1. Vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. có huyện lỵ là thị trấn Thắng cách thành phố Bắc Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên. Trong tương lai, Hiệp Hòa sẽ được quy hoạch lên thị xã Hiệp Hòa trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
2. Lịch sử hình thành huyện Hiệp Hòa
Từ thời kỳ vua Hùng, Hiệp Hòa thuộc bộ lạc Tây Âu, nằm trong bộ Vũ Ninh. Thời thuộc Hán, Hiệp Hòa nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Lý, Hiệp Hòa có tên gọi là Phật Thệ nằm trong phủ Bình Lỗ thuộc lộ Bắc Giang. Thời Trần có tên là Thiện Thệ, thời Lê mới có tên gọi chính thức là Hiệp Hòa thuộc phủ Bắc Hà. Đến năm 1831 Hiệp Hòa nằm trong phủ Thiên Phúc.
Trấn Kinh Bắc thời Lê gồm 4 phủ: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng Giang. Phủ Bắc Hà có 180 xã, gồm 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (nay là Việt Yên), Kim Hoa (nay là Kim Anh), Tiên Phúc (nay là Đa Phúc). Vào thời Lê Hiệp Hòa là một huyện nhỏ, chỉ có 22 xã. Năm 1485 đã có 54 xã. Năm 1821 phủ Bắc Hà đổi thành phủ Thiên Phúc. Năm 1832 hai huyện Yên Việt và Hiệp Hòa lập thành phân phủ Tiên Phúc, năm 1852 phân phủ này không còn. Vào khoảng năm 1900 huyện lỵ của Hiệp Hòa vẫn còn nằm ở xã Trung Trật (làng Giật bây giờ), đó là trung tâm của vùng đất cũ. Nhưng sau này huyện lỵ Hiệp Hòa chuyển lên thị trấn Thắng để thành trung tâm của vùng đất đã bớt và thêm. Hiện nay, huyện Hiệp Hòa có 26 đơn vị hành chính: thị trấn Thắng và 25 xã.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Hiệp Hòa
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang. Hiệp Hòa có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: đình Lỗ Hạnh, đình Xuân Biều, núi IA, sông Cầu,đền Y Sơnm ,khu ông Tượng . Hiệp Hòa có 24 lăng đá cổ, nhiều nhất tỉnh Bắc Giang, trong đó nhiều công trình được các nhà nghiên cứu đánh giá tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc đá thời Lê ở Việt Nam. Tiêu biểu có lăng họ Ngọ, lăng Đinh Hương, lăng Bầu…Lăng được thể hiện với những hìn tượng, chạm khắc kiến trúc nhiều thời đại khác nhau, được nhiều du khách trong và ngoài nước về tham quan và nghiên cứu.
Đền Y Sơn ngôi đền cổ đẹp nổi tiếng trong tỉnh Bắc Giang. Đền nằm dưới chân núi IA thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa. Núi IA được mọi người ví như viên ngọc châu soi mình xuống dòng sông Cầu, bốn bề xung quanh được bao bọc bởi bãi mía, nương dâu xanh ngắt tạo thành bức tranh thủy mặc đẹp làm xao động lòng người. ATK II: thuộc huyện Hòa Hiệp với tổ hợp các công trình: Nhà cụ Nguyễn Văn Chế (Hựu), nhà cụ Ngô Văn Đông (Lý Đông), nhà cụ Ngô Văn Thấu (Đồ Ba), đình chợ Vân, đình Vân Xuyên, đình Xuân Biều và đền Soi. Đây là những gia đình, những địa điểm đã từng nuôi giấu cán bộ, tổ chức hội họp, các lớp huấn luyện… của Trung ương và Xứ ủy, góp phần làm nên một ATK II Hoàng Vân – Hiệp Hòa trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
4. Đặc sản huyện Hiệp Hòa
Bên cạnh việc thăm thú những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh thu hút du khách gần xa… đến với huyện Hiệp Hòa, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon như Mít, vải thiều, sắn, lạc, đỗ ở các xã phía Bắc huyện có nhiều đồi núi; trám đen ở xã Hoàng Vân. Ngày tết dân gói bánh chưng tròn và dài. Một số đặc sản nổi tiếng đã vào ca dao và bài hát nhưng hiệp nay không còn: lụa làng Cẩm Xuyên, cá cháy sông Cầu, quýt bộp trồng ở các soi bãi dọc sông Cầu, cải Tiếu của làng Tiếu, trầu không làng Gia Cát, quả sở dùng để ép dầu ăn ở làng Thù Sơn.
5. Phương tiện giao thông huyện Hiệp Hòa
Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: quốc lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), tỉnh lộ 295 Đông Xuyên – Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: từ Thắng đi Lữ và bến Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều đã rải nhựa. Tỉnh lộ 295 đoạn Thắng – Đông Xuyên đã được cải thiện,đặc biệt Cầu Mai Đình – Đông Xuyên đã được hoàn thành. Du khách đi du lịch Bắc Giang về Hiệp Hòa bằng xe khách, xe ô tô đường dài hay xe máy đều thuận tiện. Từ Hà Nội, các bạn sẽ đến bến xe , mua vé đi Bắc Giang. Trong nội tỉnh có Taxi, xe buýt, xe ôm.
6. Đơn vị hành chính huyện Hiệp Hòa
Huyện Hiêp Hòa là nơi phát triển nhất tỉnh với đầy đủ cơ sở hạ tầng, phương tiện vật chất kỹ thuật đồng bộ.Tại các huyện, nhiều dịch vụ mới, đa dạng hơn,đáp ứng như cầu của người dân và du khách. Nhất là dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, điện nước được đảm bảo tối đa.
7. Cảm nghĩ về huyện Hiệp Hòa
Huyện Hiệp Hòa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế và du lịch. Với những di sản văn hóa, các danh lam thắng cảnh đẹp hấp dẫn, những món ngon đặc sản thể hiện văn hóa vùng miền tạo nên một Bắc Giang vừa hiện đại vừa truyền thống. Trong tương lai, Bắc Giang sẽ là điểm đến không thể thiếu trong chuỗi các điểm du lịch miền Bắc.
Tags: phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lich bac giang, dac san bac giang