Ấn Đường là vị trí quen thuộc mà bất cứ ai cũng biết. Tuy nhiên, việc châm cứu, bấm huyệt Ấn Đường thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, không ít người thắc mắc: “Huyệt Ấn Đường nằm ở đâu? Huyệt Ấn Đường có tác dụng gì?” Việc trang bị thêm kiến thức về huyệt đạo này là vô cùng quan trọng, giúp bạn đọc nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Huyệt Ấn Đường là gì?
Trên thực tế, “Ấn Đường” là một danh từ ghép, để chỉ vị trí giao giữa hai đường chân mày của con người. Trong đó, “Ấn” là từ dùng để chỉ dấu đóng, còn “Đường” nghĩa là rực rỡ. Nguyên nhân là do thời xưa, người phụ nữ thường làm đẹp bằng cách bôi mực đỏ lên khu vực ấn đường.
Huyệt Ấn Đường ở đâu?
Khác với các huyệt đạo khác, huyệt Ấn Đường tuy nằm trong hệ thống kỳ huyệt nhưng lại không thuộc 12 đường kinh chính. Do nằm ngay trên khuôn mặt nên cách xác định huyệt đạo này cũng vô cùng dễ dàng. Để thực hiện, bạn chỉ cần tưởng tượng ra một đường thẳng nối hai bên lông mày. Sau đó, dóng thẳng theo sống mũi lên phía trên. Nơi giao nhau của hai đường này chính là huyệt Ấn Đường.
Cách nhận biết bệnh thông qua huyệt Ấn Đường
Y học phương Đông cho rằng, chỉ cần quan sát màu sắc trên huyệt Ấn Đường là bạn cũng có thể nhận biết được tình trạng bệnh của bản thân. Với mỗi tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ cho ra một màu sắc trên ấn đường khác nhau. Cụ thể:
- Cơ thể khỏe mạnh: Khi sức khỏe ổn định, mỡ máu ở trong mức kiểm soát thì ấn đường có màu đỏ hoặc hồng hào. Tuy nhiên, nếu màu đỏ trở lên đậm hơn, sắc nét hơn, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp hoặc trúng gió.
- Cơ thể yếu: Nếu khí huyết suy nhược, tỳ vị thất thường, khí huyết lưu thông kém, ấn đường sẽ chuyển sang màu trắng hoặc hơi ố vàng. Trong đó, màu trắng thể hiện rằng cơ thể người bệnh đang thiếu máu, đầy hơi.
- Cơ thể mắc bệnh nặng: Lúc này, khí huyết ứ đọng, khi nhìn kỹ sẽ thấy sắc đen hoặc xanh xuất hiện trên ấn đường. Điều này đồng nghĩa với việc tim không được cung cấp đủ lượng máu, hoặc não đang bị thiếu oxy.
Huyệt Ấn Đường có tác dụng gì?
Ấn Đường mang nhiều ý nghĩa quan trọng nên chỉ xét riêng về mặt y học, nó cũng có rất nhiều giá trị trong phòng và chữa bệnh. Các tác dụng này có thể kể đến như:
Đối với Đông y
Sách Đông y cổ đã từng ghi nhận rằng, Ấn Đường là một trong những huyệt vị có vai trò điều trị chứng đau đầu, có khả năng an thần rất tốt. Nguyên nhân là do huyệt Ấn Đường kết nối trực tiếp với não bộ và các dây thần kinh trên mặt. Vì vậy, việc massage huyệt vị này thường xuyên sẽ mang lại cảm giác thư giãn, làm giảm căng thẳng, tránh mất ngủ và giữ cân bằng cảm xúc.
Hơn nữa, các nhà khoa học cũng tìm thấy tác dụng kiểm soát các cơn váng đầu nhẹ, đau đầu vùng trán, các bệnh lý vùng xoang – mặt như: Viêm xoang, viêm mũi và làm sáng mắt.
Đối với luyện khí công
Ngày nay, bộ môn luyện khí công dưỡng sinh đang ngày càng phát triển, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ở lứa tuổi này, sức khỏe đang yếu dần và sức đề kháng kém đi nhanh chóng thì việc luyện khí công hàng ngày bằng cách tập trung vào huyệt Ấn Đường sẽ gia tăng đáng kể năng lượng trong cơ thể con người. Với vị trí đặc biệt nằm ở vùng thượng Đan điền, huyệt vị này này giúp người già duy trì sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng Ấn Đường là một trong 36 “tử huyệt” của cơ thể. Nếu tác động vào huyệt Ấn Đường với lực quá mạnh sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người, rất có thể dẫn đến tử vong.
Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt Ấn Đường
Huyệt Ấn Đường dù tốt đến mấy nhưng cũng chỉ thực sự phát huy tác dụng tuyệt vời khi người bệnh thực hiện đúng theo những lưu ý dưới đây:
- Nên bấm huyệt Ấn Đường ít nhất 1 tháng để nhận thấy tác dụng rõ rệt.
- Không nên bấm huyệt với lực quá mạnh, chỉ bấm huyệt khi khu vực này không xuất hiện bất cứ vết thương nào.
- Kết hợp hài hòa châm cứu, bấm huyệt với vận động thể chất để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
- Với những người mắc bệnh lý nền hoặc phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện châm cứu, bấm huyệt Ấn Đường.
Qua bài viết này, bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích về vị trí huyệt Ấn Đường và những tác dụng thần kỳ của nó. Được coi là “con mắt thứ 3” của con người, hy vọng bạn sẽ vận dụng thành thạo những kiến thức về huyệt Ấn Đường vào cuộc sống hàng ngày để nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp