Viêm đường tiết niệu là bệnh gì
Viêm đường tiết niệu hay gọi nhiễm khuẩn tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu của người gây ra phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đó. Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể có hoặc không có triệu chứng.
Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở người. Tác nhân và quá trình bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của cấu trúc giải phẫu và sự toàn vẹn cơ quan tiết niệu. Hệ tiết niệu ở người gồm: niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt (nam),niệu quản và 2 thận.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn, chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột do E. coli. Vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn sang bộ phận sinh dục, gây viêm đường tiết niệu.
- Ở nam giới: vệ sinh bao quy đầu không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Ở phụ nữ mang thai: Do thay đổi nội tiết tố của cơ thể và bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây viêm đường tiết niệu.
- Ở trẻ em:
- Bé gái: Do cấu tạo sinh lý nên lỗ niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại rất gần với hậu môn nên rất dễ bị viêm nhiễm.
- Bé trai: Do có một số dị dạng ở đường tiểu như hiện tượng hẹp, dài bao quy đầu, làm cho nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
- Việc sử dụng bỉm không đúng cách nhất là mỗi khi cả phân lẫn với nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Các nguyên nhân khác: sỏi tiết niệu, quan hệ tình dục không an toàn dễ mắc bệnh lậu, giang mai… thay đổi thời tiết cũng dễ gây ra viêm đường tiết niệu.
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu
- Ở người lớn:
- Tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu
- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, muốn đi vệ sinh liên tục, nhưng lượng nước tiểu rất ít
- Tiểu buốt, hoặc tiểu ra máu
- Đau và nóng rát hạ vị, mỏi vùng thắt lưng
- Sốt nóng, sốt rét, buồn nôn và nôn.
- Ở trẻ em:
- Có thể bắt đầu chỉ là sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, có khi sốt cao, cũng có khoảng 10 – 15 % bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm
- Trẻ khuấy khóc nhiều, kém chơi, biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy bất thường, kéo dài không rõ nguyên nhân
- Đau khi đi tiểu, có thể tiểu dắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong khoảng một thời gian ngắn.
Điều trị viêm đường tiết niệu
Việc điều trị viêm đường tiết niệu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng cụ thể:
- Uống nhiều nước trên 2 lít/ngày sẽ tự khỏi nếu đái buốt nhẹ hay đái rát.
- Dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn khi thấy biểu hiện của bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Bệnh viêm đường tiết niệu khám ở đâu tốt
Để xác định chính xác tình trạng của bệnh, cũng như có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Tại Hà Nội, khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị:
1. Khoa Thận – Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai
- Tầng 5 nhà P – Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
Chẩn đoán và điều trị bệnh lý nội khoa Tiết niệu người lớn: nhiễm trùng thận tiết niệu, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi bàng quang chẩn đoán và điều trị…
2. Khoa Ngoại tiết niệu – Bệnh viện Trung ương quân đội 108
- Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Thu dung, cấp cứu và điều trị các bệnh lý về tiết niệu, sinh dục nam. Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện đào tạo, hợp tác quốc tế và công tác tuyến.
3. Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Thanh Nhàn
- Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Bệnh viện Thanh Nhàn có thế mạnh về khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu và các bệnh tiết niệu khác. Các bác sĩ Thận tiết niệu tại khoa được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh.
3. Khoa Phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện Việt Đức
- Vị trí: Tầng 4, 5 nhà B1 – Phòng khám: 239 nhà C2 khu Khám bệnh
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Khoa là nơi điều trị và phẫu thuật bệnh lý hệ Tiết niệu bao gốm các bệnh lý Ung thư đường niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu và các bệnh lý vô sinh, thiểu năng sinh dục nam.
4. Bệnh viện đa khoa An Việt
- Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh – Hà Nội
Tại bệnh viện An Việt có hội tụ các chuyên gia đầu ngành về tiết niệu từng công tác tại các bệnh viện lớn trong nước. Bệnh nhân đến với An Việt sẽ được nhân viên lễ tân, y tá, điều dưỡng, bác sĩ tận tình chăm sóc và điều trị.
5. Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Hữu Nghị
- Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Khoa khám và điều trị nội trú các bệnh nhân thận tiết niệu nội khoa; tham gia thường trực và cấp cứu ngoại viện khi được điều động.
6. Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn
- Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Trị các bệnh lý về thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi tiết niệu.