Giá Tham Khảo: 50.000/kg
LƯU Ý: Giá trên web hiện là giá bán lẻ tham khảo. Khách hàng có nhu cầu mua sỉ/số lượng lớn xin vui lòng liên hệ số hotline: 0932596879 (Miss Liên)
Địa chỉ Mua Lá Mắc Mật
- Trụ sở chính: Tân Điền, Long Thượng, Cần Giuộc, Long An
- Cửa Hàng Chợ Bình Tây: Gia Vị Kim Nga Số 38 Cao Văn Lầu, Phường 1, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh
- Số Điện Thoại Đặt Hàng: 0932596879 ( Zalo)
MÔ TẢ VỀ CÂY MẮC MẬT:
– Cây mắc mật được trồng nhiều tại các tỉnh khu vực Đông Bắc của nước ta. Thân cây có chiều cao từ 3 mét đến 7 mét. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 dương lịch và đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9. Cây ít khi bị sâu bệnh, sẽ đậu quả vào năm thứ 5,6 nếu trồng bằng hạt, vào năm thứ 2-3 nếu trồng bằng cây ghép.
– Lá mắc mật mang hương vị rất riêng của núi rừng và được sử dụng cho các món như vịt quay, heo quay, thịt nước,…cho mùi vị rất đặc trưng và thơm ngon.
VÙNG TRỒNG/PHÂN BỔ CÂY MẮC MẬT:
Cây mắc mật được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Ở Trung Quốc cũng trồng và sử dụng hạt mắc mật vừa làm gia vị cho món ăn vừa làm dược liệu.
CÔNG DỤNG MẮC MẬT:
– Ngoài vị đặc trưng khi chế biến các món vịt quay, heo quay, thịt nước,…Lá mắc mật còn là một loại gia vị độc đáo, có thể khử mùi tanh khi chế biến với các món cá.
Ngoài lá mắc mật tươi dùng để chế biến các món quay thì Huchaco còn cung cấp quả mắc mật khô để chế biến cùng để tăng vị cho món thịt quay, các đầu bếp cũng kết hợp với các gia vị khác như Mắc Khén, Hạt Dổi, Quế, Thảo Quả… để có bản sắc riêng cho sản phẩm của mình. Huchaco cung cấp nguyên liệu cho các món quay nướng tây bắc với giá tốt nhất và chất lượng tốt nhất đến với khách hàng.
Với một số khách hàng ở xa thì Huchaco có cung cấp lá mắc mật khô được sấy khô hiện đại giữ nguyên vẹn mùi thơm để dễ vận chuyển lâu ngày và với khách hàng sử dụng với lượng dùng ít thì có thể lựa chọn lá mắc mật đã sấy khô.
CÁC MÓN ĂN SỬ DỤNG LÁ MẮC MẬT LÀM GIA VỊ:
Dưới đây là một số cách chế biến món ăn nổi tiếng dùng gia vị lá mắc mật.
Vịt Quay Lạng Sơn ( Vịt Quay Lá Mắc Mật)
Khi nói đến văn hoá ẩm thực vùng Lạng Sơn thì không thể không nhắc đến món Vịt Quay Lá Mắc Mật. Ngày nay món vịt quay này được phát triển và thương mại đến rất nhiều vùng miền trên cả nước và cả ra ngoại quốc.
Nguyên liệu:
Vịt 1 con
Tỏi 1 củ
Lá mắc mật tươi ( hoặc khô)
Hành tím 3 củ
Quả mắc mật ( tươi hoặc khô)
Mật ong
Gia vị ướp: Muối, Đường, Tiêu, Bột Ngọt, Nước Mắm…
Cách chế biến:
Vịt chúng ta làm sạch, sau đó dùng chanh trái, gừng và rượu chà sát lên trong ngoài da và bên trong để khử đi đặc trưng của thịt vịt, nếu chúng ta không khử đi mùi vịt thì khi chế biến làm giảm đi chất lượng của món vịt quay lá mắc mật.
Hành tỏi gừng chúng ta làm sạch bóc vỏ sau đó băm nhỏ, lá mắc mật tươi chúng ta vò sơ và cắt nhỏ để toả ra mùi thơm khi ướp.
Nếu các bạn dùng lá mắc mật khô thì ngâm lá mắc mật khô vào nước 1h-2h sau đó mang ra cắt nhỏ như lá tươi.
