Chiếc nón lá là biểu tượng mộc mạc của văn hóa Việt, làng nón Chuông mang những nét đẹp hoài cổ của một ngôi làng Việt xưa gắn với nghề làm nón lá nổi tiếng lâu đời. Vốn nằm không xa Hà Nội, làng nón Chuông thích hợp là một chuyến đi du lịch Hà Nội ý nghĩa, tìm lại những giá trị truyền thống của dân tộc.
1. Giới thiệu về làng nón Chuông
1.1 Làng Chuông làm nón ở đâu?
Làng nón Chuông tọa lạc tại xã Quốc Trung huyện Thanh Oai cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Làng Chuông thường được biết với tên gọi khác là làng nón lá Thanh Oai với diện tích trên 481 ha gồm 8 thôn dân cư là Tây Sơn, Liên Tân, Quang Trung, Mã Kiều, Chung Chính, Tân Tiến, Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Làng Chuông có hai hướng đi đến là quốc lộ 21B phía Đông ranh giới làng và đường đê sông Đáy phía Tây ranh giới làng.
1.2 Lịch sử làng nghề nón Chuông
Là một làng nghề ở hà nội lâu đời, không ai biết chính xác làng Chuông làm nón cụ thể từ năm nào. Tuy Nhiên theo lời những cụ bô lão trong làng, từ thế kỉ thứ 8 thì làng đã bắt đầu sản xuất nón. Thuở đó, làng Chuông có tên gọi là Trang Thì Trung, chuyên làm các loại nón cho hầu hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Trong thời kỳ phát triển, làng Chuông Hà Nội là nơi cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá giá ghép sống. Trong đó, quai thao sử dụng để người già đội đi chùa chiền. Còn nón lá già ghép sống phục vụ những người phụ nữ làm công việc đồng áng.
Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng. Nghề đan nón đã truyền qua nhiều thế hệ và là một trong những chiếc nôi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất Hà Thành. Hiện tại, có hơn 4000 hộ dân ở làng Chuông đan nón lá đem đến những sản phẩm giá rẻ, mẫu mã phong phú cho khách hàng trong nước và quốc tế.
2. Nón làng chuông có gì đặc biệt?
Về với làng Chuông, bạn được trực tiếp chiêm ngưỡng quy trình sản xuất chiếc nón lá đó là một nghề truyền thống chứ không có tính chất kinh doanh nên người dân không ai giấu nghiệp. Nguyên liệu chính để làm cái nón lá là lá cọ tươi nhập từ một số tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, còn chỉ và khung nón đan bằng nan tre có ở địa phương.
Lá cọ tươi khá nặng và có hàm lượng cao cho nên người thợ cần phơi khoảng 3 nắng to làm nước bay hơi thì mới bắt tay vào sản xuất. Bước kế tiếp là xử lý lá mà dân gian gọi là quay lá cho lá khô và mềm hơn nữa. Sau nữa, phải hong khô lá và đem đi sấy lần cuối cùng mới kết thúc việc xử lý lá. Lúc này lá cọ non sẽ chuyển đổi từ màu xanh thành màu vàng.
Để tạo ra nón đẹp trước hết cần có khung vững chắc. Khung chủ yếu được đan bởi nan nứa và vật liệu này có nhiều dọc hai bờ đê sông Đáy. Người thợ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước nhất định. Các bước tiếp theo là khâu lá vào khung và đan nhôi nón. Cái tài của người thợ làng Chuông là các mối kết nối dây đan đều giấu kín bằng từng đường chỉ tinh tế.
Sợi dây đan theo các đường kim với 16 lớp vòng thì chiếc nón mới thành hình. Khi chiếc nón đã đan xong, người ta hơ với hơi diêm để làm màu nón trở nên trắng và giữ nón không ẩm mốc. Hoặc cũng có thể quét dầu bên ngoài để nón sáng, bóng và đều màu.Trong khi làm nón, các cô gái làng Chuông trang trí thêm bằng việc dán vào thân nón những họa tiết hoa bằng giấy đủ màu. Tinh tế hơn là dùng chỉ màu may chéo ở hai điểm đối diện trong lòng nón để sau đó có thể gắn quai nón bằng những dải lụa mềm, nhiều màu sắc, làm tôn lên nét duyên dáng của mỗi cô gái dưới vành nón.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm tham quan “xứ mây” của Hà Nội – Làng mây tre đan Phú Vinh
3. Du lịch làng nón Chuông Thanh Oai có gì hay?
Làng nón Chuông Thanh Oai Hà Tây có lịch sử trên 1000 năm với bao biến cố thăng trầm nên có một quỹ di sản đa dạng với các hình thức gồm đền, chùa, phủ, miếu, nhà thờ dòng họ, nhà thờ giáo xứ, giếng cổ và những gia đình theo ngành nghề thủ công truyền thống. Đến nơi đây, ngoài khám phá nghề làm nón làng chuông xưa, du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động khác.
