Một trong những lễ hội được người dân Hà Nội mong chờ nhất trong năm đó là hội Gióng. Đây là lễ hội truyền thống có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công của dân tộc. Ngày hội cũng là dịp để người dân khắp nơi bày tỏ lòng thành kính với Thánh Gióng – một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam.
1. Giới thiệu về lễ hội Gióng
Hội Gióng là một trong những nét đẹp văn hóa, là lễ hội được tổ chức thường niên ở nhiều nơi thuộc khu vực Hà Nội. Đây là ngày mà người dân bày tỏ lòng thành kính, tưởng niệm và ca ngợi đến Thánh Gióng – người anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc.
Hiện nay, có 2 hội Gióng điển hình ở Hà Nội đó chính là hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng được tổ chức ở đền Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm. Đây cũng là lễ hội đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Bên cạnh đó, tại Hà Nội còn có nhiều địa phương tổ chức hội Gióng, có thể kể đến như: xã Thống Nhất, huyện Thường Tín; làng Phù Lỗ Đoài, huyện Sóc Sơn; Đống Đồ, huyện Đông Anh…
Điều khiến cho hội Gióng trở nên nổi bật trên toàn cầu là bởi những giá trị văn hóa được bảo lưu, trao truyền qua nhiều thế hệ. Mặc dù là lễ hội được tổ chức ở Thủ đô – gần với trung tâm đô thị phát triển hiện đại, tuy nhiên hội Gióng vẫn tồn tại qua thời gian một cách độc lập, bền vững, lưu giữ những nét đẹp truyền thống mà không bị thương mại hóa.
>>> Lưu ngay: Tổng hợp các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng đặc sắc nhất 3 miền
2. Ý nghĩa của lễ hội Gióng
Nếu có dịp du lịch Hà Nội vào tháng 4 Âm lịch, du khách nên dành thời gian tham gia lễ hội Gióng. Đây là một lễ hội cổ truyền mô phỏng một cách sinh động, chân thực các trận đấu của Thánh Gióng và người dân Văn Lang trong trận chiến đấu với giặc Ân. Đây cũng là ngày hội để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hình thức chiến tranh thời xưa, liên tưởng đến ý chí, sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ngoài ra, hội Gióng còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân. Vì vậy, đây là một trong những nét đẹp truyền thống được lưu truyền theo thời gian và được UNESCO công nhận.
>>> Tìm hiểu thêm: Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra khi nào? Ở đâu? Có gì đặc sắc?
3. Hội Gióng Phù Đổng diễn ra ngày nào, ở đâu?
- Địa điểm tổ chức: đền Phù Đổng, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hằng năm
Trước ngày diễn ra hội Gióng Phù Đổng, những gia đình vinh dự sẽ được chọn người để đóng vai các nhân vật như Ông Hiệu (Tức Hiệu cờ, Hiệu chiêng, Hiệu trống, Hiệu Trung Quân, Hiệu Tiểu cổ); vai cô Tướng; phường Áo đỏ, phường Áo đen… Những người này sẽ chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết, đối với những người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ nhiều ngày trước thời điểm diễn ra lễ hội.
Trong ngày chính hội, dân làng sẽ tổ chức nghi lễ tế Thánh, sau đó là lễ rước nước để lau rửa tự khí từ đền Hạ nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, tiếp đến là lễ Duyệt tướng, lễ Khám đường… Toàn bộ lễ hội sẽ được tổ chức trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt, thu hút rất đông người dân và du khách tham gia.
>>> Gợi ý: Du lịch tâm linh gần Hà Nội ở đâu hấp dẫn vfa đi về trong ngày
4. Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn diễn ra như thế nào?
- Địa điểm tổ chức: khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc, Sóc Sơn, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: trong 3 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng hằng năm
Hội Gióng tại đền Sóc cũng được chuẩn bị lễ vật vô cùng công phu, điển hình là việc đàn voi và làm giò hoa tre. Những việc làm này sẽ được tiến hành từ nhiều tuần trước thời điểm diễn ra chính hội. Việc rước cũng được phân công cụ thể cho từng thôn, cụ thể như: Thôn Vệ Linh rước giò hoa tre, thôn Yên Sào rước cỏ voi, thôn Xuân Dục rước “Cầu Húc”,…
Hai hoạt động sôi động nhất của hội Gióng đền Sóc đó chính là nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật. Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động thú vị như tục “cướp hoa tre” cầu may hay chém “tướng” (giặc).
Những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội được trình diễn một cách độc đáo, mang đậm nét văn hóa của người Việt. Vì vậy đến nay các giá trị của lễ hội Gióng vẫn được bảo tồn vẹn nguyên, là một trong những nét đẹp truyền thống đáng tự hào của dân tộc.