Hạt mắc mật dùng cối giả dập hoặc dùng cối xay điện xay nhuyễn đi.
Pha chế hỗn hợp gia vị gồm nước mắm, đường, tiêu, gừng tỏi ớt băm, hoà chung với lá mắc mật và quả mắc mật đã xay nhuyễn. Sau đó mang gia vị ướp trong ngoài. Phần lá mắc mật và xác hỗn hợp cho vào trong bụng của Vịt sau đó khâu lại.
Pha chế thêm một chén gồm mật ong, tiêu, nước mắm để phết lên ngoài da trong quá trình nướng.
Vịt được ướp gia vị và để trong tủ mát 2-3 h trước khi mang đi nướng trên bếp quay hoặc lò nướng. trong quá trình quay chúng ta dùng cọ phết thêm gia vị trộn với mật ong trong chén đã chuẩn bị.
Nước chấm: Mỗi vùng miền thường dùng các loại nước chấm khác nhau. Nhưng thường thì món vịt quay lá mắc mật dùng nước tương đã pha chế ăn kèm bánh mì cùng dưa leo rau sống.
Trên đây là cách chế biến món vịt quay lá mắc mật đơn giản và dễ thực hiện. Các tiệm vịt quay cũng dựa trên công thức cơ bản rồi biến tấu thành cái bản chất riêng cho từng cửa hàng. Nhưng cái mùi vị cơ bản là mùi thơm của lá mắc mật, thịt thơm ngon mềm trong giòn da ở ngoài. Cộng thêm nước chấm hợp khẩu vị và được dùng trong hoàn cảnh tương thích thì rất là hấp dẫn.
Cá nấu hạt mắc mật: hạt mắc mật có vị chua ngọt, đồng bào người Tày, Nùng, Thái thường sử dụng trái mắc mật trong các món kho. Việc dùng gia vị này làm các món thịt kho, cá kho ăn không bị ngấy, ngán. Đến mùa trái tươi đồng bào hái dùng, khi dùng không hết thì phơi khô để dành dùng dần.
Để chế biến món cá kho chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu: Cá suối, hạt mắc mật, lá mắc mật, gừng, ớt, tiêu, đường, nước mắm, tỏi.
Cá chúng ta làm sạch cắt từng khúc vừa, gừng cắt lát, lá mắt mật thái nhỏ.
Cho bếp lên thêm dầu vào tiếp theo chúng ta xào ớt, tỏi gừng vừa thơm tới, tiếp tục cho lá mắc mật và hạt vào sau đó cho cá vào chiên nhẹ 2 mặt. Sau đó đổ nước ngậm cá, thêm các loại gia vị như nước mắm, đường, hạt tiêu, thân hành vào và đun nhẹ lửa đến 2h.
Món cá kho hạt mắc mật có vị chua nhẹ, thơm mùi lá, cá mềm. Cá kho được ăn chung với cơm nóng hoặc xôi.
Thịt kho mắc mật cũng là một món ăn thường được nấu ở bếp lửa người đồng bào Tây Bắc, nó là một món lạ đối với người miền xuôi chúng ta. Hôm nay hướng dẫn cơ bản món thịt kho mắc mật, nếu bạn là người đam mê ẩm thực có thể thử trãi nghiệm một lần để chúng ta có thể biến được nhiêu món ăn của nhiều nên văn hoá dân tộc anh em chúng ta.
Đầu tiên, thịt được chặt miếng vừa phải, rửa sạch để ráo.
Để kho thị ngon thì trước khi kho cho lên chảo dầu chiên vàng các mặt cho chín thơm và săn lại.
Cho nước dừa hoặc nước lọc vào vừa sấp, thêm ớt, tỏi, hạt mắc mật, tiêu, lá hành cùng các gia vị đường tiêu, nước mắm, bột nêm vừa đủ đun nhỏ lửa đến khi sệt nước là được.
Nấu với mắc mật thị có vị chua ngọt, cay thơm mà không ngấy, món này ăn chung với cơm và rau luộc rất thích hợp.
Dược tính của lá mắc mật trong Đông Y.
Đối với nhiều người việc đã dùng một vài món ăn có dùng lá mắc mật là chuyện bình thường, nó dùng như một loại lá gia vị như lá lốt hay lá cà ri hay các loại rau thơm như kinh giới … Nhưng chắc ít người biết về dược tính và công dụng của chúng trong Đông Y.
