Một trong những nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta là hoạt động hiến máu nhân đạo. Bên cạnh những bệnh viện nơi tiếp nhận hiến máu, đôi khi chúng ta còn bắt gặp những điểm hiến máu nhân đạo rộng khắp, phân bố tại các cơ quan, trường học,… Vậy những địa điểm nào đủ điều kiện tổ chức hiến máu nhân đạo, cũng như những điểm hiến cố định tại một số địa phương ở đâu?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định Thông tư 26/2013/TT- BYT năm 2013 hướng dẫn hoạt động truyền máu;
– Nghị quyết liên tịch 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ về việc phối hợp thực hiện các định hướng chiến lược về chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2020 do Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành, để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 5/8/1999 giữa Bộ Y tế và Hội chữ thập đỏ Việt Nam về việc phối hợp thực hiện.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Hiến máu nhân đạo là gì?
Một cơ thể sống không thể thiếu máu, bởi xuyên suốt trong cơ thể là một hệ thống dây thần kinh, không có máu hỗ trợ thì cơ thể không có khả năng duy trì sự sống. Máu được tạo thành từ các tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương chiếm 55% và các tế bào máu chiếm phần còn lại 45%, các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu vận chuyển O₂ và CO₂. Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Có thể nói, không một ai có thể sống và tồn tại mà không có dòng máu đỏ chảy xuyên suốt cơ thể. Với sự phát triển của khoa học hiện nay, chưa có bất kì biện pháp nào nuôi cấy ra máu nhân tạo để có thể cung cấp hoặc thay thế hoàn toàn nguồn máu tự nhiên cho cơ thể sống khi cần thiết. Vì vậy, nguồn máu tự nhiên từ việc hiến máu từ những người khỏe mạnh ở cộng đồng mang tính chất riêng biệt và rất cần được dự trữ, bảo quản với điều kiện nghiêm ngặt. Hơn nữa, mỗi ngày mỗi giờ, hàng trăm người bệnh thiếu máu do chấn thương, tai nạn, bệnh tật, phẫu thuật,… cần được truyền lượng máu phù hợp nhất định.
Hiến máu nhân đạo không hề làm hại đến sức khỏe của người hiến nếu hiến với dung lượng phù hợp, thậm chí còn có phản ứng tốt giúp cơ thể người thanh lọc và tái tạo lại hệ thống máu, hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn.
Hiến máu nhân đạo là hoạt động dành cho những tình nguyện viên cho đi những giọt máu trong cơ thể của mình bằng một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ, san sẻ cho những bệnh nhân đang cần đến chúng. Hiến máu nhân đạo được xem là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tinh thần tương thông tương ái, cứu giúp nhau và mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc cho xã hội.
Hiến máu nhân đạo là hoạt động phát triển rất rộng rãi, không chỉ ở trong nước mà còn rất phát triển ở nước ngoài. Hiến máu nhân đạo tiếng Anh là Blood Donation. Từ các nước đã và đang phát triển cũng rất cần đến hoạt động hiến máu tình nguyện.
2. Hiến máu nhân đạo ở đâu?
Trước hết, theo Nghị quyết liên tịch 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ các cơ quan ban ngành phải chịu trách nhiệm về hoạt động hiến máu nhân đạo gồm: Hội Chữ thập đỏ – chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân tham gia phong trào hiến máu tình nguyện và Ngành y tế – chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật lấy máu và sản xuất chế phẩm máu, lưu giữ và đảm bảo sử dụng an toàn truyền máu; hỗ trợ Trung tâm hiến máu nhân đạo của Chữ thập đỏ về chuyên môn, kỹ thuật. Việc hiến máu nhân đạo có thể diễn ra ở những địa điểm hiến máu cố định của địa phương, ngoài ra cũng có thể tại các cơ quan, đoàn thể như nhà trường, Ủy ban nhân dân, cơ quan đoàn thể,…
2.1. Những điểm hiến máu nhân đạo cố định:
Những điểm hiến máu nhân đạo cố định là những địa điểm trong phạm vi đất nước được nhà nước thông qua tiêu chí hoạt động và cho phép là nơi tổ chức hiến máu tình nguyện thường xuyên liên tục.
Những lợi ích của những điểm hiến máu nhân đạo cố định có thể nhận định như: Tiết kiệm chi phí tổ chức, chi phí đi lại; dễ dàng tìm kiếm; tiết kiệm thời gian, không phải chờ đợt hiến máu quá lâu như những điểm hiến máu theo sự kiện. Hơn thế nữa, những điểm hiến máu cố định giúp khắc phục tình trạng khan hiếm máu, nhất là thời gian dịch bệnh COVID 19 hoành hành, việc nguồn máu ngày càng cạn kiện, nhưng tình trạng dịch bệnh khiến những tình nguyện viên cũng rất khó đủ điều kiện để hiến máu.
Nhược điểm của những điểm hiến máu nhân đạo cố định đó là hơi nhàm chán và thiếu không khí náo nhiệt sôi nổi như những điểm hiến máu lưu động.
