Hiến máu không chỉ giúp cứu sống người mà còn đem lại những lợi ích tốt cho người hiến máu. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những lợi ích này và đồng thời chia sẻ cho bạn biết có thể hiến máu nhân đạo ở đâu.
Điều kiện để được hiến máu
Để được hiến máu, người hiến cần đảm bảo một số điều kiện sau:
- Người hiến máu phải có sức khỏe tốt, hoàn toàn tự nguyện.
- Không mắc các bệnh mãn tính, cấp tính, các bệnh có nguy cơ truyền nhiễm qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai…
- Độ tuổi từ 18 đến 60.
- Cân nặng: Nữ từ 42 kg, nam từ 45 kg trở lên.
- Mạch đập, nhịp tim và huyết áp bình thường.
- Cách ít nhất 12 tuần sau lần hiến máu gần nhất, và cách ít nhất 3 tuần nếu hiến thành phần máu.
- Mỗi lần hiến không quá 9 ml/kg cân nặng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt thì không được hiến máu.
- Khi đi hiến máu cần mang theo giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư, hộ chiếu, bằng lái xe…
Chuẩn bị trước khi hiến máu
Để có một sức khỏe tốt, trước khi hiến máu bạn có thể chuẩn bị trước những điều sau:
- Cung cấp những thực phẩm có chứa nhiều sắt để duy trì hàm lượng sắt cần thiết. Một số thực phẩm giàu sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại hạt, ngũ cốc, cải bó xôi…
- Ngủ ít nhất 6 tiếng, không nên thức khuya.
- Không nên ăn đồ ăn quá nhiều đạm hay nhiều mỡ, không ăn thức ăn nhanh.
- Uống nhiều nước lọc hoặc các loại đồ uống không có cồn khác.
- Nếu hiến tiểu cầu, bạn không dùng những thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu (ví dụ aspirin) trước khi hiến máu 2 ngày.
Có thể hiến máu nhân đạo ở đâu?
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Thời gian làm việc: Từ 7 giờ 30 sáng đến 19 giờ tối tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.
Viện không chỉ là nơi khám chữa bệnh, phòng bệnh chuyên khoa huyết học mà còn là nơi tổ chức công tác truyền máu. Đây cũng là địa điểm uy tín hàng đầu mà những người hiến máu thường tìm tới. Với công tác tổ chức chuyên nghiệp và kinh nghiệm lâu năm, viện đã nhận được hàng trăm ngàn đơn vị máu, trong đó máu từ tình nguyện viên chiếm tới 98%.
Một số điểm hiến máu cố định ở Hà Nội
Thời gian làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ sáng và 13 giờ 30 – 17 giờ chiều, các ngày từ thứ 3 đến Chủ nhật, nghỉ thứ 2 và các ngày lễ.
Bạn cần đến nơi trước 45 phút để thực hiện đăng ký và được kiểm tra sức khỏe trước khi hiến máu.
Một số địa điểm hiến máu cố định bạn có thể tới:
- Số 26 Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: (024) 3718 3154.
- 132 Phố Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: (024) 3207 9699.
- Số 10 ngõ 122 Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: (024) 3203 0032.
- Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Km 13+500, Quốc lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội). Số điện thoại liên hệ: (024) 32 000 407.
Các điểm hiến máu tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (số 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5), làm việc từ 7 giờ đến 16 giờ 30 tất cả các ngày trong tuần.
- Trung tâm Hiến máu nhân đạo (số 106 Thiên Phước, phường 9, quận Tân Bình), làm việc từ 7 giờ đến 16 giờ 30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (Thứ 7 và Chủ nhật chỉ làm việc đến 11 giờ).
- Bệnh viện Chợ Rẫy (Tầng 1, Trung tâm Truyền máu, 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, làm việc từ 7 giờ đến 16 giờ các ngày thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.
Các điểm hiến máu tại Thanh Hóa
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hoá (số 263 đường Trần Phú, phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá), làm việc từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 thứ 4 hàng tuần. Điện thoại liên hệ: 0966 88 33 77
- Chùa Đại Bi (Đường Mật Sơn, phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá), làm việc từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
- Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa (số 181 Hải Thượng Lãn Ông, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá)
Các điểm hiến máu tại các thành phố khác
- Hải Phòng: Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng (Số 1, đường Nhà Thương, quận Lê Chân), làm việc từ 8 giờ đến 11 giờ và 14 giờ đến 16 giờ tất cả các ngày trong tuần.
- Thái Nguyên: Trung tâm Huyết học (tầng 7, nhà 15 tầng), Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, số 479, đường Lương Ngọc Quyến, T.P Thái Nguyên, làm việc giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6. Điện thoại liên hệ: 0385 116 115.
- Đà Nẵng: Khoa Huyết học -Truyền máu, Bệnh viện Đà Nẵng, 103 Quang Trung (Đà Nẵng), tất cả các ngày trong tuần.
- Quảng Ngãi: Tại Quảng Ngãi: Khoa Huyết học Truyền máu, tầng 1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi (đường Lê Hữu Trác – Thành phố Quảng Ngãi), làm việc từ 7 giờ đến 17 giờ tất cả các ngày.
- Bình Định: Trung tâm Huyết học – Truyền máu, tầng 4, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, số 106 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, làm việc giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.
Các lợi ích khi hiến máu
Hiến máu giúp tinh thần thoải mái, tâm lý tích cực
Những trải nghiệm hiến máu sẽ đem lại cho người hiến cảm giác hạnh phúc và tự hào vì đã làm được một việc có ích cho cộng động, có thể cứu sống người khác. Từ số máu bạn hiến ban đầu sẽ được tách thành các thành phần khác nhau và truyền cho những người cần đến chúng. Để có thể được hiến máu chứng tỏ bạn phải có một sức khỏe tốt và ổn định, chất lượng máu cũng đảm bảo.
Được khám và tư vấn tình trạng sức khỏe của bản thân
Mỗi lần hiến máu bạn đều sẽ được khám sơ bộ để kiểm tra tình trạng sức khỏe bao gồm huyết áp, nhịp tim, các xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai…
Ngoài ra, bạn có thể chọn các kết quả xét nghiệm cụ thể hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe thay vì các phần quà lưu niệm thông thường. Từ kết quả nhận được bạn nắm được tình trạng sức khỏe của bạn thân.
Một số lợi ích khác của việc hiến máu nhân đạo
- Giảm sự quá tải sắt ở trong cơ thể: Bình thường quá trình đổi mới hồng cầu trong cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn sắt trong cơ thể, một phần sẽ tham gia tạo máu mới nhờ quá trình tái hấp thu, một phần sẽ thải ra ngoài, còn lại sẽ tồn lưu trong cơ thể. Hiến máu sẽ giúp giảm lượng sắt dư thừa và tạo thuận lợi cho quá trình thải sắt.
- Tăng tạo máu mới: Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ tăng tạo lượng máu mới, nhất là hồng cầu, để bù cho lượng đã mất đi.
- Giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch.
- Giảm cân do tăng quá trình đốt cháy calo trong cơ thể.
Hiến máu nhân đạo là việc làm ý nghĩa, có thể cứu sống rất nhiều người. Tìm hiểu hiến máu nhân đạo ở đâu sẽ giúp bạn chọn được địa chỉ uy tín và gần nơi mình nhất. Hy vọng bài viết trên có thể đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Ánh Vũ
Nguồn: Tham khảo tổng hợp