Trong các kỳ thi tuyển, xét tuyển tốt nghiệp hay thi Đại học, đa số các bạn học sinh cũng như người thân của các bạn đều rất quan tâm đến chính sách ưu tiên đối với các đối tượng được ưu tiên. Đối tượng ưu tiên là những đối tượng thuộc nhóm ưu tiên sẽ được cộng điểm khi xét tuyển vào các kỳ thi lớn như kỳ thi Đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể trong quy chế tuyển sinh. Theo đó sẽ bao gồm hai loại ưu tiên là Ưu tiên theo khu vực và Ưu tiên theo đối tượng chính sách. Những quy chế này đặt ra để nhằm đảm bảo được tính công bằng cho các đối tượng đặc biệt, nâng cao tính nhân văn trong nền giáo dục nước nhà. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem bạn có thuộc đối tượng được ưu tiên không và việc chứng minh bản thân thuộc đối tượng ưu tiên như thế nào ngay tại bài viết này:
1. Nhóm đối tượng ưu tiên theo khu vực
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT để quy định cụ thể Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó có đề cập đến chính sách ưu tiên đối với nhóm đối tượng ưu tiên theo khu vực gồm có đối tượng thuộc các khu vực sau đây:
– Khu vực 1 (KV1): Đây là nhóm khu vực tuyển sinh là các xã khu vực I, II, III và các xã thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng chính phủ. Trong đó:
+ Khu vực I (xã bước đầu phát triển): là các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% hoặc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
+ Khu vực II (Xã còn khó khăn): các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các xã còn lại sau khi đã xác định các xã khu vực III và xã khu vực II
+ Khu vực III (xã đặc biệt khó khăn): Xã khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có một trong hai tiêu chí sau: Có tủ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số). Tiêu chí hai là có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tủ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và phải có một trong các tiêu chí sau: Có trên 60% tỷ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã; Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trwor lên; Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm; Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê tông
– Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT): Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3. Ví dụ như tại Vĩnh Phúc KV2 – NT gồm các huyện: Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Sông Lô, Lập Thạch, Bình Xuyên. Hay ở Hưng Yên có các huyện Tiên Lữ, An Thi, Phù Cừ, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Kim Động, Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm. Thanh Hóa thì có các huyện như là Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu sơn, Thọ Xuân, Nông Công, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn (trừ một số xã đã thuộc KV1 của các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hà Trung)
– Khu vực 2 (KV2): là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1). Ví dụ như Thanh Hóa có Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn (trừ phường Bắc Sơn thuộc KV1 của Thị xã Bỉm Sơn)
– Khu vực 3 (KV3): Là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung Ương. Ví dụ như tại Thành phố Đà Nẵng có các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiêu, Cẩm Lệ. Hiện nay Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:
– Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định
– Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và thủ tướng chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
– Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nới thường trú trước khi nhập ngũ
– Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp
2. Chính sách ưu tiên cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo khu vực
Vào kỳ thi Đại học, mức điểm ưu tiên cho các nhóm đối tượng thuộc khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 2 nông thôn được quy định như sau:
– Mức điểm áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0.75 điểm
– Mức điểm áp dụng cho khu vực 2 nông thôn (KV2 – NT) là 0.5 điểm
– Khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên
Như vậy sẽ chỉ có các đối tượng thuộc khu vực 1 và khu vực 2, khu vực 2 nông thôn là được hưởng chính sách cộng điểm ưu tiên khi dự thi vào các kỳ thi tuyển đại học, cao học,…
Khi vực tuyển sinh của mỗi thí sinh sẽ được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng
3. Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên theo khu vực 1, khu vực 2 mới nhất
Để chứng minh bản thân thuộc đối tượng ưu tiên theo các khu vực 1 và khu vực 2, khu vực 2 nông thôn cần chuẩn bị các Giấy tờ sau đây là bản sao có công chứng hoặc bản gốc:
– Học bạ trung học phổ thông trong trường hợp đối tượng thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó
– Sổ hộ khẩu trong trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú có đối tượng được hưởng nêu ở trên.
– Quyết định cử đi học hoặc hộ khẩu trong trường hợp được hưởng ưu tiên theo hộ khẩu thường trú có đối tượng là quân nhaan; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi trong từng mốc thời gian như đã nêu ở trên.