Hệ điều hành thường được lưu trữ ở đâu là băn khoăn của không ít người sử dụng các thiết bị điện tử. Đối với mỗi chiếc máy tính, smartphone… thì hệ điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng để người dùng có thể tương tác và làm việc trên máy. Vậy đâu là nơi thường được dùng để lưu trữ hệ điều hành? Cùng kienthucphanmem.com tìm lời giải đáp cho câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé.
Thông tin tổng quan về hệ điều hành
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành (thuật ngữ tiếng Anh: Operating System – OS) là một loại phần mềm đặc biệt có chức năng quản lý và điều khiển tất cả những thành phần thuộc về phần mềm và phần cứng của thiết bị điện tử.
Nhờ có hệ điều hành mà các phần mềm, chương trình có thể gửi yêu cầu dịch vụ thông qua một giao diện lập trình ứng dụng (hay còn gọi là API) được xác định. Bên cạnh đó, người dùng thiết bị cũng có thể tương tác với hệ điều hành một cách trực tiếp dựa trên giao diện người dùng, ví dụ như giao diện đồ họa người dùng (GUI) hay giao diện dòng lệnh (CLI).
Có thể nói, hệ điều hành đảm nhiệm vai trò trung gian cho phép người dùng và thiết bị có thể giao tiếp thuận tiện với nhau.
Phân loại hệ điều hành
Hiện nay có hai loại hệ điều hành được sử dụng rộng rãi, đó là hệ điều hành máy tính và hệ điều hành điện thoại. Cùng tìm hiểu cụ thể về từng loại OS này.
Hệ điều hành máy tính: Đây là phiên bản hệ điều hành chuyên dụng cho máy tính laptop, máy tính để bàn… Nó sử dụng giao diện đồ họa người dùng (GUI). Với GUI, người dùng có thể sử dụng chuột để tương tác với mọi thứ hiển thị trên màn hình (ví dụ như menu, các nút, các icon…) và nó được thể hiện bằng sự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh. Mặc dù các hệ điều hành khác nhau sẽ có GUI khác nhau nhưng về nguyên tắc hoạt động của chúng thì khá tương đồng.
Hệ điều hành trên điện thoại: Hệ điều hành này được phát triển cho các thiết bị di động như máy tính bảng, smartphone… Hệ điều hành cho điện thoại được giản lược hơn so với trên máy tính, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu liên lạc và giải trí. Do đó chúng sẽ thiếu đi một số tính năng có trên hệ điều hành máy tính.
Các hệ điều hành thường được lưu trữ ở đâu trong máy tính?
Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?
Vậy hệ điều hành được lưu trữ ở đâu vì sao? Nhìn chung, hệ điều hành máy tính thường được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài của máy và dưới dạng các môđun độc lập. Bộ nhớ ngoài còn gọi là ổ cứng gắn ngoài hay bộ nhớ thứ cấp, nó nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như đĩa CD, DVD hay ổ đĩa cứng thể rắn.
Tuy hệ điều hành thường được lưu trữ trên ổ cứng gắn ngoài nhưng trong quá trình máy tính khởi động thì BIOS sẽ khởi động hệ điều hành và tải nó vào RAM. Khi đó, hệ điều hành sẽ được truy vấn khi nó nằm trong RAM của máy tính.
Ổ đĩa mặc định chứa hệ điều hành Windows là gì?
Như bạn đã biết, ổ đĩa được Windows mặc định chứa hệ điều hành sau khi cài đặt xong là ổ C. Ổ đĩa này là nơi lưu trữ các file hệ thống, ứng dụng máy tính cũng như các dữ liệu mà người dùng download từ Internet.
Hướng dẫn cách kiểm tra phiên bản hệ điều hành Windows
Sau khi đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Hệ điều hành được lưu ở đâu trên máy tính”, có thể bạn sẽ băn khoăn không biết máy tính của mình đang sử dụng phiên bản hệ điều hành Windows nào? Dưới đây là các cách kiểm tra phiên bản Windows đơn giản nhất:
Bước 1: Tại giao diện Desktop, bạn click chuột phải vào This PC rồi chọn Properties > About.
Bước 2: Tại mục Windows Specifications, bạn sẽ tìm thấy các thông số về hệ điều hành máy tính của mình.
Xem thêm: CPU viết tắt của từ gì? Các bộ phận và cơ chế hoạt động của CPU
Các loại hệ điều hành máy tính phổ biến nhất trên thế giới hiện nay
Hệ điều hành Windows
Windows là hệ điều hành được phát triển bởi Microsoft và chính thức ra mắt người dùng vào năm 1980. Từ thời điểm đó đến nay, Windows đã được nâng cấp qua nhiều phiên bản, mới đây nhất chính là Windows 11 vào năm 2021. Có thể nói ở thời điểm hiện tại thì Windows vẫn là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu.
