Mời các em theo dõi bài viết đã được chúng tôi tổng hợp các mẫu kết bài của bài thơ Đất nước hay nhất và cực chi tiết dưới đây. Với những cách viết kết bài Đất nước ngắn gọn này có thể giúp các em hoàn thiện bài làm của mình một cách trọn vẹn và ấn tượng nhất. Tham khảo ngay!
Tham khảo thêm:
- 4 Mẫu phân tích đất nước trong anh và em hôm nay hay nhất đạt điểm cao
- Những bài văn hay: Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lớp 12
- Những bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lớp 12 hay nhất
Kết bài Đất nước hay
Sau đây là một số mẫu kết bài của bài thơ Đất nước hay và chi tiết nhất để các em tham khảo cho bài viết của mình:
Mẫu 1
Đất Nước là bài thơ giàu suy tư và triết lí, thể hiện quan niệm rất riêng, rất mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với bài thơ này, người đọc lại được mở mang thêm tri thức, lại có thêm một cách nhìn nhận về Đất Nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó cũng càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình được sinh ra và lớn lên.
Mẫu 2
Bằng sự vận dụng đầy sáng tạo hình thức thơ tình – chính trị, đoạn trích Đất Nước quy tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, quy tụ vốn liếng sách vở cũng như những trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để làm nên một tuyên ngôn về tư tưởng, về nhận thức của cả một thế hệ nghệ sĩ, ấy là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
Mẫu 3
Như vậy, trích đoạn “Đất Nước” đã thể hiện tài năng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong việc kết hợp nhuần nhuyễn cảm xúc và suy tư, chiêm nghiệm, tạo nên chất chính luận và trữ tình quyện hòa. Qua những câu thơ mang đậm chất duy lí vừa chặt chẽ, logic vừa mang âm hưởng thiết tha, vang vọng, chúng ta có thể thấy được quan niệm thân thuộc, gắn bó và thân thiết về Đất Nước, giống như những câu thơ mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu bản trường ca “Mặt đường và khát vọng”:
“Đất Nước đã hóa thân trong mỗi chúng ta… Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến…”
Mẫu 4
Đất Nước đã được nhà thơ lí giải cắt nghĩa theo cảm nhận của riêng mình. Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào, trân trọng sâu sắc của tác giả dành cho Tổ quốc mình. Đoạn thơ rất thành công với thể thơ tự do mỗi câu như một cảm xúc trào dâng từ đáy lòng thi sĩ. Nhà thơ đã vận dụng thành cồn những chất liệu văn hóa văn học dân gian. Và khi kết thúc những câu thơ ấy, trong lòng người đọc cũng xuất hiện hình ảnh đất nước vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi và biết bao mến thương.
Mẫu 5
Đọc chương Đất Nước, có thể thấy rõ dấu ấn của vốn tri thức văn hoá nhà trường và sách vở, sự ảnh hưởng phong cách của một nhà thơ nào đó. Tuy nhiên, đó vẫn là chương tiêu biểu và tinh túy nhất của trường ca Mặt đường khát vọng. Bài thơ vẫn tạo nên được những rung động âm vang trong lòng người đọc là nhờ tác giả từ những cảm xúc chân thành, từ sự trải nghiệm của bản mà nói lên những suy nghĩ chung của cả thế hệ mình về đất nước.
Mẫu 6
Như vậy, bằng việc vận dụng sáng tạo hình thức thơ trữ tình – chính luận, thể thơ tự do, giọng thơ biến đổi linh hoạt và sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đa dạng qua phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt, ca dao, dân ca, tục ngữ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không gian nghệ thuật đặc biệt để làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Qua tư duy mới mẻ của nhà thơ, hình tượng Đất Nước đã được khám phá ở nhiều phương diện về chiều sâu văn hóa, chiều rộng không gian cũng như chiều dài của thời gian. Bằng chính trải nghiệm của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên một tuyên ngôn độc đáo về đất nước, từ đó truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ nhập cuộc, “lên đường” tham gia công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, đồng thời đánh thức tình yêu quê hương luôn tồn tại trong tâm thức và trái tim hàng triệu con người Việt Nam.
Mẫu 7
Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với một tâm hồn lạc quan phơi phới. Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọc những tí tách reo vui. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về Đất nước. Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước không còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng. Đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại.
Kết bài Đất nước ngắn gọn – Mẫu 8
Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu.
Mẫu 9
Bằng lời văn giản dị mà tinh tế, đầy sức thuyết phục đã làm rõ nét hình ảnh Đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Dáng vẻ Đất Nước đầy thân thương như chẳng thể nào phai mờ trong những thứ nhỏ nhặt nhưng không chút tầm thường.
