Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước tahir không ít những lần cán bộ vận hành phát hiện sự có mặt của những khối tròn, có màu đỏ lẫn trong bùn. Khối tròn này là những con giun đỏ kết cụm lại với nhau. Hiện tượng này là một dấu hiệu cho thấy hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề. Giun đỏ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải – nguyên nhân, tác động và hướng dẫn cách xử lý như thế nào? Sau đây xin mời các bạn cùng Phước Trình tìm hiều nhé.
Giun đỏ xuất hiện ở đâu trong hệ thống xử lý nước thải?
1. Trong bể hiếu khí:
Tại đây giun đỏ vẫn có thể xuất hiện dày đặc nếu điều kiện thuận lợi. Bất chấp trong điều kiện xáo trộn bởi xục khí liên tục.
2. Xuất hiện trong bể lắng:
Giun đỏ đóng tổ trên thành, vách, trên các cấu kiện đặt nửa chìm trong bể lắng. Việc quan sát trùn chỉ trong bể lắng dễ dàng hơn do điều kiện mặt nước tĩnh trong bể.
Tác hại của giun đỏ, trùn đỏ trong hệ thống xử lý nước thải
Giun đỏ hay trùn chỉ phát triển mạnh ở ,ức oxy trên 2 mg/l. bể hiếu khí là môi trường lý tưởng cho chúng phát triển. Giun đỏ sẽ ăn sinh khối để phát triển và gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ Amoni của bể hiếu khí. Khi chúng phát triển mạnh dẫn đến hiện tượng sụt giảm nhanh lượng bùn hoạt tính.
Cách xử lý hiện tượng giun đỏ
1. Tắt máy thổi khí
Khi tắt máy thổi khí lượng oxy trong bể hiếu khí sẽ giảm, tạo điều kiện bất lợi làm chết giun đỏ. tuy nhiên, việc tắt máy thổi khí sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh hiếu khí. Mặt khác, giun có thể bò lên thành bể để sử dụng oxy trong không khí.
2. Tăng tải lượng BOD, giảm tỉ lệ bùn
Tỷ lệ F/M quá thấp trong một thời gian dài hoặc bể có quá nhiều bùn tạo điều kiện cho sự phát triển của giun đỏ. Do đó, ta cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng BOD hoặc giảm tỷ lệ bùn (MLSS). Kết hợp với việc bổ sung thêm chế phẩm vi sinh để tăng lượng vi sinh trong bể.
3. Thả cá vào hệ thống
Giun đỏ là nguồn thức ăn dinh dưỡng có chứa nhiều protein và là món ăn yêu thích nhiều loại cá. Việc thả cá vào để chúng ăn những cin giun này cũng là một giải pháp hay. Các bạn có thể bỏ các loại cá có sức sống mạnh như cá chép, cá rô… để chúng sinh trưởng tốt trong bể hiếu khí. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các công trình có công suất lớn. Chú ý lắp lưới lọc để hạn chế các loại cá này bơi ra khỏi hệ thống.
4. Dùng Clo để khử trùng
Khi lượng giun đỏ xuất hiện quá nhiều thì ta sẽ sử dụng giải pháp cuối cùng là dùng Clo để diệt loại trùn này. Việc dùng Clo có thể diệt giun đỏ có thể ảnh hưởng đến các vi sinh vật khác đặc biệt là hệ vi sinh trong bể. Nên cần một thời gian để nuôi lại vi sinh sau khi dùng Clo. Lượng Clo cần tính toán phù hợp cho từng hệ thống khác nhau.
5. Sử dụng vi khuẩn Bacillus
Việc dùng vi khuẩn xử lý nước thải từ lâu được nhiều công trình ứng dụng vì đây là cách an toàn và hiệu quả nhất. Dưới tác dụng của những chủng vi khuẩn có lợi như Bacillus, chúng sẽ loại bỏ giun đỏ, trùn chỉ theo cơ chế:
– Bacillus xâm nhập vào ấu trùng qua đường tiêu hóa;
– Dưới tác động của môi trường kiềm, Protein của Bacillus sẽ được hoạt hóa trong ruột của giun;
– Bacillus gây ra sự tổn thương của giun đỏ. Vài ngày sau chúng sẽ chết.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ Giun đỏ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải – Nguyên nhân, tác động và hướng dẫn cách xử lý. Mọi thắc mắc về sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải , xin vui lòng liên hệ theo: