Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Ngoài ra, người lao động cũng cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Sau khi đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm
Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28 năm 2015 của Chính Phủ quy định:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp (không phụ thuộc vào nơi đang ở hay nơi đang làm việc).
Bước 2. Giải quyết hồ sơ
Cũng theo Nghị định 28, cụ thể khoản 1 Điều 18, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Trong trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 2 Điều 18, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.
Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 4. Hàng tháng thông báo tìm kiếm việc làm
Khoản 1 Điều 19 Nghị định này còn quy định, hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Với những thông tin nêu trên có thể thấy, để được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất, người lao động nên chuẩn bị đủ hồ sơ và làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như hướng dẫn ở trên.
Nộp hồ sơ hưởng BHTN ở đâu tại Hà Nội
Để nhận được trợ cấp BHTN người lao động cần phải nộp hồ sơ hưởng trực tiếp tại các địa điểm tại Trung tâm dịch vụ việc làm do nhà nước thành lập.
Theo thông báo từ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có 07 điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp phân theo từng khu vực tại Hà Nội. Người lao động ở khu vực nào có thể đến tại khu vực đó để thực hiện đăng ký nộp hồ sơ hưởng BHTN. Danh sách 7 địa điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm tại Hà Nội gồm:
STT
Điểm nộp hồ sơ hưởng BHTN
Điện thoại
Địa chỉ
1
Điểm Yên Hòa – Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
0243.7822.806 (máy lẻ 101, 411, 305, 306)
Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2
Điểm Hà Đông – Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
0243.3829.082
Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.
3
Điểm Bách Khoa – Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
0243.8691.401 (máy lẻ 14, 27, 29)
Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4
Điểm Long Biên – Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung
0243.6740.595
Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.
5
Điểm Sóc Sơn – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn
0242.2468.928
Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.
6
Điểm Đông Anh – Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
024 3.9555.248
Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
7
Điểm Sơn Tây – UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây
0243.2979.223
Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Bảng danh sách 7 địa điểm đăng ký nộp hồ sơ hưởng BHTN tại Hà Nội
Người lao động bị mất việc, đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật BHXH mang hồ sơ đến 1 trong 07 địa điểm trên để làm thủ tục hưởng BHTN.
Những chia sẻ về Hồ sơ và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định đến từ Bảo hiểm xã hội điện tử iBH hy vọng sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn khi muốn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ qua số: 1900. 0099. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!