Không mang vẻ đẹp kiêu sa hay dịu dàng như hoa hồng, hoa cúc, có một loài hoa luôn được nhắc đến với những câu chuyện bi thương – bỉ ngạn. Nếu từng xem nhiều bộ phim Trung Hoa thời xưa, bạn chắc hẳn đã không ít lần cảm động về nét đẹp và ý nghĩa của loài hoa này. Vậy hoa bỉ ngạn mọc ở đâu Việt Nam và câu chuyện về hoa bỉ ngạn có độc đúng hay không? Bỉ ngạn độc đến mức nào?
Sơ lược hoa bỉ ngạn
Hoa bỉ ngạn không chỉ có màu đỏ mà còn có rất nhiều màu khác. Hoa bỉ ngạn màu đỏ còn được gọi là mạn châu sa hay hồng hoa thạch tán, tỏi trời tỏa…. Các màu khác như trắng, vàng, trắng hồng, hồng thường là do được phối màu hoặc màu thay đổi theo thời gian.
Thực tế, bỉ ngạn là loài hoa thuộc họ hoa kèn đỏ phân bố ở nhiều nơi trên Trái đất. Trước tiên, đúng với phim ảnh, bỉ ngạn được tìm thấy nhiều nhất tại Trung Quốc. Sau đó là Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều vùng lãnh thổ khác, tại Việt Nam hiện cũng đã xuất hiện loài hoa này.
Ý nghĩa của hoa bỉ ngạn
Nhiều người vẫn thắc mắc hoa bỉ ngạn liệu có phải loài hoa có thật hay chỉ là truyền thuyết trên phim ảnh?
Hoa bỉ ngạn không chỉ mang điềm dữ, phân ly mà ở nhiều quốc gia vẫn xem là điềm lành, may mắn, thuần khiết. Vì vậy, hoa bỉ ngạn được sử dụng trong các tang lễ, khi di viếng mộ… Đặc biệt, hoa cũng được trồng kiểng trang trí tại các chùa chiền, biệt thự . Khi trồng hoa với diện tích lớn sẽ tạo ra hiệu ứng “dòng sông bỉ ngạn” được quay nhiều trong các bộ phim truyền thuyết.
Điểm đặc biệt nhất của loài hoa này là lá và hoa không cùng xuất hiện, có hoa thì không lá, có lá thì không hoa. Đó cũng là lý do mà loài hoa bỉ ngạn mang ý nghĩa của sự chia ly, xa cách và đau thương.
Ngoài ra, hoa bỉ ngạn còn mang ý nghĩa tang thương bởi con người cho rằng loài hoa đỏ như máu này mọc nhiều ở đường Hoàng Tuyền từ trần gian đến địa ngục.
Hoa bỉ ngạn mọc ở đâu Việt Nam?
Nếu muốn một lần tận mắt chiêm ngưỡng nét đẹp của bỉ ngạn, bạn có thể đến Đà Lạt. Đây được coi là vùng đất duy nhất của nước ta có loài hoa đặc biệt này. Chủ yếu là do khí hậu ở đây lạnh cộng với địa hình nhiều dốc thích hợp cho loài hoa này phát triển.
Hoa bỉ ngạn tại Đà Lạt hầu hết được người dân du nhập về trồng vài năm gần đây. Do đó, nhanh chóng nhất, bạn nên đến Vườn hoa thành phố hay còn gọi là Công viên hoa thành phố để tìm kiếm bỉ ngạn. Ngoài ra, nếu để ý, bạn cũng có thể ngắm được những bụi hoa bỉ ngạn đẹp đến nao lòng ở men các con dốc.
Trong Phật giáo, hoa bỉ ngạn còn được nhắc đến như loài hoa tượng trưng cho Thiên giới. Vì vậy, nhiều người cho rằng nhìn thấy bỉ ngạn chính là bạn sẽ tránh được những ác nghiệp trong đời. Vậy tại sao không thử?
Bỉ ngạn độc đến mức nào?
Điều mà nhiều người không biết đến là bỉ ngạn có dược tính cao, thậm chí độc từ loài cây này đã được y học kiểm nghiệm cao về mức độ.
Đầu tiên, qua nghiên cứu, người ta nhận thấy trong củ của hoa bỉ ngạn có chứa nhiều chất lycopene và galantamine gây ức chế thần kinh. Đó là lý do nhiều người ăn nhầm củ của loài hoa này dẫn đến ngộ độc, tê liệt thần kinh, … thậm chí tử vong mà không rõ lý do.
Tuy nhiên, y học vẫn đang nghiên cứu về dược tính của củ bỉ ngạn và thử nghiệm thành công trong điều trị nhiều bệnh. Điển hình như chống sưng viêm, giảm đau, an thần, điều trị ung thư,…
Tiếp đến là lá bỉ ngạn được kiểm nghiệm có chứa chiết xuất nước gây ức chế phát triển nhiều loài cây xung quanh. Vì thế, vùng đất mọc bỉ ngạn thường không có sự xuất hiện của cỏ dại hay nhiều loài cây khác.
Cuối cùng là hoa bỉ ngạn có mùi hương gần giống tỏi nên còn được gọi với cái tên khác là tỏi trời tỏa. Mùi hương này xua đuổi nhiều loài côn trùng và cả chuột, y học còn dùng hoa bỉ ngạn điều chế trị mụn sưng, phù nề, và giảm đau thấp khớp.
Như vậy, ở một khía cạnh nào đó độc tính của loài hoa này lại có lợi cho y học và điều trì bệnh cho con người thay vì gây hại.
Hi vọng những thông tin trên về hoa bỉ ngạn đã giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc lâu nay.