Mẫu 10
Tiếp nối dòng mạch thơ ca yêu nước trong lịch sử văn học dân tộc, Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã mang nội dung cảm nhận cùng cách thể hiện thật độc đáo. Thành công của đoạn trích Đất Nước này góp phần chứng tỏ tầm trí tuệ, sức khám phá của một nhà thơ trưởng thành cùng thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước anh hùng.
Mẫu 11
Đọc những dòng thơ của Nguyễn Khoa Điềm ta hiểu hơn, yêu hơn, thương hơn đất nước của mình. Yêu hơn quá khứ, hiện tại và hy vọng nhiều ở tương lai. Ta lớn lên, tự tin vững bước trên đường đời để xây dựng đất nước hiện tại và tương lai xứng với tầm vóc của lịch sử của quá khứ. Ta thấy tự hào, thân thương và thiêng liêng hơn khi biết trong mình có một phần đất nước.
Mẫu 12
Đất nước đã thể hiện những suy ngẫm vô cùng sâu sắc, những tình cảm tha thiết của ông dành cho đất nước. Đồng thời tư tưởng đất nước của nhân dân bao trùm toàn bộ tác phẩm, cho thấy nhận thức đúng đắn và long biết ơn sâu sắc của ông đối với thế hệ đi trước. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và trữ tình, vận dụng linh hoạt chất liệu văn hóa dân gian, nhịp thơ linh hoạt góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Mẫu 13
Đất Nước đối với Nguyễn Khoa Điềm là những gì bình thường, gần gũi nhất. Nó có trong cổ tích, ca dao, gắn liền với nguồn mạch quê hương để làm nên một chân dung trọn vẹn về Đất Nước: Thân thương mà hào hùng, vất vả mà thủy chung.
Mẫu 14
Như vậy Nguyễn Khoa Điềm bằng những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục đã khẳng định được vị trí, vai trò vô cùng to lớn của đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Gấp lại những trang thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có những bồi hồi, xao xuyến nơi sâu thẳm đáy lòng bởi những vần thơ sâu lắng đi vào lòng người nghe và người đọc.
Mẫu 15
Qua đoạn thơ, nhà thơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền. Đất Nước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
Mẫu 16
Giọng điệu thơ trầm lắng, chất chứa suy tư. Vừa như bộc bạch giải bày vừa như tự nói với chính mình. Một giọng điệu như thế khiến hình tượng đất nước hiện lên vừa trang nghiêm thành kính, vừa gần gũi thân thiết.
Mẫu 17
“Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là bản nhạc mang âm hưởng dân gian hóa trong điệu hồn kháng chiến, là lời thúc giục tình yêu nước cho mỗi thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.
Kết bài đoạn 1 Đất nước
Mẫu 1
Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ, … Có “gừng cay muối mặn” cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởng tượng thì phong phủ, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”.Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu.
Mẫu 2
9 câu đầu khép lại bằng tứ thơ khái quát về thời điểm hình thành Đất Nước: Đất Nước có từ ngày đó. Ngày đó vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ vừa là một phép thế đại từ. Vậy là Đất Nước có từ khi mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, khi dân ta biết trồng tre đánh giặc, biết tròng ra hạt lúa, củ khoai, biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà xa xôi, linh thiêng biết mấy. Đoạn thơ chín câu, tám lăm chữ mà không hề có một từ Hán Việt. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi, nồng hơi thở cuộc sống. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ đã “nhịp mãi một tấm lòng sứ điệp” để ta thêm yêu và tự hào về Đất Nước.
Mẫu 3
Qua những dòng thơ trăn trở và suy tư về một khái niệm tưởng chừng như đã ăn sâu vào máu thịt mỗi người dân Việt, qua chiều sâu văn hóa, sinh hoạt Nguyễn Khoa Điềm đã có một phát hiện, một cảm nhận vô cùng sâu sắc: Đất Nước hiện lên trong thế giới tinh thần của cộng đồng người Việt, trong cuộc sống sinh hoạt từ bao đời. Đất Nước hiện lên gắn liền với những phong tục tập quán với lối sống, nếp nghĩ, qua kho tàng văn học dân gian, qua bản sắc văn hoá… Đó là một Đất Nước không trừu tượng mà cụ thể, chứa đựng mơ ước, khát vọng, quan niệm về vẻ đẹp phẩm chất của tâm hồn dân tộc. Gương mặt Đất Nước hiện lên thật sống động, lung linh: trong cuộc sống, trong lao động và trong chiến đấu.
