất. Khi glucose đạt mức tối ưu thì thường sẽ không được chú ý. Nhưng khi chúng lệch khỏi mức cho phép, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên những hoạt động hàng ngày của mình.
Nói cách chính xác, đường glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose.
Tính chất đường Glucose
Đường Glucose là một chất kết tinh, không màu. Do có khá nhiều tinh thể, nhiều hạt đường kết lại với nhau trong một gói nên bằng mắt thường ta hay nhầm lẫn nó có màu trắng.
Glucose thường có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía (hay gọi là đường kính). Loại đường này có trong các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, quả chín và ngay trong cơ thể người và động vật.
Ngoài đường Glucose tự nhiên có trong cây trái thì loại đường này còn được sản xuất với công thức hóa học là C6H12O6 (có thể xem thêm trên Wikipedia). Khi vào trong cơ thể người và di chuyển đến những bộ phận khác nhau thì đường Glucose hay gọi là đường huyết. Lượng Glucose dư thừa sau khi đã cung cấp đầy đủ cho cơ thể được chuyển hóa thành glycogen dự trữ tại gan.
Vai trò đường Glucose sức khỏe con người
Hầu hết những tế bào trong cơ thể đều dựa vào đường glucose để hoạt động. Những tế bào hồng cầu cần glucose để tạo ra năng lượng. Gan dự trữ đường glucose và sau đó phân phối đến các cơ, các tế bào thần kinh và các tế bào khác để giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.
Cơ quan quan trọng và cần nhiều đường glucose nhất chính là não. Bộ não con người chứa các tế bào thần kinh liên tục dùng glucose khi thực hiện các công việc như suy nghĩ, học tập và ghi nhớ.
Khi não không nhận đủ đường glucose, những tế bào thần kinh không có đủ nhiên liệu cần thiết để giao tiếp với phần còn lại của cơ thể và thực hiện không tốt công việc.
Trong thời gian ngắn hạn, chẳng hạn như khi bỏ lỡ bữa ăn, bạn có thể trở nên cau có, khó tập trung hay ghi nhớ một thứ gì đó. Người có lượng đường glucose không ổn định trong một thời gian dài, chẳng hạn như người bệnh tiểu đường, có thể phát triển những vấn đề nghiêm trọng như khó khăn về nhận thức hoặc mất trí nhớ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu đường Glucose?
Glucose đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe con người. Nếu chúng ta không bổ sung lượng đường cần thiết thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng như sau:
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu đi sức sống, thiếu năng lượng.
- Không đủ dưỡng chất để có thể điều khiển những hoạt động sống.
- Giảm lượng đường trong máu gây ra hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh,..
- Não bộ hoạt động kém đi, xuất hiện dấu hiệu suy giảm trí nhớ
- Gián tiếp gây ra căng thẳng, stress, thường xuyên cáu gắt.
- Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần nên bổ sung lượng Glucose để tăng cường sức khỏe, ngăn chặn tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Glucose trong máu bao nhiêu là sẽ bị tiểu đường
Chỉ số đường Glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Glucose (còn gọi là đường huyết) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà ta sử dụng cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng đường Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
- 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời gian trước bữa ăn.
- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời gian sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
- 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời gian trước khi đi ngủ.
Đo chỉ số đường Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu với chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Đường Glucose trong máu bao nhiêu là bị tiểu đường?
Với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số đường Glucose như sau:
- Đo chỉ số đường Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị đái tháo đường (tiểu đường). Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có được kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không hề đồng nhất. Trong những trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
- Nếu mức đường Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số đường Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Cho nên, nếu đang ở trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị thật phù hợp, tránh để xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
Cách để giúp bệnh nhân tiểu đường giảm và ổn định lượng glucose trong máu
- Bổ sung nhiều thực phẩm màu xanh và đỏ tươi
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và cân bằng
- Thường xuyên tập luyện thể dục
- Uống sữa và thực phẩm được làm từ sữa
Lưu ý trong khi sử dụng đường Glucose
- Sử dụng Glucose sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Không sử dụng Glucose dạng bơm tĩnh mạch vì dễ gây sưng đỏ và tấy ở điểm truyền.
- Không được lạm dụng đường Glucose để tránh gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, ngất, tức ngực, đau đầu,…
Cách bảo quản
- Bảo quản Glucose ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và những nơi ẩm ướt, nấm mốc vì dễ làm đường bị chảy nước và hư hỏng.
- Có thể cho đường vào lọ thủy tinh, lọ nhựa hoặc hộp đựng để bảo quản và đóng kín nắp sau mỗi lần sử dụng. Nếu không thì có thể buộc chặt miệng túi.
Đường glucose mua ở đâu uy tín
Mua đường Glucose ở đâu uy tín? Ta nên chọn lựa những nơi, những đơn vị cung cấp uy tín, có thông tin rõ ràng, có đảm bảo trong thời gian sử dụng
Thường những nơi này là những trung tâm bệnh viện hay những nhà thuốc lớn, đi đến những nơi này sẽ giúp chúng ta an tâm hơn và lỡ có rủi ro gì thì mình có thể đến khiếu nại bất cứ lúc nào, tránh mua hàng trôi nổi, giá rẻ không đảm bảo chất lượng làm tiền mất tật mang
——-
Công ty TNHH CÔNG NGHỆ HÓA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm Hóa chất công nghiệp – Chất tẩy rửa công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, các sản phẩm của chúng tôi đã và đang không ngừng khẳng định vị thế, kinh nghiệm cũng như thương hiệu trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp các loại Hóa chất giặt là và Hóa chất vệ sinh công nghiệp – Chất tẩy rửa công nghiệp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đức, US, UK … cho thị trường trong nước.
Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Showroom: Số 86, Dương Đình Nghệ, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số máy cố định: 024.62.62.61.68
Email: import.export@cleantechvn.com.vn / info@cleantechvn.com.vn