3.1 Tham gia các lễ hội của làng nghề nón Chuông
Theo các ban khánh tiết và người cao niên trong làng, lễ hội hàng năm lớn nhất của làng Chuông nón lá là lễ hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đợt lễ hội này sẽ được tổ chức kéo dài ba ngày từ mồng 9 đến 11 tháng 3. Theo truyền thống của người dân thì mỗi 5 năm một lần sẽ có lễ rước lớn từ đầu thôn đến cuối xóm.
Ngoài ra, điểm độc đáo tại làng Chuông còn là Hội chợ. Hội chợ làng Chuông thường họp vào khoảng ngày mùng 10 tháng Giêng âm mỗi năm và cũng là hội chợ lớn nhất của tỉnh Hà Đông cũ. Từ đó đến hết ngày 10 tháng Ba âm là hội làng cũng là dịp có hội chợ lớn.
Theo dòng chảy lịch sử, ngày xưa chợ không đơn thuần là nơi mua bán hàng hoá mà là địa điểm hội tụ và diễn ra nhiều hoạt động văn hoá dân gian trong vùng. Nói về hội ở chợ Chuông, người xưa có câu ca dao:
“Mồng mười đi chợ Chuông chơi,
Xem đánh cờ người xem thổi cơm thi.”
Câu ca dao trên đã thể hiện chợ Chuông mồng mười là nơi để du khách có thể đi đi chơi, để xem trò chơi dân gian độc đáo là đánh cờ nghệ thuật và thổi cơm thi.
3.2 Chợ Chuông – Điểm đến không thể bỏ qua khi tới làng nón Chuông
Chợ làng Chuông ngày nào cũng mở, riêng chợ nón một tháng có sáu phiên, vào các dịp mùng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch. Chợ chủ yếu bán nón cùng một số nguyên vật liệu đan nón. Chợ làng Chuông mở từ khá sớm, 6 giờ sáng đã có đông người trong làng ra mua. Không khí quanh chợ, nhà nhà nô nức đem theo các mặt hàng của gia đình về đây bày bán. Chợ họp sớm, đông đúc và nhộn nhịp nhưng mau chóng giải tán sau khoảng 3 tiếng đồng hồ. Người tới chợ thường đi từ khá sớm, ai thích đến thăm cũng phải tranh thủ đến thật sáng tinh mơ để được tận hưởng cái bầu không khí nhộn nhịp của chợ nón. Khách về với làng Chuông, có mặt tại những buổi chợ nón sẽ thấy rất thích thú trước nét văn hoá độc đáo này. Không rõ có từ lúc nào nhưng từ nhiều đời qua, người dân làng Chuông đã giữ nếp sinh hoạt phiên chợ này. Đây là một bản sắc giá trị riêng của làng Chuông.
3.3 Tham quan Đình làng Chuông
Ngôi đình làng Chuông được xây dựng từ lâu đời vào năm Giáp Ngọ 1894, dưới thời vua Thành Thái thứ 6. Đình làng Chuông toạ lạc ở vị trí đẹp khá gần đường quốc lộ, có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” đặc trưng triều Nguyễn, bao gồm toà Trung cung, Hậu cung và Đại Bái.
Qua cổng Nghi môn kiểu Tứ trụ và khoảng sân rộng tại đình làng Chuông, du khách sẽ choáng ngợp trước lối kiến trúc của tòa Đại bái. Hệ thống cột đỡ tại toà Đại bái đình làng Chuông đều làm từ loại cây lim già có lõi rắn chắc, đan xen là những mảng cốn chạm trổ tinh tế hình rồng cùng tứ quý (long ly quy phụng – tùng cúc trúc mai) . Trên bức cốn phía trước sân đình có 3 con hổ, thể hiện yếu tố mỹ thuật truyền thống dân gian đầy khoáng đạt. Trung điện và Hậu điện đình làng Chuông có cấu trúc gần giống nha xây dựng kiểu chồng diêm hai tầng mái. Ngôi đình làng Chuông còn gìn giữ và trưng bày nhiều hoành phi, cuốn thư và câu đối cổ xưa,…
3.4 Dạo quanh chùa làng nón Chuông
Làng nón Chuông khoác trên mình một nét cổ kính nhuộm màu thời gian mang đặc trưng của những ngôi làng cổ ở Hà Nội . Từ các con hẻm nhỏ nhắn đến từng căn nhà với mái ngói cũ đã tạo ra một nét hoài cổ và yên bình nơi làng quê Bắc bộ. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi đây là địa chỉ có rất nhiều góc sống ảo. Bất cứ góc nào, chỉ cần giơ máy lên là bạn đã có thể chụp một bộ ảnh sống ảo đẹp lung linh rồi.
Không chỉ thu hút bởi nét đẹp cổ xưa, làng nón Chuông còn mang một vẻ đẹp văn hóa của làng nghề nón lá. Là làng nghề truyền thống Việt Nam, nên khi đi dạo xung quanh Làng nón Chuông, các bạn sẽ bắt gặp người người nhà nhà làm nón lá với nhiều loại dáng nón xinh xắn truyền thống của người Việt. Đây thực sự là một trải nghiệm quý báu của bất kỳ người con Việt Nam.
4. Kinh nghiệm du lịch làng nghề nón Chuông
4.1 Cách di chuyển đến làng nón Chuông
Bạn có thể dễ dàng lái xe vào Làng Chuông với xe gắn máy hay ô tô. Từ Hà Nội du khách đi theo đường quốc lộ 6 theo hướng đi Hoà Bình. Sau khi đi theo hướng Chùa Hương cách thị trấn Kim Bài vào khoảng 2km rồi rẽ phải vào tại ngã ba là đã tới Làng nón Chuông ngay bên bờ sông Đáy.
>>> Xem thêm: Làng hương Quảng Phú Cầu: Điểm check-in độc đáo ở ngoại ô Hà Nội
4.2 Ăn gì khi tham quan làng nón Chuông Thanh Oai?
Làng nón Chuông có món bánh cuốn rất nổi tiếng khắp vùng. Hiện nay món bánh cuốn làng Chuông rất nhiều người trong làng cũng như du khách ưa thích. Ngoài ra tại chợ Chuông còn có món bánh đúc lạc cũng được bán nhiều trong mỗi buổi chợ, cũng là một món ngon bình dị gắn với đời sống của người dân.
Thăm thú dạo quanh Hà Nội – Thủ đô văn hiến với bề dày lịch sử ngàn năm, nơi đây không chỉ hấp dẫn với những địa điểm du lịch văn hóa mà còn thu hút du khách bởi những điểm vui chơi giải trí thú vị, nổi bật là VinKE & Vinpearl Aquarium. VinKE được biết đến không chỉ là khu vui chơi giải trí trong nhà với diện tích rộng lớn và còn là không gian “chơi mà học” bổ ích giáo dục hướng nghiệp cho trẻ, trở thành điểm đến lý thú và lành mạnh cho các bạn nhỏ. Hấp dẫn hơn thế nữa là thủy cung Times City Vinpearl Aquarium với hàng trăm loài cá và hoạt động thú vị như gặp gỡ “Nàng tiên cá” huyền ảo tựa trong câu chuyện cổ tích, là điểm đến lý tưởng giúp các gia đình và hội bạn thân có thêm nhiều khoảnh khắc và kỷ niệm ngọt ngào.
>>> Còn chần chờ gì mà không đặt vé thăm quan Thủy cung để trải nghiệm sự huyền ảo hiếm có của đại dương ngay giữa lòng Hà Nội!
>>> Đừng quên booking vé vào cửa VinKE tại đây để cập nhật những hoạt động cũng như ưu đãi hấp dẫn nhất!
Là làng nón lá lâu đời nằm lặng lẽ cạnh bên con sông Đáy, làng nón Chuông mang vẻ đẹp mộc mạc và truyền thống của làng quê Bắc Bộ, hòa cùng vẻ đẹp độc đáo mà nghề sản xuất nón lá mang lại. Nếu là lữ khách phương xa, du khách nhớ đến làng Chuông khi có dịp du lịch Hà Nội để khám phá và tìm về những vẻ đẹp xưa giản dị .mà chân phương của dân tộc cũng như lịch sử làng nón Chuông và sự hình thành phát triển của ngôi làng này.
>>> Đừng quên booking vé vui chơi VinKE & Vinpearl Aquarium tại đây để không bỏ lỡ những hoạt động thú vị cho hành trình khám quá Hà Nội của bạn!