Huyện Mê Linh gắn liền với tên tuổi Hai Bà Trưng. Ngày nay, đây là vùng trồng hoa nổi tiếng phía bắc Việt Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 142,51 km2.
Theo tư liệu “Thủ đô Hà Nội – 60 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển” (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội), tính từ năm 1954 đến nay, Hà Nội trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó có ba lần mở rộng và một lần thu hẹp. Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và các huyện thuộc Hà Tây (cũ) từng được sáp nhập vào Hà Nội hai lần.
Năm 1961, Hà Nội được mở rộng lần thứ nhất (tính từ năm 1954) đồng tâm về bốn hướng. Theo đó, Hà Nội sáp nhập 18 xã, sáu thôn và một thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông khi đó; một xã của tỉnh Hưng Yên.
Lần thứ hai diễn ra vào năm 1978. Địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng bằng việc sáp nhập các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình (cũ); huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau khi xem xét thấy địa giới của Hà Nội không hợp lý, phạm vi ngoại thành quá rộng với diện tích gấp 49 lần nội thành, dân số gấp hai lần nội thành, Hà Nội mang nặng tính chất của một thành phố nông nghiệp, năm 1991, Quốc hội khóa 8, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh theo hướng thu hẹp địa giới Hà Nội. Huyện Mê Linh được chuyển lại về tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Sơn Tây và các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất chuyển về tỉnh Hà Tây.
Đến năm 2008, Hà Nội lại được điều chỉnh theo hướng mở rộng. Toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) được chuyển về Hà Nội.
Câu 5: Huyện nào của Hà Nội tiếp giáp với Thái Nguyên?
a. Sóc Sơn
b. Đông Anh
c. Mỹ Đức
Dương Tâm