Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu là điều mà khá nhiều người thắc mắc khi muốn lễ bái mà chưa kịp lập bàn thờ trong nhà. Vậy không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu, cúng có sao không? Không kinh doanh có nên thờ Thần Tài không? Những thắc mắc này sẽ được META giải đáp qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Xem thêm: Giá vàng ngày vía Thần Tài 2021 bao nhiêu?
Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu?
Thờ cúng Thần Tài là một phong tục cổ của người Việt và vẫn còn được lưu truyền đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, không phải gia đình nào ở Việt Nam cũng có bàn thờ Thần Tài mà hầu hết chỉ những gia đình làm ăn, kinh doanh mới thờ Thần Tài như một cách tôn kính thần linh, mong được Thần Tài phù hộ nhiều may mắn, tài lộc.
Chính vì vậy, khi muốn bái thỉnh Thần Tài, nhiều gia đình không có bàn thờ Thần Tài thì không biết cúng ở đâu. Họ thường thắc mắc liệu có được cúng Thần Tài khi không có bàn thờ hoặc chưa kịp lập bàn thờ Thần Tài hay không.
Trên thực tế thì việc thờ cúng Thần Tài cũng giống như thờ ông bà, thờ Phật… trong nhà, tức là Thần Tài phải được thờ trên một bàn thờ riêng như các bàn thờ khác để thể hiện sự tôn trọng đến thần linh cũng như giữ cho không gian thờ cúng được thanh tịnh, không bị ô uế bởi tạp vật, qua đó chứng tỏ được lòng thành của gia chủ.
Về vấn đề không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu, qua tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia phong thủy và tâm linh, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các chuyên gia đều khuyên là không nên thờ cúng Thần Tài khi chưa có không gian thờ cúng phù hợp, cụ thể là bàn thờ Thần Tài. Chỉ khi bạn lập bàn thờ đầy đủ, chu đáo thì việc thờ cúng mới có linh nghiệm, mới thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.
Còn nếu chỉ vì ham muốn nhất thời mà thờ cúng không có trật tự, không đúng quy củ thì không có ý nghĩa gì cả, mặt khác, điều đó còn có thể mắc phải đại kỵ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may mắn, làm ăn không thuận lợi. Chính vì thế mà trước khi thờ cúng Thần Tài thì tốt nhất bạn nên lập bàn thờ thật chu đáo.
>>> Xem thêm: Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Ở Việt Nam, Thần Tài và Ông Địa được thờ chung trên một bàn thờ. ‘’Nhất vị nhị hướng’’ là điều gia chủ cần quan tâm, lựa chọn vị trí đặt bàn thờ tốt sẽ mang tới tài lộc, giúp công việc và sự nghiệp của gia chủ luôn vững vàng và phát triển. Ngoài ra, nên lập bàn thờ Thần Tài vào ngày nào cũng là điều mà các gia chủ cần chú ý. Người ta thường sẽ chọn những ngày tốt, hợp mệnh với gia chủ để lập bàn thờ Thần Tài. Hoặc tốt nhất nếu bạn không có kinh nghiệm trong vấn đề này thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy.
Thông thường, người ta thường đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa dưới mặt đất, theo góc hướng ra cửa chính với ý nghĩa thu hút tài lộc để gia chủ có thể làm ăn phát đạt. Tượng Thần Tài, Ông Địa được đặt ngang hàng với nhau, Thần Tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải. Ngoài ra, trên bàn thờ phải có một số vật phẩm khác như:
- Bài vị
- 3 hũ gạo, muối, nước
- Bát hương
- Đĩa đựng hoa quả
- Bình hoa
- Ông Cóc
- Phật Di Lặc
- Kỷ trà 5 chén hoặc 3 chén
- Một bát sâu lòng
Trên đây là những vật phẩm phải có trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa của các gia đình, ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thêm một vài vật phẩm trang trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa khác để gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ như linh vật Tỳ Hưu, vòng tỏi, vòng hoa mai… tùy theo điều kiện có thể sắm sửa.
>>> Xem thêm: Cách bày và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn, đẹp nhất
Không kinh doanh có nên thờ Thần Tài?
Nhìn chung, không có quy định nào bắt buộc tất cả các gia đình phải thờ Thần Tài vì dù sao, đây cũng chỉ là một phong tục cổ của người Việt, không phải địa phương nào cũng có phong tục này. Mặc dù Ông Địa và Thần Tài thường được thờ với nhau nhưng vẫn có nhiều gia đình chỉ thờ mỗi Ông Địa (Thổ Công) mà không thờ Thần Tài. Lý do là vì nhiều người cho rằng chỉ những ai làm kinh doanh mới nên thờ Thần Tài để được phù hộ cho con đường kinh doanh, làm ăn thêm thuận lợi. Quan niệm này cũng không có gì là sai cả.
Tuy nhiên, ông bà ta vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, kể cả khi gia đình bạn không làm kinh doanh nhưng nếu bạn có tâm và có điều kiện thì vẫn có thể thờ cúng Thần Tài như bình thường. Thần Tài và Ông Địa thường trông giữ vật thực, tiền bạc, tài lộc cho cả gia đình nên thờ cúng các vị thần này trong nhà cũng có một phần giá trị tâm linh, giúp tài chính, đất đai của gia đình được ổn định, tốt lành, ít bị hư hao hơn.
Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu, có nên cúng hay không rồi chứ? Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ biết cách thờ cúng vị thần này sao cho thành tâm và đúng nghi lễ nhất để được thần linh phù hộ cho công việc thêm suôn sẻ, thuận lợi nhé!
Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Ngày vía Thần Tài 2021 là ngày nào? Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
- Lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Bài cúng thần tài hàng ngày & mùng 10 hàng tháng
- Cách sắm đồ cúng ngày vía Thần Tài, lễ vật vía Thần Tài đầy đủ nhất
- Văn khấn lễ vía Thần Tài, bài cúng ngày vía Thần Tài 10 tháng Giêng 2021
- Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
- Ý nghĩa mèo thần tài vẫy tay là gì? Mèo thần tài may mắn hợp tuổi gì?