Kết bài 9 câu thơ đầu bài Đất nước – Mẫu 4
Đoạn trích trên đã thể hiện những suy tư cùng những cảm xúc mãnh liệt của tác giả về quê hương, đất nước. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tổ quốc. Pautopxki từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp.” Và phải chăng Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy riêng con đường của mình khi tiến đến đất nước, để rồi Đất nước hiện ra thật bình dị, gần gũi và đẹp đẽ biết bao. Đọc đoạn trích Đất nước ta được khám phá một vẻ đẹp mới của đất nước mà qua đó ta nâng cao thêm tinh thần yêu đất nước, yêu tổ quốc và trách nhiệm của ta bây giờ không chỉ là học tập mà còn là gìn giữ truyền thống, gìn giữ đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn.
Mẫu 5
Từ những hình ảnh thân quen nhưng ẩn chứa chiều sâu kiến thức văn học dân gian cùng với giọng thơ ngọt ngào đoạn thơ như lời kể chuyện tâm tình, Nguyễn Khoa Điềm đã bình dị hoá đất nước, đất nước hóa thân vào cổ tích, ca dao, vào cuộc sống hàng ngày. Tác giả đã có một cách cảm nhận mới vừa quen vừa lạ, vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa gần gũi vừa rất đỗi thiêng liêng…tạo nên sự xúc động sâu sắc. Điều đó nói lên thành công của tác phẩm cũng như những đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm đối với nền Văn học Việt Nam.
Mẫu 6
Từ những lời phân tích trên đây, có thể thấy Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo lại. Không chỉ hay ở phương diện câu chữ, cấu trúc và lời kết đoạn đã gây được ấn tượng. “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, đất nước bắt đầu, đất nước lớn lên… chặng đường nào cũng song hành với cuộc sống nhân dân. Tác giả nêu nhiều chứng cứ để làm sáng tỏ kết luận: “Đất Nước có từ ngày đó…” – từ “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Trong suốt quá trình ấy, đất nước gắn bó với mọi gia đình và từng cá nhân. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.
Mẫu 7
Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng khéo léo các kiểu cấu trúc thơ “Đất Nước đã có”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên”, “Đất Nước có từ” đã giúp cho ta hình dung được cả quá trình hình thành và phát triển của đất nước trong trường kì lịch sử nằm sâu trong tâm thức của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm lặng lẽ quan sát Đất Nước ở muôn mặt đời thường và trong quan hệ ruột rà, thân thuộc. Đất Nước là những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời sống hằng ngày của mỗi con người việt nam ta: câu chuyện cổ tích bà kể, miếng trầu bà ăn, gừng cay, muối mặn, hạt gạo…
Mẫu 8
Bằng cách sử dụng sáng tạo các chất liệu dân gian, 9 khổ thơ đầu đã giúp Nguyễn Khoa Điềm không chỉ trả lời cho câu hỏi về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước, mà còn như gợi lại trong thẳm sâu tâm hồn người đọc những vẻ đẹp văn hóa phong tục đã được đắp bồi dưỡng nuôi trong hàng ngàn thế hệ, cũng từ đó, như một cánh cửa, đưa ta ngược dòng về với vẻ đẹp bình dị, xưa cũ của dân tộc.
Mẫu 9
Tóm lại, bằng cảm nhận rất đỗi thân thương, gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh Đất Nước bình dị nhưng không kém phần tươi đẹp. Đọc đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta cảm nghe như cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa đang thấm vào tận từng mạch hồn ta, dòng máu ta. Điều đó càng làm ta thêm yêu thêm quý quê hương Tổ quốc mình.
Kết bài Đất nước đoạn 1 – Mẫu 10
Đoạn thơ cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về nguồn gốc hình thành Đất Nước theo sự chiêm nghiệm mang tính nhân dân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Để trong chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay nhận ra Đất Nước có trong mỗi tâm hồn, hiện hữu trong đời sống văn hoá, phong tục, tập quán của nhân dân. Đất Nước còn là hiện thân của đời sống đấu tranh và lao động. Không chỉ thế, Đất Nước sẽ là tiếng hát đầu tiên ca ngợi lối sống nghĩa tình, đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Kết bài Đất nước nâng cao
Để bài phân tích của mình thêm ấn tượng và đặc sắc, các em học sinh có thể tham khảo các mẫu kết bài Đất nước học sinh giỏi dưới đây:
Mẫu 1
Đất nước đã được xem là một đề tài, cảm hứng chủ đạo của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm dường như cũng đã nhận thức sâu sắc vai trò và sự đóng góp to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh trường kỳ và vô cùng ác liệt này. Chính vì thế có thể nói rằng tư tưởng đất nước của nhân dân từ trong văn học truyền thống đã được nhà thơ phát triển đến đỉnh cao, mang tính dân chủ sâu sắc. Dùng chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn, biến đổi linh hoạt đầy sáng tạo chính là nét đặc sắc thẩm mĩ và thống nhất với tư tưởng “đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” của bài thơ.