Windows có nhiều ưu điểm vượt trội như tính phổ biến, hoạt động ổn định, thân thiện với người dùng và được tích hợp nhiều tính năng hữu ích. Vì vậy bạn có thể thoải mái làm việc cũng như giải trí trên các máy tính cài Windows. Mặc dù vậy, hệ điều hành này cũng đòi hỏi người dùng phải trả phí bản quyền thì mới có thể sử dụng.
Hệ điều hành macOS
Cùng với Windows thì macOS (trước kia là OS X) cũng là cái tên đình đám được nhiều người dùng ưa chuộng. Hệ điều hành này được Apple cung cấp và cài đặt sẵn trên tất cả các dòng máy tính của hãng, vì vậy người dùng sẽ không phải mất phí bản quyền phần mềm.
Hệ điều hành macOS có giao diện bắt mắt, vận hành mượt mà và ổn định hơn Windows. Tuy nhiên như đã nói ở trên, hệ điều hành này thường chỉ được cài đặt cho các dòng máy tính của Apple nên khá kén thiết bị. Ngoài ra, do số lượng người dùng máy Mac còn thấp so với Windows nên vẫn chưa có nhiều phần mềm được phát triển cho hệ điều hành macOS.
Xem thêm: RAM và ROM là bộ nhớ gì? So sánh toàn tập về RAM và ROM
Hệ điều hành Linux
Linux là một loại hệ điều hành mở mà trong đó, người dùng có thể chỉnh sửa hoặc thực hiện các công việc khác nhau trong phạm vi cho phép. Cũng giống với macOS và Windows, hệ điều hành Linux chứa các ngôn ngữ lập trình, phần mềm máy chủ, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, không gian làm việc trên desktop (KDE và GNOME) cũng như các ứng dụng văn phòng (LibreOffice, OpenOffice).
Linux được người dùng ưa chuộng nhờ độ bảo mật cao, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus hay các phần mềm độc hại. Tuy nhiên nếu đã quen sử dụng Windows thì bạn sẽ phải tốn chút thời gian để làm quen với cách thức vận hành của Linux. Ngoài ra, các ứng dụng được phát triển cho Linux cũng rất ít.
Hiện nay có nhiều phiên bản hệ điều hành Linux khác nhau như Fedora, Linux Mint, Ubuntu… Trong đó phiên bản được sử dụng nhiều nhất phải kể đến Ubuntu.
Các loại hệ điều hành điện thoại nổi tiếng nhất hiện nay
Hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android dành cho các thiết bị di động ban đầu được tạo ra bởi công ty Android Inc. Sau đó vào năm 2005 nó đã được Google mua lại. Mặc dù thị phần của Android đang giảm dần nhưng nó vẫn chiếm ưu thế hơn so với các hệ điều hành di động còn lại, với tỉ lệ người dùng đạt 69.74% vào tháng 01/2022.
Android được đánh giá cao với thư viện ứng dụng phong phú Google Play Store, cùng với đó là khả năng tùy biến cao và cho phép thiết lập lại dễ dàng trong trường hợp người dùng quên mật khẩu. Đặc biệt, hệ điều hành này còn được tùy chỉnh để tương thích cao với các loại máy game hay Tivi. Mặc dù vậy, điểm yếu lớn nhất của Android so với iOS chính là tính bảo mật không cao bằng.
Hệ điều hành iOS
Hệ điều hành iOS được giới thiệu lần đầu vào năm 2007 và được thiết kế dành riêng cho các thiết bị di động thông minh của hãng Apple, ví dụ như iPod, iPad hay iPhone. Sự ra đời của iOS đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với ngành công nghệ phần mềm. Nhìn chung hiện nay, số người dùng iOS trên toàn cầu chỉ đứng sau Android.
Điểm mạnh của iOS đó là hiệu suất ổn định, khả năng tối ưu hóa và độ bảo mật cao, không yêu cầu nhiều về cấu hình. Mặc dù vậy, đây là hệ điều hành được Apple độc quyền nên chỉ có trên các dòng máy của thương hiệu này. Mặt khác, do độ bảo mật cao nên Apple cũng khắt khe hơn trong việc chọn lọc ứng dụng, điều này khiến cho thư viện App Store không phong phú bằng Google Play Store.
Mong rằng với bài viết trên đây bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi hệ điều hành thường được lưu trữ ở đâu. Ngoài ra Kiến Thức Phần Mềm cũng thường xuyên đăng tải những bài viết hữu ích khác về máy tính và công nghệ. Bạn đừng quên truy cập website mỗi ngày để bổ sung thêm cho mình kiến thức cần thiết nhé.
Phần mềm hot: Tổng hợp kho phần mềm cần thiết cho máy tính mới nhất 2023
Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm