Đau hạ sườn phải là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Nếu cơn đau diễn ra liên tục cần phải cảnh giác bởi đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Trường hợp này nên nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vậy thực hư đau hạ sườn phải là bệnh gì? Cách xử lý ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.
1. Đau hạ sườn phải là gì? Vị trí và vai trò
Hạ sườn phải hay còn gọi là mạn sườn phải, chính là vùng bụng ở bên phải, ở dưới phần xương sườn. Theo các bác sĩ, có rất nhiều cơ quan nội tạng nằm gần với hạ sườn. Trong đó, phải kể đến thận, túi mật, gan, dây thần kinh… Nếu hạ sườn phải tổn thương thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Đau hạ sườn phải là tình trạng đau nhói hoặc âm ỉ ở mạn sườn phải. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc hàng ngày. Nguyên nhân khiến mạn sườn phải bị đau có thể do các cơ quan gần mạn sườn phải đang gặp bất thường.
2. Đau hạ sườn phải là triệu chứng của bệnh gì?
Đau hạ sườn phải là triệu chứng của bệnh gì? Nếu trường hợp đau thuyên giảm ngay sau đó và không tái phát thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra ngày càng nghiêm trọng và liên tục. Người bệnh cần phải đi kiểm tra bởi đây là triệu chứng của các bệnh lý sau:
2.1 Đau dây thần kinh liên sườn
Đau hạ sườn phải có thể là dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý này thì cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ hoặc kéo dài cả ngày và đêm. Đặc biệt, khi thay đổi tư thế hay ấn vào thì tình trạng đau sẽ nặng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này có thể do vận động sai tư thế. Trường hợp này bệnh không gây nguy hiểm và sẽ tự cải thiện sau vài ngày hoặc sau khi dùng thuốc.
Ngoài ra, đau dây thần kinh liên sườn còn có thể do thoái hóa cột sống, các bệnh về tủy sống, gai đốt sống, chấn thương… Trường hợp này cần phải thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.2 Đau hạ sườn phải do bệnh rối loạn đường ruột
Những tổn thương và rối loạn ở đường ruột có thể gây ra cơn đau ở mạn sườn phải. Cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng, sau đó lan sang hạ sườn, thèm theo triệu chứng tiêu chảy.
Một số rối loạn đường ruột phải kể đến như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đường ruột, viêm đại tràng.
2.3 Bệnh lý về gan
Gan cũng là bộ phận nằm gần mạn sườn phải, nên những bất thường ở gan hay dịch mật bị ứ tắc… cũng sẽ gây nên tình trạng đau hạ sườn phải. Ngoài tình trạng đau ở mạn sườn phải thì người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi;
- Buồn nôn;
- Chán ăn;
- Sụt cân;
- Vàng da, vàng mắt;
- Phù nề da;
- Chảy máu chân răng;
- Suy giảm trí nhớ…
Một số bệnh lý về gan phổ biến phải kể đến như:
- Viêm gan;
- Sỏi đường mật trong gan;
- Nhiễm virus;
- Ung thư gan;
- Áp xe gan;
- Gan nhiễm mỡ;
- Xơ gan.
2.4 Bệnh túi mật
Túi mật ở ngay dưới bờ gan, có nhiệm vụ dự trữ dịch mật tiết ra từ túi mật và hấp thu chất béo trong thức ăn. Khi dịch mật bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng Polyp túi mật, sỏi mật… Lúc này, sỏi sẽ di chuyển và ứ tắc dịch mật và gây ra cơn đau bụng phải, thậm chí là mạn sườn phải.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ.
2.5 Bệnh lý về thận
Đau hạ sườn phải cũng có thể do các bệnh lý về thận gây ra như sỏi thận, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu… Cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện ở lưng sau đó lan xuống phần dưới của cơ thể.
2.6 Đau hạ sườn phải do bệnh lý về phổi
Khi phổi có bất thường, các dây thần kinh đau sẽ truyền cảm giác đau đến mạn sườn phải. Tình trạng này được gọi là đau xuất chiếu.
2.7 Nguyên nhân khác
Một số trường hợp khác đau mạn sườn phải còn xuất hiện khi mang thai. Nguyên nhân do lúc này thai nhi lớn khiến vùng dưới cơ hoành mở rộng. Từ đó, chèn ép lên khoang ngực và khiến dây thần kinh liên sườn bị đè nén.
Ngoài ra, khi mang thai trọng lượng của thai phụ tăng nên sẽ tăng sức ép lên hệ xương khớp. Do đó, thai phụ sẽ gặp hiện tượng đau lưng và đau hạ sườn.
3. Đau hạ sườn phải phải làm sao?
Như đã chia sẻ, tình trạng đau mạn sườn phải có nhiều nguyên nhân gây nên. Mặc dù tình trạng đau cùng xuất hiện cùng một vị trí, nhưng các triệu chứng sẽ riêng biệt.
Do đó, nếu gặp tình trạng này, cần nhanh chóng gặp bác sĩ và mô tả đặc điểm cơn đau với bác sĩ. Một số giải pháp giúp giảm đau tạm thời có thể áp dụng như:
- Chườm ấm ở vùng bị đau.
- Uống nước trái cây, nghỉ ngơi.
- Hạn chế mang vác nặng, làm việc quá sức hay vận động sai tư thế.
- Không tự ý uống thuốc giảm đau bởi sẽ khiến dấu hiệu biến mất và không thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Nếu cơn đau diễn ra nghiêm trọng hơn, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
4. Lời khuyên của bác sĩ
Trên đây là thông tin về tình trạng đau hạ sườn phải. Như vậy, đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng.
Nếu đau mạn sườn phải do đau dần thần kinh liên sườn, người bệnh có thể đến phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng WinMedic để chữa trị. Đây là địa chỉ khám chữa các bệnh cơ xương khớp, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, ngoại thần kinh… uy tín.
Với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, hiện phòng khám đang áp dụng phương pháp giảm áp Hill DT. Phương pháp này sẽ giúp nhanh chóng cải thiện các cơn đau và các triệu chứng bệnh khác của bệnh.
Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp. Các bạn có thể địa chỉ số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh hoặc liên hệ đến hotline 0917086003 để được hỗ trợ kịp thời.
XEM THÊM:
- [Giải đáp thắc mắc]: Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát là gì?
- [Từ A- Z] Đau dây thần kinh liên sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa
- Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa có thực sự hiệu quả?