2.2. Những điểm hiến máu lưu động:
Những điểm hiến máu lưu động là những địa điểm được lựa chọn tổ chức tạm thời việc hiến máu nhân đạo tại trường học, cơ quan,…
Tại trường học, học sinh/ sinh viên luôn là lực lượng đông đảo và có những đóng góp lớn nhất trong phong trào hiến máu tình nguyện. Một bộ phận sinh viên hoặc nhà trường được cho phép đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức những điểm hiến máu lưu động. Trên thực tế, có sự liên kết giữa các câu lạc bộ của trường học và các cơ sở hiến máu, nên ngày càng nhiều điểm hiến máu lưu động được diễn ra, đáp ứng được nhu cầu hiến máu của phần đông mọi người.
Ưu điểm của các điểm hiến máu lưu động là đội ngũ tình nguyện viên trẻ, sôi nổi, nhiệt huyết, việc tổ chức với những phần đổi thưởng hấp dẫn là những lý do vì sao những điểm hiến máu lưu động lại thu hút mọi người tham gia với số lượng lớn đến thế.
Nhược điểm là đôi khi lịch hiến máu tại các điểm này chỉ có thời hạn nhất định, trong thời gian ngắn mỗi đợt, nên người tham gia hiến máu đôi khi sẽ không chủ động được lịch hiến máu cho phù hợp.
3. Địa chỉ những điểm hiến máu cố định:
Tùy vào từng địa phương sẽ có những điểm hiến máu cố định khác nhau:
3.1. Những điểm hiến máu cố định ở Hà Nội:
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 7h30 đến 19h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).
Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội: hoạt động từ 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 3 đến Chủ nhật (Nghỉ thứ 2 và ngày lễ)
- Điểm hiến máu cố định Quận Hoàn Kiếm (26 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội), số điện thoại: (024) 3718 3154.
- Điểm hiến máu cố định quận Thanh Xuân (132 Quan Nhân, Hà Nội), số điện thoại: (024) 3207 9699. Hiện điểm tạm nghỉ để sửa chữa.
- Điểm hiến máu cố định quận Đống Đa (số 10, ngõ 122 đường Láng, Hà Nội), số điện thoại: (024) 3203 0032.
- Điểm hiến máu cố định Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Km13+500, Quốc lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì), số điện thoại: (024) 32 000 407.
- Điểm hiến máu cố định quận Ba Đình (78 Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội).
3.2. Những điểm hiến máu cố định ở Thành phố Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (118 Hồng Bàng, quận 5), từ 7h đến 16h30 tất cả các ngày.
- Trung tâm Hiến máu nhân đạo (106 Thiên Phước, quận Tân Bình), từ 7h đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 (Thứ 7 và Chủ nhật làm việc đến 11h).
- Bệnh viện Chợ Rẫy (tầng 1, Trung tâm Truyền máu, 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM, từ 7h đến 16h thứ 2 đến thứ 6.
3.3. Những điểm hiến máu cố định ở một số tỉnh thành khác:
Tại Hải Phòng: Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng (Số 1, đường Nhà Thương, quận Lê Chân, HP), từ 8h đến 11h và 14h đến 16h tất cả các ngày.
Tại Thái Nguyên: Trung tâm Huyết học (tầng 7, nhà 15 tầng) Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, số 479, đường Lương Ngọc Quyến, T.P Thái Nguyên, giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6. Số điện thoại: 0385.116.115.
Tại Đà Nẵng: Khoa Huyết học -Truyền máu, Bệnh viện Đà Nẵng, 103 Quang Trung (Đà Nẵng), tất cả các ngày.
Tại Thanh Hóa:
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hoá (số 263 đường Trần Phú, phường Ba Đình, Tp Thanh Hoá), từ 7h30 – 11h30 thứ 4 hàng tuần. Liên hệ: 0966883377
Chùa Đại Bi (Đường Mật Sơn, phường Đông Vệ, Tp Thanh Hoá), từ 7h30 – 11h30 các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Tại Quảng Ngãi: Khoa Huyết học Truyền máu, Lầu 1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi (đường Lê Hữu Trác – TP Quảng Ngãi), từ 7h đến 17h tất cả các ngày.
Tại Bình Định: Trung tâm Huyết học – Truyền máu, tầng 4, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, số 106 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.
Khi muốn hiến máu nhân đạo thì nên liên hệ đến Bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố hoặc Hội Chữ thập đỏ gần nhất để được hướng dẫn về địa điểm hiến máu.
Thêm vào đó, cần trang bị cho mình những kiến thức cụ thể trước khi hiến máu, dù đây là nghĩa cử cao đẹp rất đáng tôn vinh. Đối tượng hiến máu nhân đạo phải đáp ứng đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe theo bộ y tế ra quyết định và đặc biệt phải từ sự tự nguyện của người tham gia hiến máu. Trước, trong và sau khi hiến máu cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi lại sức khỏe sau hiến máu một cách an toàn và nhanh nhất.