>>> Khám phá: TOP 12 lễ hội mùa xuân đặc sắc ở 3 miền
5. Những hội Gióng khác ở Hà Nội
Bên cạnh hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc thì tại Hà Nội, lễ hội này còn được tổ chức tại nhiều địa phương khác, điển hình như:
5.1. Lễ hội thánh Gióng Chi Nam
- Địa điểm tổ chức: làng Sen Hồ, thuộc xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: trước ngày hội Gióng Phù Đổng 1 ngày
Vào khoảng sáng mùng 8 tháng 4 Âm lịch, lễ tế sẽ được tổ chức ở đình làng, sau đó là các hoạt động tái hiện lại trận chiến thắng của Hiển Công. Những thanh niên trai tráng trong làng được chia làm 2 bên với số lượng bằng nhau. Bên cạnh đó còn có hoạt động “cướp dừa” thu hút rất đông người dân và du khách tham gia. Theo quan niệm, ai cướp được dừa sẽ gặp nhiều may mắn.
5.2. Hội đền Gióng Xuân Đỉnh
- Địa điểm tổ chức: làng Xuân Tảo, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm
Hội Gióng Xuân Đỉnh gắn liền với truyền thuyết trên đường về trời của Thánh Gióng, vị anh hùng này đã dừng lại ở làng Cáo (Tức là làng Xuân Tảo) ngày nay để tắm mát, nghỉ ngơi. Phiến đá mà Thánh Gióng ngồi nghỉ đến nay vẫn còn ở cạnh giếng làng. Lễ hội tại Xuân Đỉnh sẽ tổ chức nghi thức rước kiệu ra giếng để ông chứng kiến vật chứng lịch sử được người dân giữ gìn qua thời gian.
>>> Xem thêm: Lễ hội Chùa Hương – Lễ hội xuân đặc sắc thu hút du khách thập phương
5.3. Hội Gióng Bộ Đầu
- Địa điểm tổ chức: làng Bộ Đầu, thuộc xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: 8 tháng Giêng hằng năm
Tại làng Bộ Đầu, Thánh Gióng được thờ làm thành hoàng. Theo truyền thuyết kể lại, trên đường về trời, ông có nghe tiếng kêu của dân chúng khi bị thuồng luồng gây tai họa. Sau đó, ông đã lao xuống tiêu diệt đôi thủy quái. Điều lạ lùng là người được cứu chính là mẹ của Gióng. Hiện nay, ở làng Bộ Đầu có bức tượng Gióng có chiều cao 5m – đây là tác phẩm điêu khắc đặc sắc được người dân lưu giữ qua thời gian. Trong ngày hội Gióng tại làng Bộ Đề, người dân sẽ tổ chức diễn lại cảnh Gióng sử dụng tre ngà để đánh thắng giặc Ân trong trận chiến năm xưa.
Hà Nội là một mảnh đất văn hóa với nhiều địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Bên cạnh các địa điểm tổ chức hội Gióng, du khách còn có thể tham quan những địa điểm du lịch thú vị của Thủ đô như: chùa Trấn Quốc, Văn miếu Quốc Tử Giám, hồ Gươm,…
Ngoài ra, với những người yêu thích sự mới lạ có thể đến với trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City để khám phá thủy cung đầu tiên và lớn nhất tại Hà Nội. Thủy cung Times City – Vinpearl Aquarium có tổng diện tích lên tới 4.000 m2, là nơi quy tụ hơn 30.000 sinh vật biển giúp bạn thoải mái tham quan và check in.
Ngoài ra, du khách có thể đến với khu vui chơi kết hợp giáo dục VinKE cũng nằm ngay trong Times City để các bé tham gia vào nhiều hoạt động phát triển, mang tính giáo dục cao. Đây thực sự là điểm đến phù hợp cho mọi gia đình có trẻ nhỏ, giúp cho chuyến du lịch Hà Nội của bạn trở nên ý nghĩa hơn.
>>> Booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium – Trải nghiệm những hoạt động vui chơi có 1-0-2
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều địa phương với những hoạt động đa dạng, độc đáo, thể hiện được văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Dù vậy, lễ hội này tựu trung lại vẫn mang những nét đẹp về lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết chống lại kẻ thù, khơi gợi lòng yêu nước ở mỗi người dân và ghi nhớ công ơn của người anh hùng Thánh Gióng. Nếu bạn là người yêu thích du lịch tâm linh thì hội Gióng sẽ là trải nghiệm khó có thể bỏ lỡ trong các chuyến đi tại Hà Nội.
>>> Booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium với giá ưu đãi 2023