Mẫu 2
Có thể coi đoạn thơ mở đầu là câu trả lời cho câu hỏi: Đất Nước có tự bao giờ? Lịch sử lâu đời của đất nước Việt Nam được cắt nghĩa không phải bằng sự nối tiếp của các triều đại phong kiến hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thống có từ xa xưa: Trầu cau (miếng trầu bây giờ bà ăn), Thánh Gióng (dân mình biết trồng tre mà đánh giặc… đến nền văn minh lúa nước sống Hồng cùng những phong tục, tập quán có từ lâu đời. Đó chính là Đất Nước được cảm nhận từ chiều sâu, từ bề dày của văn hóa và lịch sử.
Mẫu 3
Qua những cảm nhận hết sức bình dị nhưng vô cùng mới mẻ bằng việc sử dụng thành công, kết hợp nhuần nhuyễn các chất liệu văn học, văn hóa dân gian truyền thống tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một quan điểm sâu sắc, mới mẻ về chủ đề Đất Nước – chủ đề bao trùm xuyên suốt tiến trình văn học Việt Nam. Quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang dấu ấn riêng biệt của sự trải nghiệm, chiêm nghiệm, triết lí, suy tư, từ đó đem đến cảm nhận, cách khám phá quê hương đất nước trong cái nhìn toàn vẹn, nổi bật là tư tưởng cốt lõi về nhân dân: “Đất Nước của nhân dân” và nhân dân chính là người kiến tạo, tạo dựng, đi qua những giao lao và làm nên chiến công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mẫu 4
Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian: Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng đồng Việt Nam qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ. Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc. Dù bôn ba chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của mình.
Mẫu 5
Bằng giọng điệu suy tư, ngôn từ mộc mạc, giản dị và sự linh hoạt, khéo léo trong việc sử dụng các thành ngữ, câu ca dao, các chất liệu văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được hết những vẻ đẹp của hình tượng đất nước. Đó là vẻ đẹp bình dị, thân thuộc nhưng lại vô cùng thiêng liêng. Chính cách nhìn nhận này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú hơn về hình tượng đất nước trong văn học Việt Nam.
Mẫu 6
Đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm khi nói về đất nước chính là ở chỗ nhà thơ đã huy động toàn bộ vốn hiểu biết phong phú của mình trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và những trải nghiệm của chính nhà thơ trong những ngày tham gia phong trào học sinh sinh viên chống Mĩ ngụy ở thành phố Huế và cả những năm tháng bị tù đày trong nhà tù của Mĩ ngụy. Bằng cảm xúc chân thành và suy nghĩ sâu sắc, nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc những cảm nghĩ rất riêng của mình về đất nước, góp phần làm phong phú thêm hình tượng đất nước trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng. Đất không phải là tiếng nói của riêng nhà thơ mà là cảm nhận của một thế hệ thanh niên trong thời kì chống Mĩ về đất nước. Đây cũng là một sự thể hiện, một nét độc đáo trong giọng điệu của Nguyễn Khoa Điềm, đó là sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất chính luận.
Mẫu 7
Xuyên suốt toàn bộ bài thơ, hai chữ “Đất nước” luôn được viết hoa 1 cách trang trọng, lặp đi lặp lại tựa như 1 nốt chủ âm trong bản trường ca về non sông gấm vóc. Nhờ đó, tác phẩm đã khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, cùng trách nhiệm công dân trong mỗi chúng ta. Mặc dù bài thơ được viết theo lối trường ca, kể lể, liệt kê, khó đọc khó nhớ nhưng với những gì Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong tác phẩm này ông xứng đáng là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của văn chương Việt Nam ngày ấy. Đồng thời, “Đất nước” cũng xứng đáng trở thành hành trang tinh thần của người yêu văn chương suốt bấy nhiêu lâu nay về đề tài tình yêu quê hương, tình yêu đất nước và có giá trị cho đến ngày hôm nay.
Tham khảo thêm:
- Bài văn mẫu: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đất nước lớp 12
- Soạn bài Đất nước môn Văn lớp 12 chi tiết
- Top 5 mở bài gián tiếp bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điểm hay nhất
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Văn mẫu 12: Top 30+ mẫu kết bài Đất nước chọn lọc hay nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.