Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Giúp HS: Nắm được khái niệm: ngôn ngữ khoa học (phạm vi sử dụng, các loại văn bản) và phong cách ngôn ngữ khoa học (các đặc trưng để nhận diện và phân biệt trong sử dụng ngôn ngữ).
2. Kĩ năng
– Có kĩ năng lĩnh hội, phân tích và tạo lập các văn bản khoa học (thuộc các ngành khoa học trong chương trình THPT). Trình bày, trao đổi về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học
3. Thái độ, tư tưởng
– Phân tích đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV.
2. Học sinh
Chuẩn bị: Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài
C. Phương pháp
– Tìm hiểu ví dụ trong thực tế về hai phương diện: các dạng và các loại văn bản của ngôn ngữ khoa học, khái niệm và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
– Liên hệ với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để thấy được sự đối lập với 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: …………………
2. Kiểm tra bài cũ
– Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?
– Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?
– Trình bày các luận điểm trong dàn ý của đề bài Bài tập 2 phần Luyện tập?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Trong cuộc sống thường ngày, ta được tiếp xúc và sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó có phong cách ngôn ngữ khoa học. Vậy ngôn ngữ khoa học là loại ngôn ngữ như thế nào? Nó có những đặc trưng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 13
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới.
– Thao tác 1: Tìm hiểu các loại văn bản khoa học
+ GV: Yêu cầu 3 học sinh lần lượt đọc 3 đoạn trích từ 3 văn bản khoa học.
+ HS 1: Đọc đoạn trích a
+ HS 2: Đọc đoạn trích b
+ HS 3: Đọc đoạn trích c
+ GV: Ba đoạn trích trên đều nói về những vấn đề khoa học. Nhưng khác nhau về mức độ và phạm vi sử dụng như thế nào?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Như vậy, các văn bản trên là thuộc những loại văn bản khoa học nào?
+ HS: Trả lời.
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
– Về mức độ:
+ Văn bản a: chuyên sâu
+ Văn bản b: phù hợp với học sinh THPT
+ Văn bản c: phổ cập
– Về phạm vi sử dụng:
+ Văn bản a: những người có trình độ chuyên môn sâu
+ Văn bản b: trong nhà trường
+ Văn bản c: mọi người
– Các loại văn bản khoa học:
+ Văn bản a: VBKH chuyên sâu
+ Văn bản b: VBKH giáo khoa
+ Văn bản c: VBKH phổ cập
– Thao tác 2: Tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ khoa học.
+ GV: Qua các ngữ liệu đã phân tích, em hiểu thế nào là ngôn ngữ khoa học?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Ngôn ngữ khoa học tồn tại dưới những dạng nào? Nêu ví dụ một số loại văn bản khoa học của từng dạng?
+ HS: Trả lời.
2. Ngôn ngữ khoa học:
– Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học.
– Các dạng:
+ Dạng viết: báo cáo khoa học, luận văn, luận án, SGK, sách phổ biến khoa học…
+ Dạng nói: giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận – tranh luận khoa học…
GV hướng dẫn HS : Tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ khoa học.
– Thao tác 1: Tìm hiểu tính khái quát, trừu tượng của ngôn ngữ khoa học.
+ GV: Dựa vào những tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, cho biết tính khái quát trừu tượng của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?
+ HS: Trả lời.
II. Đặc trưng của ngôn ngữ khoa học.
1. Tính khái quát, trừu tượng :
– Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
– Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
– Thao tác 2: Tìm hiểu tính lí trí, logic của ngôn ngữ khoa học.
+ GV: Qua tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, em hiểu tính lí trí, logic của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?
+ HS: Trả lời.
2. Tính lí trí, logic:
– Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
– Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
– Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
– Thao tác 3: Tìm hiểu tính khách quan, phi cá thể hoá của ngôn ngữ khoa học
+ GV: Qua tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, em hiểu tính khách quan, phi cá thể hoá của ngôn ngữ khoa học thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?
+ HS: Trả lời.
3. Tính khách quan, phi cá thể:
– Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
– Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
+ GV: Yêu cầu một học sinh đọc to phần Ghi nhớ trong SGK.
TIẾT 14
Sĩ số: ………………..
* Hoạt động 3: Hoạt động thực hành.
– Thao tác 1: Luyện tập Bài tập 1
+ GV: Nội dung thông tin là gì ?
+ HS: Trình bày
+ GV: Thuộc loại văn bản nào ?
+ HS: Trình bày
+ GV: Tìm các thuật ngữ khoa học được sử dụng trong văn bản ?
+ HS: Trình bày
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
– Nội dung thông tin:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
+ Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
+ Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.
– Thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn
– Ngôn ngữ khoa học trong văn bản có nhiều đặc điểm:
+ Dùng nhiều thuật ngữ khoa học.
+ Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng
– Thao tác 2: Luyện tập bài tập 2
+ GV: Cho ví dụ về đoạn thẳng và chia nhóm cho học sinh thảo luận các từ còn lại
+ HS: Trình bày
2. Bài tập 2:
Ví dụ: Đoạn thẳng
– Thông thường: là đoạn không cong queo, gãy khúc
– Toán học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau
– Thao tác 3: Luyện tập bài tập 3
+ GV: Tính lí trí và logic của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào?
+ HS: Trình bày
3. Bài tập 3 :
– Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá…
– Tính lí trí và logic thể hiện ở lập luận:
+ Câu đầu: nêu lên luận điểm
+ Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
+ GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 .
4. Bài tập 4:
– Lưu ý: Cần đảm bảo:
+ Nhất quán về nội dung: các câu đều tập trung vào chủ đề ″sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống″ và phát triển, làm rõ chủ đề đó.
+ Các câu liên kết với nhau và có quan hệ lập luận chặt chẽ.
+ Mỗi câu, mỗi từ cần đúng về nghĩa, về phong cách khoa học.
– Đoạn văn: Hoàn thiện.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
– Thế nào là ngôn ngữ khoa học? Có các loại văn bản khoa học nào?
– Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học là gì?
5. Dặn dò
– Học bài cũ.
– Soạn bài học tiếp theo: Trả bài viết số 1. Bài viết số 2: Nghị luận xã hội (Bài làm ở nhà).
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
Săn SALE shopee tháng 11:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3