Đa phần các loại gia vị đều là một biệt dược nhưng vì chúng ta dùng nhiều và quá phổ biến nên ít ai biết đến nó còn là một vị thuộc trong đông y: Tiêu, Muối, Đường, Kinh Giới, Gừng, Nghệ, cho đến các loại lá gia vị Nguyệt quế, Hành, rau răm, hẹ, húng thơm, húng dủi, ngò rí, thì là, cúc tần, lá chanh, lá ổi, lá đinh lăng, lá cóc, lá quế…
Các loại có hạt như: mác mật, chanh, bưởi, ớt, thảo quả, dứa xanh, chuối xanh, khế chua, quả me, quả dọc, quả sấu
Các loại củ như: sả, riềng, gừng, tỏi, hành tây, củ niễng, hành củ, nghệ, củ kiệu, bột đao, quế chi, đại hồi, dương tiểu hồi, sa nhân, đinh hương, bột dành dành, nấm hương, nấm đông cô, nước gỗ vang, nước dừa, nước cốt dừa, táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sa sâm, cam thảo các loại rau ngọt như rau sắng…
Các loại gia vị trên đây được dùng cả trong đông y lẫn đời sống văn hoá ẩm thực rất phổ biến.
Dưới đây là một số công dụng và cách dùng của lá mắc mật trong Y Học.
Cây mắc mật còn có một số tên như hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng, lá loại thực vật thân gỗ cao thuộc họ Cửu lý hương. Người đồng bào Tày và Người Nùng ở miền trung du miền núi bắc bộ nước ta gọi là Mắc Mật. Đó là tiếng gọi đồng bào và nó cũng được dùng như vậy khi nó tràn về miền xuôi. Với Đồng Bào thì tên mắc mật được gọi là ” Quả Ngọt”.
Cây mắc mật thường mọc phân bố trên những triền đồi vách núi vôi, nơi có độ cao và lượng mưa tương đối. Ngày xưa cây chỉ phân phố của vùng miền núi tây bắc, sau khi đất nước giải phóng, một số đồng bào Tây Bắc di dân về Tây Nguyên thuộc miền trung Việt Nam, họ mang theo cây giống như mắc mật, hạt dổi để trồng phục vụ văn hoá ẩm thực và cây thuốc cho đồng bào. Nên hiện nay mua lá mắc mật tươi được thu hái từ những vườn trồng tại tây nguyên chuyển về Hồ Chí Minh để phân phối dễ dàng và nhanh hơn ngày trước rất nhiều.
Cây Mắc Mật có thể cao từ 12m đến 15m, nó có hình dáng giống như cây nhãn dưới miền xuôi chúng ta, đầu mùa hè tháng 4-5 là mùa ra hoa của cây, trái đậu thành từ chùm như nhãn và chín vào tháng 7 – 8. Quả chín có màu vàng. Khi quả còn non người dân thường hái quả ngâm măng chua với ớt trở thành đặc sản Lạng Sơn với tên Măng Ớt Lạng Sơn.
Quả mắc mật có vị chua và ngọt, quả còn non nhỏ thường hái để ngâm măng ớt, quả lớn chín dùng đề kho cá thịt, hoặc hái phơi khô dùng dần.
Lá mắc mật có tinh dầu thơm, theo đông y dùng lá mắc mật hỗ trợ tiêu hoá, lợi mật, mát gan. Đồng bào người Tày dùng lá mắc mật để tiêu hoá được tốt hơn. Trong ẩm thực bà con dùng lá và quả mắc mật nấu ăn để thức ăn được mềm, dễ tiêu hoá.
Ngoài ra lá cũng được kết hợp với sả, gừng và một số loại lá thảo dược khác để xong cảm, spa.
Lá cũng được chị em người đồng bào dùng để nấu nước tắm gội trị gàu, ngứa.
Trên đây là một số công dụng và cách dùng của cây mắc mật. Trong thời gian tới cần nhiều công trình nguyên cứu về ẩm thực gia vị cũng như dược liệu hơn nữa để phát triển thêm các mặt kinh tế và lợi ích loại cây trồng này mang lại.
XEM THÊM:
Lá mắc mật khô
Hạt mắc mật