Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hoặc đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm. Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. Vậy Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
Câu hỏi: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
A. Biển và đại dương.
B. Đất liền.
C. Vùng vĩ độ thấp.
D. Vùng vĩ độ cao.
Đáp án đúng D.
Khối khí lạnh hình thành ở vùng vĩ độ cao, không khí ở tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc (lục địa, hải dương, lạnh, nóng,…) nên hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D.
Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi.
– Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
Căn cứ để chia thành các khối khí khác nhau và tính chất của chúng
– Căn cứ vào nhiệt độ: người ta chia thành khối khí nóng (hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao), khối khí lạnh (hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp).
– Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền người ta chia ra: khối khí đại dương (hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn), khối khí lục địa (hình thành trên các vùng đất liền, với tính chất tương đối khô).
Tên gọi các khối khí: Em, NPc, Tm, TBg
– Em: khối khí xích đạo hải dương.
– NPc: khối khí cực lục địa phương Bắc.
– Tm: khối khí chí tuyến hải dương.
– TBg: khối khí chí tuyến vịnh Bengal.